Phụ Nữ Sức Khỏe

Bệnh đậu mùa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Bệnh đậu mùa là căn bệnh có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên cần có biện pháp điều trị và phòng ngừa kịp thời.

Bệnh đậu mùa là gì?

Bệnh đậu mùa còn được gọi là bệnh thủy đậu (dân gian hay gọi là trái rạ). Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện ban đầu là xuất hiện các mụn nước ở khắp người, bệnh có khả năng lây lan nhanh, xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ em.

Bệnh đậu mùa do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra. Biểu hiện ban đầu của bệnh thủy đậu là nổi nhiều mụn nước trên da và niêm mạc, cơ thể có biểu hiện sốt cao, suy nhược, mệt mỏi.

Bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng và truyền nhiễm trực tiếp từ người sang người. Nguy hiểm hơn là vào thời tiết ấm nóng, bệnh đậu mùa có nguy cơ bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát kịp thời.

Bệnh đậu mùa hoàn toàn có thể khỏi sau 1 – 2 tuần nếu  điều trị và chăm sóc chu đáo, đúng cách. Tuy nhiên nếu không cẩn thận bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm phổi hoặc để lại sẹo rỗ ảnh hưởng đến ngoại hình người bệnh.

Nguyên nhân bệnh đậu mùa

Virus Varicella Zoster chính là “thủ phạm” gây ra bệnh đậu mùa và truyền từ người này sang người khác chủ yếu qua đường hô hấp.

Bệnh đậu mùa có thể được phát hiện trong thời gian rất ngắn, trong vòng từ 1-2 ngày lúc khi các mụn nước bắt đầu xuất hiện, sưng đỏ cho đến khi chúng đã khô lại và bong tróc vảy.

benh dau mua 1
Bệnh đậu mùa do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra - Ảnh minh họa: Internet

Những người đã từng bị đậu mùa sẽ hiếm khi mắc bệnh lần sau vì cơ thể đã tự tạo miễn dịch với bệnh. Tuy nhiên virus Varicella Zoster (VZV) sẽ xâm nhập còn tồn tại ở hệ thống rễ dây thần kinh sẽ tái hoạt động và gây bệnh zona sau này khi hệ miễn dịch suy yếu.

Dấu hiệu bệnh đậu mùa

Dưới đây là 4 giai đoạn với các biểu hiện bệnh đậu mùa cụ thể nhất:

1. Thời kỳ ủ bệnh (từ lúc bắt đầu nhiễm virus đến phát bệnh)

Giai đoạn này kéo dài từ 10 – 20 ngày. Lúc này người bệnh không xuất hiện các biểu hiện lâm sàng cụ thể nào nên rất khó nhận biết triệu chứng bệnh đậu mùa.

2. Thời kì khởi phát

Đây là lúc người bệnh bắt đầu có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu rồi phát ban đỏ dần khắp cơ thể từ 24 – 48 giờ. Nốt ban có đường kính vài milimet. Trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh còn có thể bị viêm họng và nổi hạch sau tai.

Rất dễ nhầm lẫn các dấu hiệu bệnh đậu mùa với chứng cảm cúm thông thường nên khi phát hiện cơ thể không khỏe, nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa thì bạn thăm khám càng sớm càng tốt.

benh dau mua 2
Bệnh đậu mùa có triệu chứng rất giống với chứng cảm cúm thông thường - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh đậu mùa vào mùa nào cũng nguy hiểm nhưng đặc biệt có nguy cơ bùng phát mạnh trong mùa dịch. Chính vì vậy, thăm khám bệnh khi cơ thể có những dấu hiệu lạ sẽ sớm giúp xác định chính xác bệnh và có cách chăm sóc, điều trị phù hợp nhất.

3. Thời kì toàn phát

Ở giai đoạn sau, người bệnh đậu mùa sẽ bị sốt cao, đau nhức toàn thân, nhất là phần đầu và các cơ, ngoài ra còn có chứng chán ăn, nôn ói.

Các nốt ban đỏ ở giai đoạn đầu sẽ chuyển thành mụn nước hình tròn, đường kính tăng lên thành 1-3mm và có chứa chất dịch bên trong. Mụn nước lúc này nổi khắp toàn thân, nhất là những vùng có diện tích rộng như tay, chân, mặt, lưng và kể cả vùng niêm mạc miệng gây nhiều đau rát rất khó chịu.

Lúc bệnh tiến triển nặng vì bị nhiễm trùng thì có nốt mụn nước còn tăng kích thước lớn hơn, có màu đục bên trong do chứa nhiều mủ.

4. Thời kì hồi phục

Nếu không có biến chứng nghiêm trọng hay bị nhiễm trùng thì sau 7 – 10 ngày phát bệnh các nốt mụn nước sẽ tự vỡ ra, khô lại và bong vảy rồi dần hồi phục.

Thời gian phục hồi của cơ thể sẽ kéo dài từ 3 – 4 ngày. Vùng da bị nổi mụn nước sau khi bong vảy xong sẽ bị thâm sạm, có khi để lại sẹo rỗ nên lúc này người bệnh có thể dùng một số loại thuốc bôi ngoài để thoa lên da.

Bệnh đậu mùa có lây không?

Đa số các trường hợp mắc bệnh đậu mùa đều bắt nguồn từ việc tiếp xúc với người bệnh bằng tiếp xúc trực tiếp, qua đường không khí như hít phải nước bọt khi người bệnh ho, hắt xì, tiếp xúc với chất dịch bên trong mụn nước khi nó vỡ ra.

benh dau mua 3
Bệnh đậu mùa rất dễ lây từ người sang người qua đường không khí - Ảnh minh họa: Internet

Mặt khác, việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh như bàn chải đánh răng, khăn mặt, quần áo cũng có nguy cơ lây bệnh cao. Có thể nói rằng bệnh đậu mùa lây gián tiếp qua các đồ vật vừa mới bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng hoặc niêm mạc người bệnh. Ngoài ra bệnh thủy đậu cũng lây qua đường ăn uống.

Khi một người đang bị bệnh thủy đậu, họ có thể lây cho người khác trong thời gian ngắn trước lúc phát bệnh rõ rệt, từ 1-2 ngày trước khi có triệu chứng nổi ban ngứa cho đến lúc tất cả những vết phồng đã đóng vảy ở giai đoạn phục hồi.

Nghiên cứu y học cho thấy có khoảng 90% những người chưa từng bị thủy đậu nhiễm bệnh, nếu đã hoặc đang tiếp xúc với một người bị nhiễm bệnh.

Cách điều trị bệnh đậu mùa        

Bệnh đậu mùa là căn bệnh chưa có thuốc đặc trị, nhưng người bệnh hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà nếu tuân thủ theo sự chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

Chỉ một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng như xuất hiện dấu hiệu viêm nhiễm nặng, các mụn nước to bất thường thì người bệnh cần được nhanh chóng đưa đến bệnh viện và tùy theo tình trạng nặng của bệnh mà phải điều trị nội trú tại bệnh viện để tiện cho việc theo dõi và có cách xử lý phù hợp.

benh dau mua 4
Điều trị bệnh đậu mùa đúng cách sẽ tránh được sẹo rỗ trên cơ thể về sau - Ảnh minh họa: Internet

Để việc điều trị bệnh đậu mùa hiệu quả, nhanh hết bệnh và không để lại sẹo rỗ thì người bệnh cần kết hợp hai bước chăm sóc tại nhà và điều trị với thuốc kê toa từ bác sĩ như sau:

1. Chăm sóc tại nhà

Người bị bệnh đậu mùa cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nhiều người và tránh đến các khu vực công cộng. Vì việc này sẽ khiến nguy cơ lây bệnh cho nhiều người tăng cao mà bệnh cũng nặng hơn.

Người bệnh nên tránh ra gió vì cơ thể rất dễ nhiễm lạnh. Nếu có việc buộc phải ra ngoài thì bạn nên lựa chọn các trang phục kín đáo nhưng không quá bó sát để tránh gió.

Khi ở nhà nên lựa chọn quần áo có kích thước rộng, chất liệu nhẹ và mỏng, thấm hút mồ hôi tốt để tránh va chạm mạnh làm bong vỡ các mụn nước trên cơ thể.

Đối với người chăm sóc bệnh nhân thì cần sử dụng đồ dùng cá nhân như khăn mặt, ly, chén, muỗng, đũa riêng biệt. Người bệnh cần được nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, kín gió và cần cách ly với người chưa nhiễm bệnh. Thời gian cách ly là từ 7 – 10 ngày tính từ ngày phát ban - nhiễm bệnh đầu tiên.

Người bệnh tuyệt đối không được gãi, cào để tránh làm vỡ các mụn nước và tránh làm phần dịch mủ ra lây lan các vùng da xung quanh. Trong thời gian đang dưỡng bệnh, người bệnh phải giữ gìn vệ sinh thân thể bằng cách sử dụng các dung dịch sát khuẩn hoặc nước ấm để tắm rửa. Không nên sử dụng xà phòng hoặc cọ xát da.

Bạn cũng nên cắt móng tay và giữ cho tay sạch sẽ. Nếu trẻ nhỏ đang mắc bệnh, bố mẹ nên cho bé sử dụng các bao tay vải để tránh tổn thương đến các mụn nước. Khi thấy người bệnh xuất hiện các biểu hiện bất thường thì phải đưa ngay đến bệnh viện để theo dõi và điều trị.

2. Bệnh đậu mùa và cách chữa trị hiệu quả bằng thuốc

Bạn có thể sử dụng dung dịch thuốc tím bôi lên các nốt mụn để vừa kháng viêm vừa ngăn ngừa hình thành sẹo về sau. Đến thời điểm các mụn nước vỡ, bạn dùng dung dịch xanh Methylen bôi lên.

Lưu ý quan trọng là tuyệt đối không được sử dụng vôi mỡ Tetaxiclin hay mỡ Penixilin hoặc thuốc đỏ vì sẽ gây biến chứng. Khi nốt mụn đóng vảy ở giai đoạn phục hồi thì người bệnh có thể sử dụng kem trị dị ứng hay các loại thuốc bôi trị ngứa.

Đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi và phụ nữ mang thai mắc bệnh đậu mùa thì tuyệt đối không được sử dụng bất kỳ loại kem trị ngứa nào có chứa Phenol.

benh dau mua 5
Phải hết sức cẩn trọng khi chữa trị bệnh đậu mùa bằng thuốc cho trẻ em - Ảnh minh họa: Internet

Sử dụng Chloramphenicol 0,4% hoặc Acgyrol 1% nhỏ mắt ngày 2 – 3 lần cũng là một biện pháp tốt để sát khuẩn cho mắt, mũi. Nếu người bệnh bị sốt cao thì bạn vẫn có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt thông thường nhưng cần phải thông qua sự chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý là không dùng thuốc Aspirin hay thuốc nào có chứa thành phần Aspirin để hạ sốt.

Bệnh đậu mùa kiêng gì?

Người mắc bệnh đậu mùa phải tránh hoặc hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, tránh ăn các loại thức ăn nóng. Các món ăn cung cấp qua nhiều chất dinh dưỡng, thực phẩm quá bổ cũng không nên nằm trong khẩu phần ăn của người bệnh.

Ngoài ra, các loại gia vị cay nóng như: ớt, tiêu, gừng, hành, hành tây, tỏi, tỏi tây, thì là, cà ri, mù tạt,… hoặc các loại thịt gà, thịt ngan, ngỗng, thịt dê, thịt chó, thịt bò, lươn cũng như một số loại hải sản như tôm, cua, sò, ốc… cũng phải hạn chế cho người bệnh ăn.

Mặt khác, người bị đậu mùa cũng nên kiêng các loại trái cây có tính nóng như xoài chín, mít, trái vải, long nhãn, mận, hồng, anh đào…

benh dau mua 6
Người bệnh đậu mùa nên tránh ăn những món ngọt hoặc nhiều dầu mỡ - Ảnh minh họa: Internet

Nhiều loại rau, củ có tính hàn hay một số loại hạt như rau muống, hạt dẻ, hạt dưa rang, đậu phộng rang, đậu chiên… cũng không tốt cho người đang bị thủy đậu.

Các món ăn vặt như bánh quy, kẹo, khoai tây chiên, chocolate… cũng không phải là loại thực phẩm có lợi cho người đang bệnh nói chung và người mắc đậu mùa nói riêng.

Cách phòng bệnh đậu mùa

Hiện nay, cách phòng tránh lây nhiễm bệnh đậu mùa hiệu quả và có tác dụng lâu dài nhất là tiêm chủng ngừa vacine đậu mùa.

Việc tiêm ngừa càng quan trọng và cần thiết hơn đối với trẻ em. Chính vì vậy, với những gia đình có con nhỏ, cần tuân thủ chặt chẽ theo lịch tiêm ngừa như sau:

Mũi 1: Tiêm cho trẻ trên 12 tháng tuổi.

Mũi 2: Với trẻ từ 1-13 tuổi: tiêm cách mũi 1 ít nhất 3 tháng. Đối với trẻ từ 13 tuổi trở lên: tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

benh dau mua 7
Nên phòng tránh bệnh đậu mùa cho trẻ bằng cách tiêm ngừa vacine đúng lịch - Ảnh minh họa: Internet

Nếu đã tiếp xúc với người mắc đậu mùa mà vẫn chưa tiêm ngừa vacine thì bạn trong vòng 3 ngày sau đó bạn phải tiêm ngừa ngay. Tuyệt đối không được sử dụng chung đồ dùng cá nhân hay chạm vào các mụn nước của bệnh nhân vì nguy cơ lây bệnh rất cao.

Người bệnh đậu mùa cần được cách ly với những thành viên khác trong gia đình cũng như cộng đồng. Ngoài ra cũng nên thường xuyên vệ sinh phòng ở của người bệnh cũng bằng các dung dịch tẩy rửa.

Khi mắc bệnh đậu mùa, cuộc sống, sinh hoạt và công việc hàng ngày của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mặt khác căn bệnh này cũng chưa có thuốc đặc trị hiệu quả nên phòng bệnh hơn chữa bệnh, mỗi người cần chủng ngừa vacine đậu mùa đúng liều lượng và đúng thời gian.

Bên cạnh đó, bạn cần thăm khám khi phát hiện các triệu chứng bất thường của cơ thể để kịp thời điều trị và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Ngoài ra, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng rất cần thiết để giữ sức khỏe tốt và nhanh chóng nhận biết các chứng bệnh khác.

Thanh Giang

Tin liên quan

Bệnh đau mắt hột: Dễ nhiễm, dễ chữa nhưng sai cách dễ có nguy cơ mù lòa

Bệnh đau mắt hột rất dễ bị nhiễm và dễ lây lan thành dịch, nếu không chữa trị kịp thời...

Bệnh xuất huyết não có tỉ lệ tàn phế và tử vong cao: Chớ coi thường!

Bệnh xuất huyết não là một trong 2 loại tai biến mạch máu não thường gặp, bên cạnh nhồi máu...

Những sự thật về bệnh đa nhân cách có thể bạn chưa biết

Bạn đã từng nghe nhiều về bệnh đa nhân cách trên phim ảnh, sách báo. Thế nhưng trong thực tế,...

7 tác dụng của mỡ trăn làm đẹp da, trị mụn, trị thâm hiệu quả

Mỡ trăn được xem như một loại "thần dược" trong làm đẹp và sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu về...

Tăng mỡ máu khi mang thai, mẹ bầu cảnh giác với bệnh nguy hiểm này

Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ vừa cấp cứu thành công cho một sản phụ...

10 điều quan trọng khi nuôi con bằng sữa mẹ có thể bạn chưa biết

Năm 2001, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định thông điệp: "Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong...

Truy tìm 'thủ phạm' gây ra bệnh hôi miệng và cách chữa trị hiệu quả

Bệnh hôi miệng không chỉ khiến "khổ chủ" cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp, làm ảnh hưởng đến...

Tin mới nhất

Tiệc cưới tàn, tôi trở về phòng sẵn sàng tân hôn cùng vợ, ai ngờ sau lớp váy cưới, cô...

21 giờ trước

Thấy vợ ngày càng lạnh nhạt, thường vào nhà tắm khóc nức nở, tôi âm thầm tìm hiểu thì gục...

21 giờ trước

Thấy con gái càng lớn không giống ai trong nhà, tôi lén kiểm tra ADN thì kết quả lần ba...

21 giờ trước

Chuẩn bị đi nghỉ lễ, cha mẹ chồng bất ngờ đến chơi

2 ngày 16 giờ trước

49 ngày ông nội tôi định về quê, nghe bạn trai yêu 7 năm nói tôi muốn chia tay luôn

2 ngày 22 giờ trước

Trước cưới 2 tuần bạn gái đưa ra một đề nghị, nghe xong tôi sửng sốt, hoài nghi về bản...

2 ngày 22 giờ trước

Gặp lại bạn trai cũ, tôi cho 2 bố con nhận nhau, phản ứng của anh ấy làm tôi hối...

2 ngày 22 giờ trước

Đi công tác về, tôi tặng vợ đôi khuyên tai vàng sang trọng, không ngờ em quỳ rạp xuống rồi...

27/04/2024 08:53

Bạn gái nói có bầu, tôi quyết không nhận, chưa cưới sao tin được đó là con mình cơ chứ

25/04/2024 22:13

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình