Phụ Nữ Sức Khỏe

Bỗng dưng đi tiểu ít cần khám gấp kẻo 'hối không kịp'

Nước tiểu là cơ sở quan trọng đánh giá sức khỏe của cơ thể. Nếu như lượng nước tiểu giảm mạnh có thể bạn đang mắc căn bệnh nào đó không đơn giản.

1. Mất nước

Mất nước là nguyên nhân chính gây ra thiểu niệu. Việc thiếu nước trong cơ thể khiến lượng nước tiểu giảm. Cơ thể bạn bị mất nước khi tiêu chảy, sốt, nôn mửa hoặc nhiều căn bệnh khác. 

2. Tắc nghẽn đường tiết niệu

Hội chứng tắc nghẽn đường tiết niệu khiến cho nước tiểu không ra khỏi thận của bạn. Tắc nghẽn này ảnh hưởng đến thận, thậm chí gây nên các vấn đề nghiêm trọng ở cả 2 quả thận.

Bất kỳ tổn thương nào ở thận cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình lọc của thận hoặc gây ra suy thận. Tắc nghẽn tiết niệu ảnh hưởng đến cơ thể ở các mức độ khác nhau với các triệu chứng như buồn nôn, đau nhức cơ thể, nôn, sốt, sưng tuyến tiền liệt.

3. Tác dụng phụ của thuốc

Thuốc có tác dụng tốt cho cơ thể khi bị bệnh. Tuy nhiên, có những loại thuốc khác nhau và kể cả thuốc kê đơn được chứng minh gây nên tác dụng phụ.

Các loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc kháng cholinergic, hóa trị hoặc thuốc ức chế miễn dịch có thể làm giảm lượng nước tiểu. Thuốc kháng sinh như thuốc ức chế men chuyển hóa angiotensin (ACE) và gentamicin cũng làm giảm lượng nước tiểu của cơ thể.

4. Mất máu

Bất kỳ nguyên nhân nào gây mất máu như vết thương, vết cắt sâu có thể gây lượng nước tiểu ít. Nguyên nhân do thận của bạn thiếu lượng máu cần thiết trong quá trình lọc và hoạt động. 

5. Sốc/nhiễm trùng nặng

Cơ thể của bạn có thể bị nước tiểu ít trong trường hợp bị sốc. Khi bạn bị sốc, nhiễm trùng, nhiễm độc có thể gây nên suy thận cấp. 

Các dấu hiệu của thiểu niệu hay lượng nước tiểu thấp gồm phù, nước tiểu đậm, mệt mỏi, đau cơ thể, buồn nôn, sốt...

Khi nước tiểu giảm cần làm gì để xác định đúng nguyên nhân?

1. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu sẽ kiểm tra xem có bị suy thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, rối loạn chảy máu hay mức độ các chất gây sỏi thận trong máu hay không?

2. Chụp CT vùng xương chậu và bụng

Quá trình này giúp kiểm tra kỹ hơn về thận, các cơ quan trong bụng và vùng chậu.

3. Xét nghiệm nước tiểu

Nước tiểu sẽ được phân tích để tìm protein, bạch cầu và hồng cầu để xác định xem viêm thận, nhiễm trùng thận hay bàng quang.

4. Xét nghiệm bằng IVP

IVP là xét nghiệm bằng cách chụp X-quang đường tiết niệu bằng đường tĩnh mạch. Một loại thuốc cản quang sẽ được tiêm vào tĩnh mạch cánh tay. Thuốc cản quang sẽ di chuyển đến thận và lắng lại ở đó, được bài tiết qua nước tiểu giúp đưa ra các thông số vệ hệ tiết niệu.

5. Siêu âm ổ bụng

Siêu âm ổ bụng là cách xác định xem có khối u nào gây tắc đường tiểu hay không và giúp phát hiện bất cứ vấn đề nào ở thận.

6. Cấy nước tiểu

Một mẫu nước tiểu sẽ được theo dõi, kiểm tra để phát hiện vi khuẩn gây bệnh. Phương pháp này giúp phát hiện nhiễm trùng bàng quang hay thận.

Theo Nghi Dung/Dân Việt

Tin liên quan

Món ăn cho người đi tiểu ra máu

Tiểu ra máu là hiện tượng khi đi tiểu có lẫn máu tươi hay những cục máu đông trong nước...

Mách bạn cách tăng cường sinh lý nam giới với 2 món ăn đơn giản, dễ làm từ thịt hến

Tăng cường sinh lý nam giới với những món ngon đơn giản từ thịt hến là một trong những phương...

Mách bạn 2 món ăn dễ làm mà cực tốt cho người bị viêm xoang mũi

Ngoài việc tránh những tác nhân như khói thuốc lá, mùi xăng dầu... người bị viêm xoang mũi nên có...

Không chỉ ngon và rẻ, đây còn là 'thần dược' chữa bách bệnh bạn không nên bỏ qua

Đậu bắp là món ăn hấp dẫn trong bữa cơm gia đình. Tuy nhiên, ít ai biết rằng thực phẩm...

Chỉ với 50 nghìn, bạn đã có ngay 3 món ngon giàu dinh dưỡng cho bữa cơm chiều cuối tuần

3 món ngon dưới đây đều được chế biến đơn giản, ít tốn kém mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng...

Bật mí cách nấu canh gà lá giang ngon nhất cho bữa cơm ngày cuối tuần

Có nhiều công thức nấu canh gà lá giang từ đơn giản đến phức tạp. Bài viết này chia sẻ...

Lợi ích bất ngờ từ việc ăn chuối mỗi ngày

Ăn một quả chuối mỗi ngày giúp ngừa thiếu máu, trầm cảm, huyết áp, táo bón, dạ dày.

Tin mới nhất

Bị máu nhiễm mỡ kiêng ăn gì và nên ăn gì tốt cho sức khỏe?

1 giờ trước

Cách giảm đau bụng kinh tức thì tại nhà

1 giờ trước

Ngâm chân nước nóng có tác dụng gì?

1 giờ trước

Chúng ta đang tự rước bệnh ung thư từ những hành động quen thuộc hàng ngày

1 giờ trước

Nắng nóng gay gắt, chú ý phòng bệnh kỹ

6 giờ trước

Những bộ phận cơ thể càng mềm càng khỏe

6 giờ trước

Ăn gì để mọc tóc nhanh và dày?

6 giờ trước

Nhan sắc tuổi đôi mươi ngọt ngào của những ái nữ nhà sao Việt, được ủng hộ 'nối nghiệp' bố...

7 giờ trước

Tiết lộ tác dụng phụ không ai ngờ tới của việc giảm cân cấp tốc, gây ảnh hưởng nặng nề...

7 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình