Phụ Nữ Sức Khỏe

Bệnh bụi phổi là gì?

Ngoài các loại bệnh phổi thông thường, nhiều người còn mắc phải loại bệnh phổi do bụi gây ra.

Những người làm nghề tiếp xúc nhiều khói bụi dễ mắc bệnh bụi phổi. Ảnh: Sebastian Kaulitzki/Science Photo Library.

TS.BS Nguyễn Như Vinh, Trưởng khoa Thăm dò chức năng Hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết bệnh bụi phổi hình thành do bụi tích tụ lâu dài trong phổi, khi người bệnh thường xuyên hít thở không khí ô nhiễm chứa các hạt bụi nhỏ.

Thông thường, nếu bụi có kích thước lớn, chúng sẽ bị giữ lại ở vùng mũi họng và dễ dàng được đào thải ra ngoài qua cơ chế tự nhiên của đường hô hấp. Tuy nhiên, các hạt bụi siêu nhỏ có khả năng đi sâu vào tận phế nang - nơi diễn ra quá trình trao đổi khí của phổi. Khi đó, việc đào thải trở nên khó khăn hơn, bụi tích tụ lâu dần sẽ gây tổn thương mô phổi, dẫn đến bệnh bụi phổi.

Nguyên nhân chính của bệnh bụi phổi là tiếp xúc lâu dài với các loại vật liệu tạo ra bụi mịn có khả năng xâm nhập vào sâu trong phổi. Đặc biệt, những người làm việc trong môi trường nhiều bụi như ngành khai thác đá, mỏ than, chế biến vật liệu xây dựng, sản xuất thủy tinh hay đồ gốm có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Một dạng bệnh bụi phổi phổ biến là bụi phổi silic, thường gặp ở những người làm nghề mài, cắt đá hoặc sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoài ra, người nghiện thuốc lá hoặc sống trong môi trường ô nhiễm nặng cũng dễ mắc bệnh do hệ hô hấp bị tổn thương và giảm khả năng tự bảo vệ trước tác nhân gây hại.

Bệnh bụi phổi thường tiến triển chậm và âm thầm, các triệu chứng xuất hiện từ từ, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp khác như lao phổi hoặc ung thư phổi.

Triệu chứng thường gặp:

  • Ho khan kéo dài, đôi khi khạc đờm màu đen do bụi tích tụ trong phổi
  • Khó thở dai dẳng, đặc biệt khi gắng sức
  • Cảm giác tức ngực, mệt mỏi
  • Ho ra máu (trong một số trường hợp nặng)

Nếu người bệnh tiếp tục tiếp xúc với bụi mà không có biện pháp bảo vệ, các triệu chứng sẽ ngày càng nặng hơn.

Bệnh bụi phổi rất khó điều trị triệt để do các tổn thương ở phổi là không thể phục hồi. Phương pháp điều trị chủ yếu nhằm giảm nhẹ triệu chứng, bao gồm dùng thuốc ho, thuốc long đờm và thở oxy trong trường hợp thiếu oxy. Một số trường hợp có thể áp dụng phương pháp rửa phổi, nhưng kết quả thường hạn chế và chỉ phù hợp với một số dạng bệnh bụi phổi nhất định.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh bụi phổi có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như suy hô hấp mạn tính, tràn khí màng phổi, thậm chí đe dọa tính mạng.

Vì bệnh bụi phổi không thể điều trị dứt điểm, phòng ngừa là biện pháp quan trọng nhất. Bác sĩ Vinh khuyến cáo những người làm việc trong môi trường nhiều khói bụi cần sử dụng đầy đủ các thiết bị bảo hộ như khẩu trang chuyên dụng và hệ thống thông gió để giảm thiểu nguy cơ hít phải bụi mịn.

Ngoài ra, cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường. Việc bỏ thuốc lá và hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

Theo Nguyễn Thuận/Tri thức

Tin liên quan

5 mối nguy hiểm chết người của cúm từ sự ra đi của Từ Hy Viên

Trên thực tế, virus cúm không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tử vong như nhiều người vẫn...

Bệnh ung thư khiến người phụ nữ 'mọc sừng' chi chít trên đầu

Người phụ nữ đến bệnh viện trong tình trạng khối u xuất hiện nhiều vị trí, toàn bộ vùng da...

Cách đi bộ giúp cải thiện sức khỏe tim

Đi bộ là bài tập thể dục đơn giản, nhẹ nhàng nhưng rất hữu ích cho sức khỏe, đặc biệt...

3 hành động vào buổi sáng giúp gan khỏe, ruột sạch

Gan và ruột đóng vai trò quan trọng trong việc thải độc cho cơ thể. Duy trì chế độ ăn...

Nơi chứa nhiều vi nhựa nhất trong cơ thể người

Nghiên cứu mới cho thấy dù là cơ quan được bảo vệ tốt nhất trong cơ thể con người, não...

4 món 'ngon miệng, hại thân' nhiều người vẫn ăn mỗi ngày

Một số loại thực phẩm dưới đây rất quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày nhưng sẽ gây nguy hại...

Nguyên nhân khiến ngày càng nhiều người mắc ung thư

Ung thư trực tràng, ung thư vú, ung thư da ngày càng phổ biến ở người dưới 50 tuổi trở...

Tin mới nhất

Chỉ với 2 lát khoai tây, bạn sẽ không còn phải rơi nước mắt khi cắt hành

15 giờ trước

Quên muối đi, đây mới là "bảo bối" giúp khử sạch mùi tanh của mực, nấu món gì cũng ngon

15 giờ trước

Sử dụng thứ này xuống đáy chảo trước khi rán, đảm bảo đậu phụ giòn tan

15 giờ trước

Cách luộc lòng ngon, giòn, hết sạch mùi hôi

15 giờ trước

Muốn có nồi thịt kho tàu thơm ngon đúng vị, thịt mềm nhưng không bị ngấy đừng bỏ qua công...

15 giờ trước

3 lưu ý quan trọng khi ăn đu đủ nếu không muốn gây hại cho sức khỏe 

21 giờ trước

Cách kết hợp nghệ với hạt tiêu đen cực tốt cho sức khỏe

21 giờ trước

Không ngờ loại gia vị "rẻ như cho", lại là vị "thuốc quý" với nhiều công dụng tuyệt vời cho...

21 giờ trước

7 thực phẩm giúp chống lão hóa và kéo dài thanh xuân

23 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình