Nội dung bài viết
Đối với các chị em lần đầu làm mẹ, các vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và bé chắc hẳn còn nhiều bỡ ngỡ. Không ít mẹ luôn lo lắng về đồ ăn thức uống hàng ngày của mình liệu có lợi sữa, có tốt cho bé hay không. Thậm chí ngay cả những món yêu thích của mình cũng phải kiêng cữ vì sợ mất sữa hay ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vậy còn uống lá tía tô có bị mất sữa không? Cùng bài viết tìm hiểu thực hư về vấn đề này.
Uống nước lá tía tô có bị mất sữa không?
Lá tía tô là nguyên liệu quen thuộc của nhiều món ăn ngon. Hơn nữa, nó còn là một loại dược liệu tuyệt vời, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo đông y, lá tía tô có tính ấm, có tác dụng chữa một số bệnh như táo bón, trĩ, ho. lạnh bụng, đầy hơi... Đặc biệt, nước uống lá tía tô còn có thể dùng để thay trà xanh, giúp tinh thần tỉnh táo, thư giãn.
Thế nhưng, có một vấn đề nhiều chị em phụ nữ cho con bú băn khoăn là uống lá tía tô có bị mất sữa không? Hiện tại, chưa có bất cứ nghiên cứu hay khẳng định nào cho rằng uống nước lá tía tô bị mất sữa hay không tốt cho mẹ bỉm sữa. Việc mất sữa là do cơ địa của từng người cùng nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy các mẹ có thể yên tâm sử dụng lá tía tô mà không lo bị mất sữa.
Uống nước lá tía tô có lợi sữa không?
Với thông tin chia sẻ như trên, chắc hẳn bạn đã giải đáp được thắc mắc uống lá tía tô có bị mất sữa không. Thậm chí nhiều người còn uống nước lá tía tô để sữa về nhiều, đặc và thơm hơn. Ngoài ra, trong dân gian còn có bài thuốc sử dụng lá tía tô để trị chứng mất sữa.
Cách thực hiện: Dùng một nắm lá tía tô rửa sạch, nghiền nát. Trộn với nước dừa tạo thành hỗn hợp. Cho hỗn hợp này vào khăn và chườm lên ngực. Chườm liên tục từ 1-2 ngày thì sữa sẽ về lại.
Phụ nữ cho con bú có uống nước lá tía tô được không?
Uống lá tía tô có bị mất sữa không? Uống lá tía tô không làm mẹ bỉm mất sữa mà còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe mẹ sau sinh. Tùy vào từng trường hợp mà bạn có thể sử dụng lá tía tô để phát huy tác dụng.
Tốt cho hệ hô hấp
Lá tía tô được xem là loại lá rất có lợi cho hệ hô hấp của con người. Sử dụng lá tía tô giúp tăng cường khả năng lưu thông khí và tốt cho phổi. Vì vậy, phụ nữ sau sinh có thể dùng lá tía tô để giảm các tình trạng mệt mỏi, khó thở, hô hấp không đều.
Chống viêm - chống dị ứng
Các thành phần tốt cho sức khỏe của lá tía tô có thể kể đến như quercetin, acid alpha-lineolic, luteolin và rosmarinic acid, perilla. Các thành phần này có khả năng ức chế và làm giảm các tcytoline gây ra viêm, viêm da tiếp xúc, ngăn ngừa được tình trạng dị ứng ở phụ nữ sau sinh.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Phụ nữ sau sinh bổ sung lá tía tô vào thực đơn sẽ giảm sự khó chịu trong ruột, dạ dày. Vì lá tía tô chứa các thành phần acid caffeic, flavonoid, axit rosmarinic, những chất này có khả năng cải thiện được các tình trạng như sôi bụng, đầy bụng, chống co thắt dạ dày, trào ngược acid,… cho phụ nữ sau sinh. Đây là những hiện tượng mà các bà mẹ bỉm sữa thường bị mắc phải.
Thư giãn tinh thần
Các axit caffeic, axit rosmarinic và apigenin trong lá tía tô là những thành phần này có tác dụng ngăn ngừa và điều trị chứng bệnh trầm cảm sau khi sinh của các chị em phụ nữ. Dùng là tía tô sẽ giúp phụ nữ sau sinh cải thiện được tâm trạng cũng như nâng cao tinh thần khá tốt.
Giúp giảm cân sau sinh
Uống lá tía tô có bị mất sữa không? Phụ nữ uống lá tía tô không hề bị mất sữa mà còn có tác dụng giảm cân hiệu quả. Mẹ bỉm sữa có thể bổ sung lá tía tô vào khẩu phần ăn hoặc xay lấy nước để uống. Cách này sẽ giúp mẹ lấy lại vóc dáng thon gọn một cách tự nhiên.
Trị mụn, làm trắng da
Trong lá tía tô có chứa thành phần kháng khuẩn, chống oxy hóa cùng nhiều vitamin và khoáng chất có lợi. Sử dụng lá tía tô để uống hay tắm nước lá, xông nước lá mỗi tuần sẽ giúp da đẹp mịn màng, trắng sáng. Ngoài ra, lá tía tô rửa sạch, giã nhuyễn đắp lên vùng da bị mụn có tác dụng là se khít nốt mụn, ngăn ngừa mụn lây lan phát triển.
Trẻ sơ sinh dùng lá tía tô uống có tốt không?
Lá tía tô giúp bé hạ sốt
Những trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thường hay bị sốt, nhất là giai đoạn 6 tháng trở đi. Nguyên nhân có thể là do côn trùng đốt, mọc răng, thay đổi thời tiết, sốt do tiêm ngừa... Thay vì sử dụng thuốc kháng sinh, mẹ có thể áp dụng những cách dân gian để hạ sốt cho bé. Trong đó việc uống nước lá tía tô được nhiều mẹ sử dụng.
Mẹ chỉ cần dùng một nắm lá tía tô rửa sạch, để ráo, giã nhuyễn, lấy nước cốt để uống. Với những bé đang bú mẹ, mẹ uống nước lá tía tô trước khi cho con bú. Uống nước lá tía tô sẽ giúp các mạch ngoài da giãn ra, kích thích tiết mồ hôi. Các hoạt chất trong lá tía tô sẽ thông qua sữa mẹ vào người bé, làm cơ thể ấm nóng, tiết mồ hôi và đào thải độc tố.
Còn những bé ngưng bú mẹ hay đang dùng sữa công thức, mẹ có thể cho bé uống trực tiếp nhưng mỗi lần chỉ 20g. Thực hiện mỗi ngày 3 lần, trong vòng 2-3 ngày, bé sẽ hết sốt.
Ngoài ra, bên cạnh việc dùng lá tía tô để hạ sốt, mẹ nên cho bé mặc đồ thoáng mát, dùng khăn mềm lau lưng, nách, bẹn để lau mồ hôi, tránh để bé bị cảm lạnh.
Lá tía tô giúp bé trị ho
Dùng lá tía tô để trị ho cho bé có thể ít người biết đến. Lá tía tô có tác dụng long đờm, rất tốt để giúp bé trị ho có đờm.
Mẹ cần chuẩn bị 20gr lá tía tô, 5-10g hoa đu đủ đực, 5gr hoa khế, 5gr đường phèn. Đem các nguyên liệu lá tía tô và hoa đu đủ, hoa khế rửa sạch, để ráo nước. Sau đó giã nhuyễn, lọc lấy nước cốt. Thêm 5gr đường phèn vào hỗn hợp, đem hấp cách thủy. Để nguội cho bé dùng dần.
Mỗi ngày cho bé uống 5 lần, mỗi lần 2,5ml. Với những trẻ sơ sinh bị ho khan, ho nặng thành tiếng và có đờm, mẹ có thể dùng cách này để trị ho. Lưu ý mỗi lần cho bé dùng một lượng nhỏ để tinh dầu ngấm dần, giúp diệt khuẩn, làm giảm các cơn đau rát cổ họng gây khó chịu cho bé.
Lá tía tô chữa cảm cúm gai rét không ra mồ hôi
Khi trẻ bị cảm cúm, kèm biểu hiện gai rét nhưng không đổ mồ hôi, mẹ có thể dùng lá tía tô để trị cảm cúm an toàn, hiệu quả. Kết hợp với các nguyên liệu như bạc hà, lá sả nấu với nước sôi khoảng 5 phút. Dùng hỗn hợp đem xông cho bé ra mồ hôi, giải cảm.
Lá tía tô nấu nước tắm trị rôm sảy cho trẻ
Các bé sơ sinh, trẻ nhỏ thường bị rôm sảy. Để trị bệnh này, mẹ có thể dùng lá tía tô rửa sạch, nấu nước cho bé tắm. Trong lá tía tô có chứa thành phần kháng sinh tự nhiên có khả năng diệt khuẩn, trị rôm sảy, mụn nhọt. Nếu da bé bị tình trạng lở loét, mưng mủ hay bị trầy xước thì không nên tắm lá tía tô vì sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về thắc mắc uống lá tía tô có bị mất sữa không và tác dụng của lá tía tô đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Bạn có thể tham khảo và áp dụng để chăm sóc bản thân và bé thật tốt.