Đăng tải trên Báo Giao Thông, chuyện không đơn giản như vậy, sau 2 ngày, vết thương nóng ran và đau đớn, lòng bàn tay sưng tấy kèm theo sốt. Người đàn ông đi khám thì được biết, tình trạng nhiễm trùng chi trên bên trái đã tiến triển thành "viêm cân mạc hoại tử", thậm chí còn có biểu hiện sốc nhiễm trùng.
Phần sâu của mô dưới da là gân và cơ, khi vi khuẩn xâm nhập vào gân lây lan nhanh chóng dọc theo khe giữa gân và mô dưới da, gây nhiễm trùng mô mềm hoặc thậm chí thiếu máu cục bộ và hoại tử, đó là viêm cân mạc hoại tử.
Bệnh nhân mắc bệnh ung thư, tiểu đường hay viêm gan B, C chiếm đa số trong bệnh viêm cân mạc hoại tử, do những bệnh nhân này sức miễn dịch yếu nên càng khó chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn lạ.
Vi khuẩn "vibrio"
Theo ông Li Jingxuan, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ tại Bệnh viện Tzu Chi ở Đài Bắc (Trung Quốc) cho biết, da là cơ quan lớn nhất trong cơ thể con người, được chia thành biểu bì, hạ bì và mô dưới da. Da có thể chống lại sự xâm nhập của vi trùng vào cơ thể, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và sản sinh vitamin D dưới ánh sáng mặt trời.
Li Jingxuan giải thích rằng, khi bị viêm cân mạc hoại tử là một bệnh nhiễm trùng mô mềm sâu, các triệu chứng ban đầu là đỏ, sưng, nóng và đau, tương tự như viêm mô tế bào, nhưng bệnh tiến triển rất nhanh, có nguy cơ gây tử vong và cắt cụt chi cao nếu nhiễm trùng kéo dài.
Nếu nó lan rộng, vùng bị ảnh hưởng sẽ tạo ra mụn nước xuất huyết, tê và hoại tử mô.
Theo lâm sàng, có rất nhiều loại vi khuẩn có thể gây ra bệnh viêm cân mạc hoại tử, trong đó có vi khuẩn vibrio (tả biển). Loại vi khuẩn này thường có trong nước biển hoặc bám vào các sinh vật biển.
Bác sĩ Li Jingxuan nhắc nhở rằng, khi có vết thương không được chạm vào nước bẩn, những người có khả năng miễn dịch yếu cũng nên tránh ăn đồ sống, nếu xử lý hải sản thì nên đeo găng tay để giảm nguy cơ bị thương.
Ngoài ra, mọi người nên tránh tiếp xúc với môi trường dễ sinh sôi vi khuẩn, nếu chẳng may bị vết thương thì nên đi khám càng sớm càng tốt và nhờ đến sự điều trị của chuyên gia.
Nên làm gì khi bị vết thương?
Theo Báo Sức khỏe và đời sống, hiện nay vẫn còn nhiều người khi bị xây xước da do ngã xe hoặc trong sinh hoạt hằng ngày thường lúng túng không biết xử lý vết thương thế nào. Có người theo thói quen dùng ôxy già, hoặc cồn 90o đổ trực tiếp vào vết thương... Tất cả những cách xử lý không đúng đó khiến người bệnh không những thêm đau đớn mà còn làm chậm lành vết thương cũng như để lại sẹo xấu sau này.
Vì vậy khi bị các vết xước bạn phải biết cách chăm sóc vết thương và điều trị hợp lý. Nếu không các vết xước có thể bị nhiễm trùng, lở loét... Chăm sóc không tốt và điều trị không hợp lý sẽ để lại các tật xấu trên da như: vết thâm, vết trắng, vết đen trắng loang lổ, da nhăn nheo, sẹo lồi, sẹo lõm…
Bác sĩ Nguyễn Xuân Anh chia sẻ trên Báo VnExpress cho biết, thông thường sau khi bị tai nạn, có vết thương xây xát da dơ, nên xử trí theo các bước như sau:
- Mở vòi nước sinh hoạt ở nhà cho chảy liên tục lên vết thương vừa giúp giảm đau và dòng chảy nước sẽ làm trôi đất cát dơ. Có thể làm sạch tạm thời vết thương dưới dòng nước chảy bằng xà phòng tắm.
- Rửa lại vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc kết hợp với Povidine pha loãng.
- Đắp gạc Urgotul, hoặc bôi kem Silvirin, hoặc bôi dầu mù u, hoặc kem có kháng sinh (Fucidine, Tetra...).
- Sau đó đắp gạc vô trùng lên vết thương, dán băng keo (không băng quấn vết thương quá kỹ). Mục đích là tạo một lớp ẩm trên bề mặt vết xây xát da, giúp không đau, vết thương mềm mại không đóng mày khô, mau lành, hạn chế sẹo xấu.
"Chú ý nếu rửa oxy già hoặc cồn hay Povdine trực tiếp lên vết thương sẽ làm tổn thương các mô hạt, tế bào da... làm vết thương lâu lành sẹo xấu. Ngoài ra nếu để đóng mày khô, dịch viêm không thoát ra được dễ làm viêm nhiễm vết thương, nhiễm trùng nặng nề...", bác sĩ Xuân Anh nhấn mạnh.
Theo bác sĩ Xuân Anh, nên thay băng ngày một lần, có thể đổ nước muối hoặc nước máy lên vết thương trước khi thay băng giúp gạc không dính vào vết thương lúc tháo băng ra. Nếu vết thương dơ, viêm đỏ nên đi khám để được bác sĩ đánh giá tình trạng, uống kháng sinh, kháng viêm.
Trường hợp vết thương đóng mày khô không cần phải tiểu phẫu, bạn có thể tự xử lý để vết thương tróc hết mày khô và không gây đau nhức. Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý pha Povdine ngày một lần, bôi kem Biafine hoặc Silvirin dày lên vết thương, băng kín vết thương sạch. Sau vài ngày vết thương sẽ mềm ra và tróc hết mày khô. Sau đó tiếp tục thay băng bôi kem hoặc đắp gạc Urgotul, băng vết thương lại, giữ vết thương trong môi trường ẩm sẽ mau lành và sẹo đẹp.
Tuyệt đối không bôi trực tiếp nghệ tươi lên da trầy xước vì có thể gây bỏng da do các acid có trong nghệ. Khi bị bỏng da thì vết thương sẽ phồng rộp lên, đau rát nhiều làm cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Nhiều trường hợp đắp các lá thuốc lên đã gây bội nhiễm làm cho vết thương từ không có sẹo trở thành có sẹo.
Nếu các vết trầy xước trên da mặt mà khi khỏi để lại vết thâm có thể bôi các chế phẩm làm giảm sắc tố da như: domina, despigmen, bôi ngày 1 lần vào buổi tối đúng vùng da bị thâm. Ban ngày nên tránh nắng từ 11h - 14h. Nên đội nón mũ khi đi ra đường. Trong thời gian hồi phục vết thương không nên dùng mỹ phẩm vì mỹ phẩm bôi vào da đang bị tổn thương sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình liền da.