Phụ Nữ Sức Khỏe

Các cách chữa gai cột sống hiệu quả nhất

Gai cột sống là căn bệnh thường gặp, nhất là với người hay mang vác nặng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các cách chữa gai cột sống an toàn và hiệu quả.

Với sự phát triển của nhịp sống hiện đại, nhiều người đã quên đi sức khỏe của mình khi làm việc với cường độ cao trong thời gian dài, dẫn đến nhiều bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về xương khớp, như gai cột sống. Căn bệnh này thường khó phát hiện ở thời gian đầu. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời cũng như có cách chữa gai cột sống hiệu quả thì sẽ bệnh sẽ dễ tái phát thậm chí trở nặng. 

Bệnh gai cột sống là bệnh gì?

Ảnh minh họa: Internet

Bệnh gai cột sống hay thoái hóa cột sống là quá trình hình thành các phần xương (gai xương) mọc ra phía ngoài và hai bên của cột sống. Đây chính là sự phát triển thêm ra của xương trên đĩa sụn, đốt sống, dây chằng quanh khớp do viêm khớp cột sống, chấn thương hoặc sự lắng đọng Calci ở các dây chằng, gân tại đốt sống. Bệnh gai cột sống có thể xảy ra ở nhiều vị trí trên xương sống cơ thể, nhất là gai cột sống thắt lưng và gai cột sống cổ.

Người bị gai cột sống nếu không được phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời, sẽ gây khó chịu, khiến người bệnh bị đau ở vùng thắt lưng, đau cổ hoặc đau vai do gai chèn ép vào dây thần kinh. Hơn nữa, cơn đau còn có thể lan xuống cánh tay, làm người bệnh hạn chế cử động, ảnh hưởng đến chất lượng sống của họ. 

Triệu chứng gai cột sống

Các triệu chứng bệnh thường không rõ ràng khiến người bệnh khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường. Nhiều người bệnh chỉ biết được bệnh của mình khi khám bác sĩ. Đau vai, tê bì chân tay, đau buốt thắt lưng, tê bì chân tay là các triệu chứng chính của căn bệnh này. Cụ thể:

  • Đau buốt ở cổ hay thắt lưng: Bắt đầu là hiện tượng xơ, cứng và mỏi cột sống lưng hay cổ. Nhưng dần về sau sẽ là những cơn đau nhiều có thể dẫn đến đau buốt. Người bệnh thường sẽ đau dữ dội hơn khi vận động và cơn đau giảm đi khi người bệnh nghỉ ngơi.
  • Tê bì, mất cảm giác các chi: Khi mắc chứng bệnh này, cơ bắp của người bệnh cũng dần yếu đi do các dây thần kinh (nhất là ở tay và chân) bị các gai xương chèn ép. 
  • Cơn đau lan ra các chi: Trường hợp người bị đau đốt sống cổ nặng thì cơn đau buốt nhiều khi lan tới vai và đau lan xuống hai tay. Người bị đau cột sống nặng thì cơn đau có thể lan xuống chân.
  • Rối loạn, chèn ép dây thần kinh: Khi gặp tình trạng này, bệnh nhân thường có các biểu hiện như tăng tiết mồ hôi, tụt huyết áp, khó thở,…
  • Mất kiểm soát đường tiểu tiện hay đại tiện: Tình trạng này thường diễn ra khi bệnh trở nặng, do đường ống dẫn tủy đã bị thu hẹp khiến người bệnh không thể kiểm soát được việc đi tiểu tiện, đại tiện, tiểu tiện.

Nguyên nhân gai cột sống

Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân gây ra bệnh gai cột sống cũng là do sự thích ứng của xương sống trước những tổn thương hay sự thoái hóa của khớp xương. Cụ thể, khi các khớp xương của người bệnh bị tổn thương thì cột sống của họ không còn vững chắc. Khi đó cơ thể sẽ thích ứng bằng cách mọc ra những nhánh xương hoặc gai xương để bao quanh để bảo vệ khớp xương sống đó. Chính sự mọc thêm những nhánh xương này đã tạo nên gai cột sống. 

  • Một trong các nguyên nhân gây ra gai cột sống là do sự lão hóa của cơ thể hoặc sự thoái hóa của cột sống theo thời gian;
  • Bốc vác nặng, vận động sai tư thế thế khi sinh hoạt về lâu dần cũng gây ra các tổn thương cho cuộc sống dần dần dẫn đến gai cột sống;
  • Các chấn thương cột sống do tai nạn giao thông cũng có khả năng gây ra những tổn thương ở sụn khớp;
  • Bệnh viêm cột sống mạn tính: Quá trình viêm gây ra sự bất thường ở phần sụn cột sống, đã tạo ra những tổn thương làm cho người bệnh khó khăn khi vận động. Cơ thể người bệnh khi đó sẽ tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng này, tuy nhiên chính sự tự điều chỉnh sẽ hình thành gai xương.
  • Do sự lắng đọng Calci, thường gặp ở người lớn tuổi;
  • Những người thường vận động, mang vác nặng trong thời gian dài, người thừa cân, hay sử dụng thuốc lá rượu bia và các chất kích thích,… cũng dễ mắc bệnh gai cột sống hơn người bình thường. 

Cách điều trị gai cột sống

Có nhiều cách chữa gai cột sống, có thể kể đến như:

Thuốc Tây y

Đây là cách điều trị khoa học và an toàn, người bệnh hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và được tư vấn loại thuốc tây y phù hợp cũng như có cách điều trị đúng, tránh tự ý mua các thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của người có chuyên môn.

Các bài thuốc dân gian

Sử dụng các bài thuốc dân gian trong việc điều trị gai cột sống cũng là một lựa chọn chọn phù hợp. Thông qua các bài thuốc nam lành tính mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến của các thầy thuốc nam hoặc những người có chuyên môn để được hướng dẫn đúng bài thuốc.

Ảnh minh họa: Internet

Nghỉ ngơi hợp lý

Việc lao động quá sức như bốc vác hay mang vác nặng trong thời gian dài không chỉ là nguyên nhân khiến các sụn bị tổn thương mà còn là nguyên nhân làm cho bệnh ngày một trở nặng. Chính vì vậy, người bệnh cần phải có sự sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý và giảm cường độ lao động để tránh làm bệnh trở nặng thêm.

Phục hồi chức năng

Điều trị gai cột sống bằng việc tập luyện là phương pháp tác động an toàn và giúp giảm đau hiệu quả, hỗ trợ giảm bớt sự chèn ép lên các dây thần kinh. Người bệnh hãy đến các cơ sở y tế để được hướng dẫn tập luyện.

Phẫu thuật

Phẫu thuật sẽ được chỉ định khi có sự chèn ép vào tủy, khiến ống tủy bị hẹp hoặc khi dây thần kinh bị chèn ép, gây đau buốt, tê mỏi, rối loạn đại, tiểu tiện. Đây là phương pháp điều trị cuối cùng sau khi người bệnh đã thực hiện các phương pháp kể trên mà không có hiệu quả. Để được tư vấn kỹ hơn về phương pháp này, người bệnh hãy chủ động liên lạc với các bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh gai cột sống thường gây khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thậm chí gây ra các biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, việc hiểu nguyên nhân, dấu hiệu cũng như biết cách chữa gai cột sống là những điều cần thiết để phòng ngừa và chữa trị căn bệnh này.

Mỹ Lan (TH)

Tin liên quan

Thói quen ăn trái cây ngay sau bữa ăn có thực sự tốt cho sức khỏe? Chuyên gia cho biết...

Ngoài thói quen ăn uống không lành mạnh, cách thức ăn uống sai cách cũng là nguyên nhân gây ra rối...

Mẹo để duy trì hoạt động giảm tình trạng đau khớp

Hiểu rõ nguyên nhân bị đau khớp bạn sẽ áp dụng các mẹo phù hợp thực tế để duy trì...

Vì sao khớp chân dễ đau do bệnh gút hơn khớp tay?

Với những người bị gút, các khớp chân dễ đau do bệnh gút hơn so với các khớp tay....

Lý giải nguyên nhân bệnh lý tiêu hóa ngày càng tăng

Thay đổi thói quen ăn uống và đô thị hóa khiến gánh nặng bệnh tật tăng, trong đó có bệnh...

9 lưu ý tránh gây "hiểm họa" cho cô bé trong kỳ kinh nguyệt

Việc chăm sóc vùng kín không đúng cách trong kỳ kinh nguyệt dễ dẫn đến những bệnh viêm nhiễm phụ...

5 lợi ích "vàng" của việc xông hơi sau khi tập luyện thể thao

Phương pháp xông hơi mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho cơ thể như sự thư giãn và giải...

5 lý do người lớn nên tiêm vắc-xin

Vắc-xin không chỉ quan trọng đối với trẻ em mà còn đối với người lớn để bảo vệ sức khỏe,...

Tin mới nhất

Công dụng từ dầu xả hết hạn, nhiều mẹ sẽ tiếc hùi hụi vì bấy lâu toàn mang đi vứt

9 giờ trước

Ái nữ nhà Quyền Linh - Hạt Dẻ chỉ niềng răng mà gương mặt đổi nét 'ngày càng khác lạ'

9 giờ trước

Sao Việt thiệt hại vì siêu bão Yagi: Chồng cũ Thanh Lam oằn mình giữ cửa kính, Mạc Văn Khoa...

9 giờ trước

Triệu Lộ Tư bị nghi phẫu thuật thẩm mỹ, gương mặt 'cứng đơ', thiếu sức sống

9 giờ trước

Thực phẩm gây mụn số một

9 giờ trước

Tin tức 'dưa' Cbiz ngày 7/9/2024: Danh tiếng của Châu Tấn gần đây rất tệ,  Lưu Diệc Phi không thích...

1 ngày 9 giờ trước

TP.HCM tập trung tiêm vaccine sởi cho nhóm nguy cơ 1-10 tuổi

1 ngày 10 giờ trước

2 "cây đại thụ" của VTV khoe ảnh ngày ấy - bây giờ: Lại Văn Sâm thay đổi 180 độ,...

1 ngày 17 giờ trước

Những sao nữ gia nhập 'hội phú bà' của show Chị Đẹp mùa 2: Minh Hằng nắm trong tay cơ...

1 ngày 17 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình