Nội dung bài viết
- Bệnh alzheimer là gì?
- Dấu hiệu bệnh alzheimer
- Giảm trí nhớ tới mức đảo lộn cuộc sống hàng ngày
- Không ra được kế hoạch hoặc không thực hiện được một công việc nào đó
- Không hoàn tất công việc nhà, việc nào đó hay cả khi giải trí rảnh rỗi
- Hay nhầm lẫn thời gian, không gian
- Thị lực kém
- Khó khăn trong việc diễn đạt
- Không có khả năng ghi nhớ
- Khả năng nhìn nhận phán xét giảm
- Rút lui khỏi công việc và sinh hoạt xã hội
- Tính khí thất thường
- Nguyên nhân bệnh alzheimer
- Bệnh alzheimer có chữa được không?
- Chăm sóc bệnh nhân alzheimer như thế nào?
- 8 cách ngăn ngừa bệnh alzheimer
Bệnh alzheimer ở người cao tuổi nhưng căn bệnh này cũng có thể diễn ra với cả người trẻ tuổi. Bệnh alzheimer khiến bệnh nhân vận động khó, làm suy giảm trí nhớ, rút ngắn tuổi thọ. Nếu được phát hiện bệnh sớm, kịp thời điều trị sẽ giúp hạn chế được bệnh tình, kéo dài thêm tuổi đời cho người bệnh.
Bài viết này chúng tôi xin được chia sẻ những thông tin cơ bản về căn Bệnh alzheimer, bạn có thể tham khảo để có cách nhận biết bệnh và hướng điều trị bệnh alzheimer và cách chăm sóc bệnh nhân đúng phương pháp.
Bệnh alzheimer là gì?
Bệnh Alzheimer (AHLZ-high-merz) là một bệnh lý về não có tác động đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Bệnh Alzheimer không phải là bệnh lão khoa thông thường hoặc bệnh thần kinh mà là dạng phổ biến nhất của hội chứng suy giảm trí nhớ.
Hội chứng suy giảm trí nhớ là thuật ngữ tổng quát về việc mất trí nhớ và các khả năng tư duy nghiêm trọng, gây trở ngại cho cuộc sống thường ngày. Bệnh Alzheimer chiếm khoảng 60% đến 80% trong những bệnh làm suy giảm trí nhớ.
Bệnh Alzheimer trầm trọng hơn theo thời gian và cuối cùng gây tử vong.
Dấu hiệu bệnh alzheimer
Giảm trí nhớ tới mức đảo lộn cuộc sống hàng ngày
Người bệnh thường xuyên xuyên quên tên người quen hoặc quên làm một công việc đã được định trước. Vào một lúc nào đó mới nhớ ra rằng mình đã quên. Thậm chí quên cả những điều mới được nhắc tới, quên thời điểm, sự kiện hàng ngày, hay hỏi đi hỏi lại người thân, hay phải nhờ đến sổ ghi nhắc nhở.
Không ra được kế hoạch hoặc không thực hiện được một công việc nào đó
Người bệnh hay làm sai hoặc không làm được công việc quen thuộc phải cần đến sổ ghi hướng dẫn, nhắc nhở. Khả năng tập trung lâu để làm một việc quen thuộc rất khó.
Không hoàn tất công việc nhà, việc nào đó hay cả khi giải trí rảnh rỗi
Hay phải nhờ đến sự giúp đỡ của người khác như các sử dụng đồ vật trong nhà, chỉ cho xem chương trình truyền hình vào khung giờ nào. Bệnh alzheimer hay sa sút trí tuệ đến mức thường xuyên quên những địa điểm quen thuộc, không biết tiền còn nhiều hay ít, quên cả nguyên tắc trò chơi thích thú.
Hay nhầm lẫn thời gian, không gian
Người bệnh hay bị nhầm lẫn thời điểm trong ngày, ngày trong tuần. Không theo dõi dấu vết thời gian, mùa và khoảng thời gian. Người bệnh có thể hiểu sai điều gì nếu nó không xảy ra tức thì. Đôi khi quên nơi đang ở và đến đây bằng cách nào.
Thị lực kém
Bệnh nhân Alzheimer thường bị mắc bệnh đục thuỷ tinh thể, dẫn đến thị lực kém, đọc khó khăn, không biết khoảng cách xa gần, khó xác định màu sắc. Có thể không biết tấm gương trước mặt và nghĩ có người trong đó.
Khó khăn trong việc diễn đạt
Người mắc bệnh alzheimer rất khó khăn trong việc diễn đạt như tìm đúng từ để nói hay viết, không ráp nối được các ý nghĩ khi nói chuyện, hay ngưng giữa chừng, không nghĩ ra được gì để phát triển câu chuyện mặc dù họ đã cố gắng và do đó tự lặp lại.
Không có khả năng ghi nhớ
Người bệnh hay để đồ vật không đúng chỗ quen thuộc, mất khả năng quay lại tìm đúng chỗ cũ, đôi lúc nói “ai lấy mất rồi!”.
Khả năng nhìn nhận phán xét giảm
Người bệnh xử lý, giải quyết hay làm sai việc gì đó trong một khoảng thời gian, ví dụ nhìn nhận sai về tiền bạc của mình, cho không đúng đối tượng. Ít chú ý đến ăn mặc, giữ quần áo không sạch.
Rút lui khỏi công việc và sinh hoạt xã hội
Người bệnh thường thấy mệt mỏi, chán công việc, ngại giao tiếp với mọi người, không còn hứng thú với những thứ đã thích từ trước.
Tính khí thất thường
Người bệnh có diễn biến tâm trạng không ổn định, buồn vui, giận dỗi vô cớ, trở nên cáu kỉnh khi sinh hoạt thường lệ bị thay đổi hay gián đoạn. Người bệnh có thể trở nên lẫn lộn, nghi ngờ, phiền muộn, lo âu hay quá sợ sệt. Có thể làm đảo lộn bất hòa trong gia đình, với bạn bè hay nơi lẽ ra thoải mái.
Nguyên nhân bệnh alzheimer
Tuổi tác
Bệnh Alzheimer xuất hiện phổ biến ở những người có tuổi đời trên 65 tuổi. Tuổi trung bình của bệnh là 80. Tỷ lệ bệnh khoảng 1-2% ở lứa tuổi 65, nhưng tăng lên 5% ở nhóm tuổi 80. Bệnh gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới vì nữ giới có tuổi thọ cao hơn.
Di truyền
Bệnh alzheimer có di truyền không? Nếu như trong gia đình (cha mẹ, anh chị em ruột) có người mắc bệnh này thì nguy cơ mắc bệnh của thế hệ sau sẽ cao hơn những người khác. Tuy tác nhân gen và di truyền hiện vẫn còn là một dấu hỏi lớn, nhưng các nhà khoa học đã phát hiện một số biến đổi gen làm tăng cao nguy cơ bệnh trong một số gia đình.
Môi trường sống
Một số yếu tố môi trường có thể là nguyên nhân gây bệnh, như một số trường hợp mắc Alzheimer bị lắng đọng nhôm trong não.
Bệnh alzheimer có chữa được không?
Bệnh Alzheimer không thể chữa khỏi mà chỉ có thể điều trị bằng thuốc để làm chậm diễn tiến bệnh. Các loại thuốc thường được bác sỹ chỉ định cho căn bệnh này bao gồm thuốc ức chế cholinesterase và memantine. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm thuốc an thần giúp giảm lo âu, trầm cảm, kích động, và các vấn đề về hành vi khác.
Chăm sóc bệnh nhân alzheimer như thế nào?
+ Người bệnh alzheimer thường hay quên, khó khăn để thích nghi với sự thay đổi môi trường sống, vì vậy bạn nên cố gắng không thay đổi môi trường sống của người bệnh (nhà ở, người chăm sóc…) trừ khi thật cần thiết.
+ Bạn nên in thông tin quan trọng và đặt ở một vài nơi trong nhà.
+ Cố gắng đơn giản hóa thói quen hàng ngày và không gian sống của người bệnh
+ Giúp người bệnh suy nghĩ tích cực
+ Giúp người bệnh hoà nhập với mọi người xung quanh, giúp họ tham gia vào các hoạt động xã hội và thể chất
+ Tìm người hỗ trợ chăm sóc
+ Không nên để người bệnh sống một mình hoặc có nhiều khoảng thời gian cô đơn một mình.
8 cách ngăn ngừa bệnh alzheimer
Ngăn ngừa béo phì
Tình trạng béo phì, đặc biệt là ở phụ nữ dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer gấp 3 lần so với những người có cân nặng bình thường. Ở đàn ông béo phì, tỷ lệ này là 30%. Cho nên bạn hãy duy trì cân nặng thích hợp, đặc biệt ở độ tuổi trung niên. Hãy áp dụng một chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc; ít thịt và các sản phẩm bơ sữa có thể làm giảm nguy cơ bệnh Alzheimer lên đến 50%.
Ngăn ngừa bệnh động mạch cảnh
Khi mảng bám tích tụ trong động mạch cảnh, làm máu khó di chuyển lên não. Lưu lượng máu bị hạn chế gây tổn thương và chết các tế bào não. Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ phải mở động mạch cảnh bị chặn, ngăn ngừa đột quỵ. Tuy nhiên, nhiều người có thể kiểm soát bệnh động mạch cảnh bằng những thói quen lành mạnh như kiểm soát cholesterol và huyết áp, tập thể dục, bỏ hút thuốc.
Ngăn ngừa bệnh huyết áp cao
Cao huyết áp làm hư hại các mạch máu, ảnh hưởng đến dòng chảy của máu đến não bộ. Khoa học đã chỉ ra rằng, những người từng bị đau tim tăng gấp đôi khả năng bị mất trí nhớ. Vì vậy, bạn nên kiểm soát huyết áp và giảm căng thẳng cũng là một cách để phòng chống bệnh Alzheimer sau này.
Tăng hoạt động trí não
Theo các nhà khoa học, bộ não cũng giống như cơ bắp, nếu bạn không sử dụng, não sẽ dần thoái hóa. Nếu bộ não không được hoạt động, quá trình lão hóa của não nhanh hơn. Việc hoạt động trí não dù được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều giúp cải thiện hoạt động não bộ. Bạn có thể tham gia một lớp học khiêu vũ, học guitar, hoặc học một ngôn ngữ mới.
Tránh Stress
Một số nghiên cứu đã đã tìm ra mối liên quan giữa trầm cảm và tăng nguy cơ mất trí nhớ. Nguyên nhân có thể do những thay đổi trong não có liên quan đến bệnh Alzheimer gây ra các triệu chứng trầm cảm. Theo các chuyên gia y tế, người bị trầm cảm nên tích cực hoạt động xã hội và thể chất để não khỏe mạnh.
Giảm mức độ homocysteine
Homocysteine là một axit amin được thực hiện trong quá trình phá vỡ protein. Homocysteine tăng cao ở những người ăn nhiều thịt đỏ, tăng tình trạng viêm, dễ bị suy giảm nhận thức. Vì vậy, hãy hạn chế ăn thịt đỏ và tăng nhiều rau lá xanh, trái cây và các loại hạt trong thực đơn để giúp giảm lượng homocysteine.
Ngăn chặn biến chứng bệnh tiểu đường
Khi mắc bệnh tiểu đường, mạch máu và lưu lượng máu trong cơ thể bị thay đổi, làm thay đổi lưu lượng máu đến não. Nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh Alzheimer từ kháng insulin trong các tế bào não, hay còn gọi là bệnh tiểu đường tuýp 3 có thể dẫn đến tích tụ protein độc hại và làm chết tế bào não. Do đó, người mắc bệnh tiểu đường cần tránh để dẫn đến các biến chứng khó lường như bệnh Alzheimer.
Bỏ hút thuốc
Thuốc lá có thể gây tổn hại mạch máu, làm hạn chế lưu lượng máu đến não và làm mảng bám tích tụ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến 14% các trường hợp bị Alzheimer trên toàn thế giới có thể là do thuốc lá gây ra. Vì vậy, nên tránh xa thuốc lá để không làm hại chính bản thân và những người xung quanh.
Bệnh alzheimer gây ra những khó khăn cho việc vận động, giao tiếp và tư duy. Đồng thời nó còn đẩy người bệnh đến chỗ chán nản, xa lánh mọi người xung quanh và lấy đi tuổi thọ của họ. Hãy ghi nhớ các dấu hiệu quả bệnh và giúp bản thân, cũng như những người xung quanh có cách phòng bệnh và điều trị bệnh đúng cách.