Ánh sáng mặt trời có lợi ích gì đối với phụ nữ có thai?
Hoạt động phơi nắng rất tốt nếu bạn cần bổ sung Vitamin D cho cơ thể. Do đó, phơi nắng càng trở nên cần thiết hơn đối với bà bầu vì nó giúp hỗ trợ tạo xương cho bé. Hơn nữa, ánh nắng mặt trời còn giúp cũng cố khả năng miễn dịch của mẹ.
Những rủi ro khi bà bầu phơi nắng quá lâu
Trên thực tế, khi mang thai nồng độ nội tiết tố của mẹ tăng vọt. Điều này làm cho làn da của mẹ bầu nhạy cảm hơn bao giờ hết. Do đó, việc tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời hoàn toàn không tốt cho da của mẹ. Vậy, những rủi ro tiềm ẩn của việc phơi nắng khi mang thai là gì?
Ung thư da
Đây là mối quan tâm lớn đối với phụ nữ mang thai. Một nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ mang thai tiếp xúc với tia UV trong thời gian dài có nguy cơ bị ung thư da cao hơn. Điều này được giải thích là do phụ nữ mang thai có làn da nhạy cảm, do đó rất dễ bị cháy nắng.
Nám da
Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố dẫn đến việc sản xuất quá nhiều melanin. Melanin khiến da mẹ xuất hiện các vết nám và nám thường nặng hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Mất nước
Khi mẹ phải ở quá lâu dưới ánh mặt trời mà quên cung cấp một lượng nước đầy đủ cho cơ thể, điều này có thể dẫn đến mất nước. Mất nước ở bà bầu có thể làm tăng nhịp tim và làm giảm lượng oxy cho thai nhi.
Sự cố liên quan đến axit folic (vitamin B9)
Một số nghiên cứu thực tế đã chỉ ra rằng, tiếp xúc quá nhiều ánh nắng mặt trời ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến việc giảm mức folate. Khi điều đó xảy ra, nó có thể dẫn đến sảy thai hoặc dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.
Axit folic là dưỡng chất cần thiết, đặc biệt trong ba tháng đầu của thai kỳ. Do đó, mẹ không nên tiếp xúc với nắng quá lâu trong giai đoạn quan trọng này.
Sử dụng kem chống nắng cho bà bầu
Kem chống nắng được xem là cách chống nắng cho bà bầu hiệu quả nhất. Nó hoạt động như một lá chắn hoàn hảo để bảo vệ da mẹ khỏi các vết cháy nắng và các tổn thương da khác.
Nhưng rất nhiều chị em thắc mắc liệu bà bầu có dùng kem chống nắng được không? Câu trả lời là có, kem chống nắng có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên cần lưu ý gì khi áp dụng cách chống nắng cho bà bầu này?
Đầu tiên, kem chống nắng được phân thành hai loại, kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học.
Kem chống nắng vật lý rất an toàn khi sử dụng vì chúng là hỗn hợp của titan dioxide và kẽm oxit, hỗ trợ việc phản xạ lại các tia UV có hại. Kẽm oxit và titan dioxide chỉ nằm trên bề mặt da mà không thấm sâu vào bên trong.
Mặt khác, kem chống nắng hóa học hoàn toàn không được khuyến nghị sử dụng cho phụ nữ mang thai. Điều này được giải thích là do kem chống nắng hóa học chứa các thành phần hấp thụ các tia UV nhiều hơn là phản xạ chúng.
Và một trong những thành phần đó là Oxybenzone được tìm thấy trong kem chống nắng hóa học. Hóa chất này sử dụng để giúp các hóa chất khác hấp thụ qua da. Oxybenzone đã được nghiên cứu về khả năng thâm nhập qua da và gây dị ứng, rối loạn nội tiết tố, sinh con nhẹ cân, đặc biệt là ở các bé gái mới sinh.
Nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên. Ngoài ra, mẹ bầu nên bôi lại sau mỗi 2 giờ để da được bảo vệ tối đa.
Cách chống nắng cho bà bầu an toàn, hiệu quả
Mặc quần áo và phụ kiện che chắn kĩ khi tiếp xúc với nắng
Mẹ bầu nên chọn quần áo và phụ kiện màu sắc tươi sáng, rất có lợi trong việc chống nắng.
Các màu như trắng, vàng, xanh da trời thường được khuyên chọn vì nó phản chiếu lại ánh nắng mặt trời. Mẹ bầu nên mang theo bên mình một chiếc ô, một cặp kính râm và mũ có vành che, áo khoác mỗi khi ra đường.
Để bảo vệ tốt nhất làn da của mẹ, đừng chỉ dựa vào kem chống nắng, hãy che càng nhiều càng tốt khi mẹ ở ngoài nắng và ngay cả khi mẹ ngồi trong bóng râm.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp mẹ chống lại tình trạng mất nước do ánh nắng mặt trời.
Ngoài nước lọc, mẹ cũng có thể sử dụng nước trái cây và nước bổ sung điện giải… Bất cứ khi nào mẹ phải ra ngoài nắng, luôn nhớ phải mang theo chai nước.
Hạn chế việc phơi nắng quá lâu
Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong hơn 20 phút nếu mẹ bầu không có kem chống nắng. Tránh ra ngoài vào thời điểm nóng nhất trong ngày, thường là ngay trước buổi trưa và một vài giờ sau đó. Cụ thể hơn: Tránh ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
Lựa chọn bổ sung vitamin D thay cho việc phơi nắng
Tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung vitamin D nếu mẹ bầu không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoàn toàn.
Bôi kem chống nắng kể cả những ngày nhiều mây
Bức xạ tia cực tím có hại phát ra từ mặt trời vẫn chiếu vào da của mẹ vào những ngày không có nắng. Vì các tia này đã phân tán vào những đám mây, bụi hoặc thậm chí là sương mù.
Việc chống nắng khi mang thai là vô cùng quan trọng và cần thiết. Các mẹ nên áp dụng những cách chống nắng cho bà bầu an toàn để có một thai kỳ thật khỏe mạnh.
Nguồn: https://parenting.firstcry.com/articles/sun-exposure-during-pregnancy-is-it-safe/