1. Bệnh hôi miệng là gì?
Bệnh hôi miệng là chứng bệnh gây ra mùi hôi, mùi khó chịu khi hơi thở thoát ra. Tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, nhưng bệnh hôi miệng lại gây ảnh hưởng đến tâm lý và giao tiếp hàng ngày của người bệnh.
Đây là một bệnh lý khá phổ biến xảy ra ở nhiều người. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Hàn lâm Nha khoa tổng quát, hiện nay trên thế giới có hơn 80 triệu người mắc phải chứng hôi miệng mãn tính.
2. Tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh hôi miệng
Chăm sóc răng miệng kém
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra chứng bệnh hôi miệng. Nếu bạn vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, các thức ăn sẽ tạo thành các mảng bám giữa răng và nướu. Vi khuẩn xâm nhập, kết hợp với enzym có trong nước bọt gây nên mùi hôi khó chịu.
Ăn, uống các thực phẩm có mùi
Những loại thực phẩm như cá, trứng, tỏi, hành, cà phê, đồ ăn cay,... sẽ khiến cho hơi thở của bạn có mùi. Nhiều loại thức ăn cũng góp phần làm cho hơi thở của bạn không thơm tho bởi chúng giải phóng lưu huỳnh - một chất có mùi như trứng thối. Mặc dù bạn đã đánh răng nhưng mùi của chúng vẫn bám vào răng miệng.
Ăn nhiều đồ ngọt
Những loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh, kẹo, nhất là các loại kẹo dính... chính là "kẻ thù" của răng miệng. Chúng có thể gây ra chứng bệnh hôi miệng nếu bạn ăn quá nhiều.
Thực hiện chế độ ăn kiêng
Việc ăn nhiều đạm và ít carbs sẽ khiến cho cơ thể bị đốt cháy các chất béo để sản sinh năng lượng cho các hoạt động. Từ đó các chất thải được bài tiết ra ngoài qua nước tiểu và hơi thở. Những chất thải này có mùi như mùi hoa quả thối.
Thở bằng miệng khi đang ngủ
Khi bạn ngủ, quá trình sản xuất nước bọt trong khoang miệng giảm. Vì vậy mà khi thức dậy bạn thường nhận thấy hơi thở có mùi hôi. Việc này cũng xảy ra khi bạn thở hoặc ngáy, miệng sẽ bị khô và gây ra mùi hôi khó chịu.
Do uống thuốc
Chứng bệnh hôi miệng còn do một số tác dụng phụ của thuốc gây ra chẳng hạn như thuốc chống dị ứng, thuốc trầm cảm, thuốc cao huyết áp,...
Bị nghẹt mũi hoặc dị ứng
Những người mắc bệnh về đường hô hấp như viêm xoang mãn tính, nghẹt mũi,... thường phải thở bằng miệng. Từ đó khiến miệng bị khô, lượng nước bọt giảm và gây ra tình trạng hôi miệng.
Hút hoặc nhai thuốc lá
Mùi thuốc lá không chỉ bám vào quần áo, đồ đạc mà còn khiến hơi thở có mùi. Hơn nữa, khói thuốc còn làm giảm cảm giác, giảm khả năng ngửi và nếm của con người.
Uống rượu
Những chất có cồn như bia, rượu thường làm khô miệng, nhất là các đồ uống chứa đường càng khiến vi khuẩn dễ dàng phát triển, gây mùi khó chịu cho hơi thở.
Sức khỏe có vấn đề
Bệnh hôi miệng còn là dấu hiệu của những bệnh lý khác như trào ngược axit, trào ngược dạ dày thực quản, ợ nóng,... Ngoài ra, hơi thở có mùi còn cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, xơ gan, suy thận,...
3. Những cách chữa bệnh hôi miệng tại nhà
Việc xác định được nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng sẽ giúp bạn có cách điều trị phù hợp và nhanh chóng. Dưới đây là một số cách chữa bệnh hôi miệng hiệu quả tại nhà mà bạn có thể áp dụng:
Đánh răng ngay sau khi ăn
Đây là việc làm cần thiết để hạn chế các tác nhân gây bệnh hôi miệng. Sau khoảng 30 phút sau khi ăn, bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng
Bên cạnh việc đánh răng thì sử dụng chỉ nha khoa sẽ giúp bạn loại bỏ tối đa các mảng bám, thức ăn thừa trong kẽ răng.
Làm sạch lưỡi
Lưỡi cũng là nơi vi khuẩn thường xuyên trú ngụ và phát triển. Biểu hiện của việc vi khuẩn xâm nhập quá mức là bề mặt lưỡi xuất hiện các mảng màu trắng đục. Do vậy bạn nên tạo thói quen vệ sinh lưỡi để loại bỏ mùi hôi miệng.
Uống nhiều nước
Nghe tưởng chừng như đơn giản nhưng đây là cách chữa trị bệnh hôi miệng hiệu quả. Cung cấp đầy đủ nước không những tốt cho sức khỏe mà còn khá hữu hiệu trong việc chữa hôi miệng. Có những trường hợp bệnh nhân bị khô miệng mãn tính, các bác sĩ phải kê đơn thuốc để kích thước tiết nước bọt hoặc chuẩn bị nước bọt nhân tạo.
Làm sạch dụng cụ nha khoa
Với những bạn niềng răng hoặc dùng răng giả thì chú ý vệ sinh 1 lần/ngày để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn gây hôi miệng.
Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế các món cay nóng và các thực phẩm gây mùi hôi miệng như hành, tỏi, cà phê, đồ ngọt,... cũng là cách chữa bệnh hôi miệng bạn không nên bỏ qua.
Chăm sóc răng miệng định kỳ
Thực hiện lấy cao răng 2 lần/năm là cách tốt nhất để giúp hơi thở tránh khỏi mùi hôi khó chịu.
4. Những mẹo chữa bệnh hôi miệng theo phương pháp dân gian
Bên cạnh những cách chữa bệnh hôi miệng tại nhà, trong dân gian cũng lưu truyền nhiều mẹo thú vị giúp bạn thoát khỏi căn bệnh khó nói này chỉ với những nguyên liệu quen thuộc có sẵn trong nhà bếp.
Trị hôi miệng bằng nước muối
Nước muối có tính kháng khuẩn sát trùng, giúp trị bệnh hôi miệng hiệu quả. Hơn nữa, nước muối còn giúp giảm đau họng, giảm đau do sâu răng. Bạn có thể pha nước muối với tỉ lệ vừa phải hoặc mua nước muối sinh lý để ngậm 3 lần/ngày để trị hôi miệng nhanh chóng.
Trị hôi miệng bằng mật ong
Mật ong có tác dụng diệt khuẩn và điều trị hôi miệng rất tốt. Bạn có thể pha mật ong với chanh hay bột quế, táo,... để súc miệng hàng ngày. Mùi hôi miệng sẽ giảm đáng kể và hơi thở sẽ có mùi thơm tho dễ chịu hơn.
Trị hôi miệng bằng lá ổi
Trong lá ổi có chứa chất làm sạch, có tác dụng tiêu diệt mùi hôi miệng hiệu quả. Ngoài ra, lá ổi còn giúp răng trở nên trắng sáng hơn. Bạn dùng 3-4 búp lá ổi non rửa sạch, nhai và đảo đều trong miệng khoảng 5 phút. Sau đó súc miệng lại bằng nước muối loãng. Hoặc có thể dùng lá ổi non nấu nước để súc miệng mỗi ngày sau khi ăn 30 phút.
Trị hôi miệng bằng dầu dừa
Dầu dừa có tính kháng khuẩn cao nên việc dùng dầu dừa để chữa bệnh hôi miệng cũng được sử dụng phổ biến. Cách thực hiện khá đơn giản: Sau khi đánh răng xong, bạn lấy một ít dầu dừa và đánh răng như bình thường. Chú ý chải kỹ ở các kẽ răng, thực hiện khoảng 3-4 phút và súc miệng lại với nước sạch. Hoặc bạn dùng dầu dừa để ngậm và súc miệng từ 5-10 phút mỗi ngày sau đó súc lại bằng nước ấm.
Chữa hôi miệng bằng mùi tàu
Mùi tàu còn gọi là ngò gai cũng có tác dụng chữa hôi miệng hữu hiệu. Bạn dùng một nắm lá mùi tàu đã rửa sạch, cắt nhỏ và sắc lấy nước. Để nước nguội rồi thêm chút múi khuấy đều. Súc miệng bằng nước mùi tàu mỗi ngày sẽ giúp bạn có hơi thở thơm tho hơn.
Chữa hôi miệng bằng lá trầu
Lá trầu không có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn, tiêu viêm tốt. Vì vậy mà nó thường được dùng để trị chứng hôi miệng. Để thực hiện phương pháp này, bạn dùng một ít là trầu không rửa sạch, thái nhỏ, sắc lấy nước. Mỗi ngày dùng nước lá trầu không để ngậm và súc miệng từ 3-4 lần. Hoặc cách đơn giản là bạn nhai lá trầu không cũng giúp loại bỏ mùi hôi miệng hiệu quả. Hơn nữa nó còn giúp làm dịu cơn đau nhanh chóng nếu bạn đang bị đau răng.
Có thể thấy, hiểu biết những thông tin về bệnh hôi miệng sẽ giúp bạn có thể khắc phục triệu chứng này để tự tin hơn trong cuộc sống.