Phụ Nữ Sức Khỏe

Ai cần tầm soát bệnh đái tháo đường?

Đái tháo đường type 2 đang ngày càng gia tăng, diễn biến âm thầm nhiều năm, không có triệu chứng trước thời điểm phát hiện.

Trong 10 năm trở lại đây, tỷ lệ bệnh đái tháo đường trên thế giới đã tăng 70%, trong khi ở Việt Nam là 211%. Ảnh: Shutterstock.

Theo thống kê năm 2019, trên thế giới có khoảng 415 triệu người bị bệnh đái tháo đường. Dự kiến đến năm 2045, con số này sẽ tăng lên khoảng 700 triệu người (cứ 10 người trưởng thành có 1 người mắc bệnh đái tháo đường).

Đặc biệt, trong 10 năm trở lại đây, tỷ lệ bệnh đái tháo đường trên thế giới đã tăng 70%, trong khi ở Việt Nam là 211%.

Tỷ lệ mắc và nguy cơ biến chứng cao

Tại Việt Nam, điều tra của Bộ Y tế năm 2015 cho thấy có hơn 5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, cao nhất khu vực Đông Nam Á. Trong đó, 64,8% người bệnh tại cộng đồng chưa được chẩn đoán.

Bệnh đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nặng nề như mù lòa, suy thận, cắt cụt chi, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim… Vì vậy, chi phí điều trị bệnh đái tháo đường và phúc lợi xã hội chăm sóc những bệnh nhân bị biến chứng chiếm tỷ trọng cao trong quỹ bảo hiểm y tế và an sinh xã hội.

Đái tháo đường type 2 (tiểu đường loại 2) đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao bất thường. Chúng thường diễn biến âm thầm nhiều năm trước thời điểm phát hiện, không có triệu chứng nên người dân chưa biết mình mắc bệnh. Người bệnh chỉ biết khi đã có biến chứng hoặc đi khám bệnh khác mới phát hiện ra.

Biến chứng mạn tính do đái tháo đường type 2 có thể phát hiện ngay thời điểm chẩn đoán bệnh. Ngoài ra, người bệnh nếu không được phát hiện kịp thời để điều trị có nguy cơ rất cao mắc biến chứng như hôn mê, bệnh tim mạch, bàn chân, mắt…

 
Bệnh nhân tiểu đường bị biến chứng có nguy cơ phải cắt cụt chi. Ảnh: T.Q.

Việc phát hiện sớm bệnh đái tháo đường để có biện pháp điều trị kịp thời là rất quan trọng. Để phát hiện bệnh sớm, người dân, đặc biệt những người có nguy cơ mắc bệnh cao nên thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để xét nghiệm máu sàng lọc.

Ai có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2?

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, tất cả người trưởng thành dù không có triệu chứng đái tháo đường cũng cần đi khám, xét nghiệm đường huyết để phát hiện sớm tiền đái tháo đường và đái tháo đường.

Đặc biệt, những người thừa cân hoặc béo phì (BMI ≥ 23 kg/m2) và có kèm một trong số các yếu tố nguy cơ sau cũng cần tầm soát sớm:

  • Có người thân đời thứ nhất (bố mẹ, anh chị em ruột, con đẻ ) bị đái tháo đường.
  • Tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.
  • Tăng huyết áp (huyết áp ≥ 140/90 mmHg hoặc đang điều trị tăng huyết áp), HDL cholesterol < 35 mg/dL (0,9mmol/L) hoặc triglyceride >250 mg/dL (2,8mmol/L).
  • Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Những người ít hoạt động thể lực.
  • Các tình trạng lâm sàng khác liên quan với kháng insulin (như dấu gai đen: acanthosis nigricans).
  • Phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ cần theo dõi lâu dài, xét nghiệm ít nhất 3 năm/lần.

Nếu các kết quả xét nghiệm bình thường, bạn nên lặp lại sau mỗi 1-3 năm/lần. Người dân cũng có thể thực hiện xét nghiệm lại sớm hơn nếu mắc tiền đái tháo đường hoặc có nhiều yếu tố nguy cơ.

Với kết quả xét nghiệm sàng lọc cao hơn bình thường, bạn sẽ được đề nghị làm lại các xét nghiệm bằng máu tĩnh mạch một lần nữa để chẩn đoán chính xác bệnh.

Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc hay không dùng thuốc ban đầu, tư vấn thay đổi lối sống, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng, vận động phù hợp để phòng chống, điều trị bệnh.

Theo BS Phạm Quang Huy/Tạp chí Tri Thức

Tin liên quan

Những thói quen ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn sống vui, sống khỏe mỗi ngày

Một thói quen ăn uống lành mạnh không chỉ giúp cơ thể bạn nạp đủ dinh dưỡng mà còn khỏe...

Đoán bệnh từ món ăn yêu thích: Nhiều người bật ngửa vì biết được món ăn yêu thích lại liên...

Nhiều người cho rằng thèm ăn là một chuyện hết sức bình thường, thế nhưng đối với các bác sĩ...

Nhập viện nguy kịch sau khi dùng bát giác hơi chữa ung thư

Nam thanh niên 20 tuổi bị ung thư máu lấy thuốc đắp vào bụng và dùng bát nóng úp lên....

Nam thanh niên 22 tuổi mắc 4 loại virus, biết nguyên nhân ai cũng ngỡ ngàng

Nam thanh niên 22 tuổi không có triệu chứng về tiết niệu, nhưng khi xét nghiệm lại phát hiện 4...

Tư thế ngủ đúng cho người suy giãn tĩnh mạch chân giúp cải thiện tình trạng bệnh

Khi ngủ ở tư thế này, nội tạng của người bệnh cũng có nhiều lợi ích, các cơ quan làm...

Vừa ngủ dậy đã thấy đắng miệng là cơ thể báo động những bệnh lý khó lường, chớ chủ quan...

Nếu bạn gặp phải hiện tượng đắng miệng vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, ngay cả khi đã...

Những dấu hiệu cho thấy bạn hoặc người thân yêu của bạn đang mắc bệnh trầm cảm

Bạn có biết: Trung bình cứ 4 người lại có 1 người đang phải đối mặt với căn bệnh trầm...

Tin mới nhất

'Người đẹp Tây Đô' Việt Trinh quyết định hiến xác cho y học sau khi qua đời

19 giờ trước

Anh Đức 'flex' cuộc sống sang chảnh hậu kết hôn, khoe bộ ảnh tình bể bình mừng sinh nhật, không...

19 giờ trước

5 loại thực phẩm đừng nên ăn chung với dứa nếu không muốn gây hại cho sức khỏe

20 giờ trước

'Nữ thần thanh xuân' Lâm Y Thần gây ngỡ ngàng khi khoe mặt mộc trong ngày sinh nhật

1 ngày 9 giờ trước

Triệu Lộ Tư bị 'lật tẩy' nhan sắc khi xuất hiện cùng dàn diễn viên 'Rèm Ngọc Châu Sa'

1 ngày 9 giờ trước

Phan Việt Minh đăng ký kết hôn với 'tình mới' sau 11 năm ly hôn Đổng Khiết

1 ngày 9 giờ trước

Thang Duy tiếp tục được đề cử giải thưởng Rồng Xanh lần thứ 45, dân tình liền thốt 'không hổ...

1 ngày 9 giờ trước

Trịnh Sảng gây bất ngờ với diện mạo vô cùng khác lạ sau nhiều năm bị 'phong sát'

1 ngày 9 giờ trước

Tiêu Chiến bị quay lén khi ra mắt phim mới, CĐM không nhận ra vì diện mạo quá khác lạ...

1 ngày 9 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình