Nội dung bài viết:
Thông tin về bệnh gout
Trước khi đến với thắc mắc bệnh gout có chữa được không, chúng ta cần điểm lại một số đặc điểm chính của căn bệnh này.
Gout là một trong những dạng viêm khớp xảy ra khi có quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể. Việc tích tụ axit uric có thể dẫn đến các tinh thể urat sắc nhọn lắng đọng tại các khớp, gây đau nhức, sưng tấy khớp. Các cơn gút cấp thường tấn công về đêm, không có dấu hiệu báo trước và gây sưng đau dữ dội trong khoảng 12-24 giờ, thậm chí chỉ chạm nhẹ vào cũng đau rất dữ dội.
Triệu chứng bệnh gout
Dấu hiệu bệnh gout thường xảy ra đột ngột và vào ban đêm. Trong một số trường hợp, bệnh gout không có dấu hiệu ban đầu. Các biểu hiện của bệnh gout thường xuất hiện khi người bệnh đã từng mắc gout cấp tính hoặc mãn tính. Sau đây là các triệu chứng chính:
- Khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy và thường xảy ra vào sáng sớm.
- Cảm thấy nóng và đau nghiêm trọng ở khớp khi đụng vào.
- Khớp chuyển sang màu sưng đỏ.
- Cảm thấy vùng xung quanh khớp ấm lên.
Các triệu chứng bệnh gout thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm. Hầu hết các biểu hiện của bệnh gout thường kéo dài vài giờ, trong 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, đối với trường hợp nặng, cơn đau có thể xảy ra trong vòng vài tuần. Ngoài ra, một người bị gout từ 6 – 12 tháng với cường độ khác nhau mỗi ngày. Đây là một tình trạng khá nghiêm trọng, cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Các giai đoạn của bệnh gout
Để biết bệnh gout có chữa được không, chúng ta cần hiểu về các giai đoạn của bệnh. Bệnh gout thường tiến triển qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những biểu hiện đặc trưng khác nhau. Nhận biết các giai đoạn sẽ giúp định hướng phương pháp điều trị phù hợp.
1. Giai đoạn axit uric máu cao
Thông thường ở giai đoạn này, bệnh gout chỉ phát triển âm thầm, chưa có các triệu chứng đau khớp. Người bệnh chỉ phát hiện nồng độ axit uric máu cao hơn thông qua xét nghiệm. Mặc dù vậy, không phải trường hợp nào tăng axit uric máu cũng đều gây ra cơn đau gout cấp. Trong giai đoạn này, bệnh nhân cần thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt để ngăn ngừa cơn đau gout tấn công.
2. Giai đoạn bệnh gout cấp tính
Khi nồng độ axit uric máu không được kiểm soát, có thể làm khởi phát cơn đau gout. Chúng gây ra cơn đau nhức, khó chịu, đặc biệt ở các khớp cổ tay, chân, ngón tay, ngón chân… đồng thời tại vị trí này bắt đầu sưng cứng và nóng đỏ.
Gout cấp tính thường tái phát trở lại sau 1 - 2 năm. Tuy nhiên, thời gian có thể nhanh hơn nếu người bệnh không có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
3. Giai đoạn gout mạn tính
Trong giai đoạn này, những sự tổn thương phát triển dần từ một khớp sang nhiều khớp, xuất hiện cơn đau cấp tính không thường xuyên và theo chu kỳ. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ thấy các u cục dưới da hình thành được gọi là tophi. Tophi tiến triển nhanh có thể vỡ, nhiễm trùng, biến dạng xương khớp. Ở giai đoạn mãn tính, cơn đau gout sẽ nặng nề hơn cả về mức độ và thời gian đau.
Bệnh gout có chữa khỏi được không?
Bệnh gout có trị được không là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Gout là bệnh mạn tính, hiện tại chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn mà các phương pháp chủ yếu giúp kiểm soát nồng độ axit uric máu, giảm cơn đau gout và ngăn ngừa tái phát.
Tuy nhiên, bệnh có thể được kiểm soát nếu bạn áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và sử dụng thuốc một cách hợp lý.
Cách chữa bệnh gout thông qua biện pháp thay đổi lối sống
Bệnh gout nên ăn gì? Một số thay đổi trong thói quen ăn uống, sinh hoạt dưới đây có thể giúp chúng ta chữa bệnh gout không cần dùng thuốc:
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Tình trạng bệnh gout có thể trầm trọng hơn do chế độ ăn nhiều protein động vật và rượu, do đó, bệnh nhân cần hạn chế ăn thịt và tránh uống rượu để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Người bệnh có thể ăn thoải mái các loại rau củ vì chúng chỉ chứa khoảng 20 - 25 mg purin, trừ một số loại như nấm, giá đỗ, măng tây. Các loại rau ít purin dành cho người bệnh gout là rau cần, dưa chuột, súp lơ, cải bắp, cải xanh, các loại cà...
Người bệnh gout chỉ nên ăn các loại thịt có màu trắng (thịt cá sông, thịt lườn gà, thịt heo...) vì thịt có màu trắng thường ít purin hơn, lượng protein cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là 50 - 100g.
Tinh bột và thực phẩm giàu carbohydrate là loại thực phẩm quan trọng đối với người bệnh gout, vì nó chứa một lượng purin an toàn. Chúng có chức năng làm giảm và hòa tan acid uric trong nước tiểu. Vì vậy, người bệnh có thể thoải mái ăn mì, phở, bún, khoai, bánh mì, ngũ cốc, gạo, mì...
Nghỉ ngơi: Khi cơn đau gout tấn công, bệnh nhân nên nghỉ ngơi một cách hợp lý. Hãy để các khớp được thư giãn, cơ thể nên thả lỏng, như vậy sẽ đỡ bị đau hơn.
Uống đủ nước: Uống đủ nước rất quan trọng với người mắc bệnh gout. Uống đủ nước có thể giúp tăng đào thải axit uric ra ngoài cơ thể, giúp kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn.
Tập luyện đều đặn: Nếu đang có cơn đau gout tấn công, bệnh nhân không nên vận động hay tập luyện. Tuy nhiên, khi không có cơn đau, người bệnh nên luyện tập nhẹ nhàng để xương khớp được dẻo dai hoặc tập các bài tập như đi bộ, yoga, thiền định, bơi… tùy theo sở thích cá nhân và tình trạng sức khỏe.
Chữa bệnh gout bằng thuốc nam
Phương pháp chữa bệnh gout bằng thuốc nam đã được áp dụng từ xa xưa và cho thấy nhiều hiệu quả tích cực. Dưới đây là những bài thuốc bạn có thể tham khảo.
1. Chữa bệnh gout bằng đậu xanh
Đậu xanh có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gout là do giàu chất xơ, có khả năng làm chậm quá trình hấp thu đạm, giảm quá trình thoái hóa, chuyển hóa đạm để sinh năng lượng, giảm sự hình thành axit uric trong cơ thể - tác nhân gây ra bệnh. Bên cạnh đó, đậu xanh cũng có tác dụng kháng viêm cao.
Cách làm: Đậu xanh chọn hạt mẩy, chắc, không bị sâu mọt. Để nguyên hạt, ninh cho nhừ, không cần phải cho thêm gia vị. Khi đậu xanh chín nhừ, ăn cả nước và cái thay cho bữa sáng. Ăn thêm một bát vào buổi tối trước khi đi ngủ. Áp dụng bài thuốc này liên tục trong 30 ngày để có hiệu quả tốt nhất.
2. Chữa bệnh gout bằng cây sói rừng
Người ta thường gọi cây thuốc nam trị bệnh gout này với tên cửu tiết trà. Theo Đông y, cây sói rừng là vị thuốc quý có tác dụng giảm đau, trừ độc, dùng để điều trị các bệnh viêm khớp, trong đó có bệnh gout.
Cách thực hiện bài thuốc chữa bệnh gout từ cây sói rừng như sau: Lấy 15 – 30g rễ cây đã rửa sạch nấu với 1 lít nước uống thay trà hàng ngày. Đây là bài thuốc đơn giản giúp giảm đau, giải trừ độc tố khỏi cơ thể hiệu quả.
3. Chữa bệnh gout bằng đậu đen nước dừa
Đậu đen giàu chất chống oxy hóa, có tính kháng viêm giúp giảm những cơn đau nhức do bệnh gout gây ra. Đậu đen cũng là vị thuốc Đông y có tác dụng bổ thận. Đặc biệt, các thành phần dinh dưỡng trong nước đậu đen còn có tác dụng làm giảm axit uric trong máu và chất lắng đọng của các tinh thể axit uric ở thận, khớp.
Cách làm: Đậu đen ngâm cho nhanh mềm. Dừa chặt mặt dừa (nhớ giữ lại mặt dừa để làm nắp đậy). Bỏ đậu đen vào trái dừa, lấy mặt dừa đậy lại. Bỏ trái dừa vào hấp cách thủy 4 tiếng. Sau đó dùng muỗng inox nạo cả cái dừa + đậu + nước dừa ăn hết. Nên ăn 3 tuần 1 trái sẽ có tác dụng ngăn ngừa bệnh gout tái phát hiệu quả.
4. Chữa gout bằng dừa và đu đủ xanh
Với thành phần giàu enzyme papain giúp chống viêm hữu hiệu, đu đủ xanh được đánh giá có thể giảm đau, kháng viêm cho người bị bệnh gout. Bên cạnh đó, nước dừa cũng là chất kháng viêm, kháng khuẩn, giảm axit uric hiệu quả.
Cách thực hiện: Đu đủ bỏ hạt, giữ nguyên vỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ thả vào nồi. Cho vào nồi 4 chén nước, nấu sôi bùng rồi đun liu riu khoảng 2 phút. Tắt bếp, cho 1 thìa lá trà khô vào nồi hãm 30 phút. Rót nước đã hãm ra ly, đổ thêm nước dừa tươi vào rồi uống thay nước cả ngày.
Có thể thấy, bệnh gout có chữa được không chịu ảnh hưởng rất lớn từ chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày của người bệnh. Chú ý thay đổi lối sống và theo dõi sức khỏe thường xuyên sẽ giúp người bệnh phòng ngừa tốt cơn đau gout cấp.