Phụ Nữ Sức Khỏe

Ca mắc sốt xuất huyết ở Bình Dương tăng gấp 2 lần so với năm 2021

Sáng 10/8/2022, ông Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế Bình Dương cho biết, tỉnh này đã ghi nhận 9.437 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 58,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Từ đầu năm đến nay, số ca tử vong do sốt xuất huyết ở Bình Dương có 13 ca (tăng 12 ca so với cùng kỳ năm 2021).

Trong đó, có 8 ca tử vong là trẻ em dưới 15 tuổi (chiếm 61,5%). Địa phương có số mắc, tử vong cao là Thị xã Tân Uyên, TP. Dĩ An (1.578/5), Thị xã Bến Cát...

Người dân thau đổ vật dụng chứa nước diệt lăng quăng, bọ gậy phòng, chống sốt xuất huyết. Ảnh: Kim Hà

Giải thích về số ca mắc sốt xuất huyết và số ca tử vong năm 2022 tăng mạnh, ông Nguyễn Hồng Chương cho rằng, ngoài nguyên nhân khách quan do tỉnh Bình Dương nói riêng và các tỉnh Đông Nam Bộ nói chung đang trong giai đoạn mùa mưa nên véc tơ gây bệnh (muỗi Aedes Agypti) phát triển mạnh.

Năm nay typ virus Den 2 lưu hành chủ yếu tại khu vực miền Nam, đây là typ thường gây bệnh cảnh nặng (theo đánh giá của Viện Pasteur TP. HCM).

Nguyên nhân chủ quan, ý thức người dân còn chủ quan, lơ là, nhất là sau dịch COVID-19. Việc khai báo ca bệnh tại các cơ sở y tế chưa được duy trì, thực hiện đầy đủ gây nên việc giám sát ca bệnh chưa kịp thời và xử lý ổ dịch chưa đúng thời gian.

Các hoạt động can thiệp chưa được quyết liệt như tổng vệ sinh môi trường, xử lý ổ dịch, …

Thời gian tới, theo ông Chương, y tế tỉnh Bình Dương tăng cường theo dõi người bệnh sốt xuất huyết đang nằm điều trị nội trú đặc biệt là trong các ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần nhằm phát hiện, điều trị kịp thời hoặc chuyển tuyến các ca bệnh sốt xuất huyết có diễn biến nặng.

 
Củng cố và duy trì hoạt động của "nhóm điều trị bệnh sốt xuất huyết" và "đường dây điện thoại nóng phòng, chống dịch sốt xuất huyết" tại các đơn vị khám, chữa bệnh để thường xuyên tư vấn, trao đổi thông tin về chuyên môn, yêu cầu hỗ trợ khi cần thiết.


Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt tình hình dịch bệnh nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc mới, tập trung vào những nơi có ổ dịch cũ, có nguy cơ bùng phát dịch.

Tổ chức tốt việc thu dung, điều trị bệnh nhân. Chỉ đạo các phòng khám tư nhân, các tuyến điều trị tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, theo dõi chuyển tuyến kịp thời, an toàn.

Theo PV/Sức Khỏe và Đời Sống

Tin liên quan

Phát hiện nguy cơ ung thư vú từ sữa mẹ

Các nhà khoa học đã phát hiện ra những dấu hiệu cảnh báo sớm nhất của bệnh ung thư vú...

Những điều cần biết về chứng sa sút trí tuệ vùng trán

Chứng sa sút trí tuệ vùng trán là một căn bệnh liên quan đến hành vi, tính cách, ngôn ngữ...

Carb là thành phần gì? Lợi ích của Carb trong phòng bệnh tiểu đường ra sao?

Các chuyên gia đã tiết lộ rằng, ăn một loại carbohydrate nhất định và thường xuyên có thể giúp bạn...

Dấu hiệu nhận biết ung thư phổi cần lưu tâm trước khi bệnh diễn biến xấu

Một cái ho thì thường không có gì nghiêm trọng cả, tuy nhiên nếu mắc phải những triệu chứng dưới...

Tình trạng đau lưng kéo dài cuối cùng cũng có giải pháp

Đau lưng luôn là căn bệnh dai dẳng, cứ hết rồi lại tái phát, khiến những người mắc luôn trong...

Môi phồng rộp có thể là một dấu hiệu 'tiềm ẩn' nguy cơ ung thư da

Khi chuyển mùa, một số chúng ta thường sẽ gặp phải tình trạng khô môi.

Ngủ ngáy là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm?

Ngủ ngáy tưởng như là chuyện bình thường nhưng lại tìm ẩn nhiều căn bệnh nguy hiểm tiềm tàng, cần...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình