Phụ Nữ Sức Khỏe

Bé trai 3 tháng tuổi đã mắc giang mai

Bé trai 3 tháng tuổi được đưa đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám vì có tình trạng bong vảy ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.

Ngày 3/10, Bệnh viện Da liễu Trung ương thông tin về ca bệnh đặc biệt, bé trai 3 tháng tuổi mắc bệnh giang mai bẩm sinh.

Bệnh nhi được đưa đến khám vì triệu chứng bong da ở lòng bàn tay, bàn chân, ngoài ra không có tổn thương ở các vị trí khác trên cơ thể (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).

Theo đó, khoảng 2 tuần nay, bé có tình trạng bong tróc da ở lòng bàn tay và bàn chân.

Khai thác tiền sử cho thấy trẻ là con đầu, sinh mổ đủ tháng, khỏe mạnh, cân nặng khi sinh là 3,5kg, có vàng da sơ sinh kéo dài 1 tháng.

Bác sĩ điều trị cho biết, với triệu chứng bong tróc da lòng bàn tay, chân, ngoài nghĩ đến các bệnh lý da viêm thông thường như viêm da cơ địa, các bác sĩ cũng nghĩ đến căn bệnh giang mai bẩm sinh.

Người mẹ cũng cho biết, cả hai bố mẹ chưa từng làm xét nghiệm giang mai. Trong quá trình mang thai, chị cũng không được làm xét nghiệm sàng lọc, kể cả trước mổ. Người mẹ hiện tại không có bất cứ dấu hiệu nào tổn thương trên da.

Kết quả xét nghiệm test nhanh cho thấy bé dương tính với giang mai. RPR định lượng cũng khẳng định bệnh nhi mắc giang mai.

Tương tự, kết quả của mẹ và bố đều cho thấy mắc giang mai. Cụ thể, mẹ có kết quả RPR định lượng: 1/16, TPHA định lượng: 1/5120. Kết quả xét nghiệm của bố RPR định lượng: 1/32, TPHA định lượng: 1/10240.

Bệnh nhi được chẩn đoán xác định mắc giang mai bẩm sinh sớm, lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai.

"Giang mai bẩm sinh là trường hợp mẹ mắc bệnh giang mai và truyền cho thai nhi trong khi mang thai. Sự lây truyền thường xảy ra từ tháng thứ 4-5 của thai kì", bác sĩ điều trị thông tin.

Rất may mắn, em bé sinh ra khỏe mạnh và chỉ xuất hiện triệu chứng bong tróc ra lòng bàn tay, bàn chân.

Thông thường, người mẹ mang thai mắc giang mai rất nguy hiểm. Tùy theo mức độ nhiễm xoắn khuẩn từ người mẹ vào thai mà có thể xảy ra các trường hợp: sẩy thai, thai chết lưu, trẻ đẻ non và có thể tử vong.

Các trường hợp nhẹ hơn, em bé mới sinh ra trông có vẻ bình thường, sau vài ngày hoặc vài tháng thấy xuất hiện các thương tổn giang mai, khi đó gọi là giang mai bẩm sinh sớm. Giang mai bẩm sinh có thể xuất hiện muộn hơn khi trẻ trên 2 tuổi. Còn ở lứa tuổi 5-6 hoặc lớn hơn gọi là giang mai bẩm sinh muộn.

Trẻ mắc giang mai bẩm sinh thường biểu hiện triệu chứng trong 3 tháng đầu, với các biểu hiện phỏng nước lòng bàn tay, bàn chân, thường gặp hơn là triệu chứng bong vảy ở lòng bàn tay, bàn chân, sổ mũi, khụt khịt mũi, viêm xương sụn, giả liệt Parrot (do viêm các đầu xương dài làm trở ngại vận động).

Trẻ đẻ ra thường nhẹ cân, da nhăn nheo, bụng to, có tuần hoàn bàng hệ, gan, lách to.

Ở những trường hợp muộn hơn có thể biểu hiện triệu chứng sau 2 năm; sau 3 - 4 năm với các biểu hiện như: viêm giác mạc kẽ thường xuất hiện lúc dậy thì (bắt đầu bằng các triệu chứng nhức mắt, sợ ánh sáng ở một bên, về sau cả hai bên và có thể dẫn đến mù, lác quy tụ), điếc cả hai tai bắt đầu từ 10 tuổi.

Ngoài ra còn có thể thấy các dị hình như: thủng vòm miệng, trán dô, xương chày lưỡi kiếm…

"Nếu bệnh được phát hiện sớm có thể điều trị khỏi và không để lại di chứng. Vì thế, phụ nữ mang thai nên được sàng lọc bệnh giang mai ít nhất 1 lần để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, giúp phòng ngừa và loại trừ hiệu quả nhất bệnh giang mai bẩm sinh", bác sĩ khuyến cáo.

Theo Tú Anh/Dân Trí

Tin liên quan

“Bóc mẽ” 5 thói quen ăn uống gây hại cho tim: Điều đầu tiên là "kẻ thù số 1" mà...

Thói quen ăn uống có mỗi liên hệ mật thiết đến sức khỏe của hệ tim mạch. Dưới đây là...

Hà Nội: Ca sốt xuất huyết mới cao nhất từ đầu năm, 289 ổ dịch hoạt động

Trong 9 tháng đầu năm 2023, Hà Nội đã phát hiện 1.029 ổ dịch sốt xuất huyết. Hiện thành phố...

Trẻ bị đau mắt đỏ, cha mẹ tuyệt đối không làm việc này để phòng biến chứng

Khi trẻ bị đau mắt đỏ, cha mẹ tuyệt đối không nên nhỏ sữa hoặc dùng lá trầu không...

6 điều nên làm để phòng bệnh mùa thu - thời điểm dễ ốm trong năm

Mùa thu được coi là mùa đẹp nhất, tuy nhiên với nhiều người, sức khỏe lúc giao mùa từ hạ...

Dấu hiệu để phân biệt bệnh đậu mùa khỉ với thủy đậu

Mặc dù không phải là bệnh giống như bệnh thủy đậu nhưng một số triệu chứng của mùa khỉ và...

Trẻ em dễ mắc bệnh lao nếu không tiêm phòng

Trẻ em là đối tượng dễ bị tác động bởi các bệnh truyền nhiễm trong đó có bệnh lao, vì...

Càng lớn tuổi càng buồn tẻ, phản ứng cảm xúc với căng thẳng cũng giảm dần khi già đi

Nghiên cứu được thực hiện trong hơn 20 năm, thông qua các bảng câu hỏi và phỏng vấn cho thấy căng...

Tin mới nhất

Bị máu nhiễm mỡ kiêng ăn gì và nên ăn gì tốt cho sức khỏe?

2 giờ trước

Cách giảm đau bụng kinh tức thì tại nhà

2 giờ trước

Ngâm chân nước nóng có tác dụng gì?

2 giờ trước

Chúng ta đang tự rước bệnh ung thư từ những hành động quen thuộc hàng ngày

2 giờ trước

Nắng nóng gay gắt, chú ý phòng bệnh kỹ

7 giờ trước

Những bộ phận cơ thể càng mềm càng khỏe

7 giờ trước

Ăn gì để mọc tóc nhanh và dày?

7 giờ trước

Nhan sắc tuổi đôi mươi ngọt ngào của những ái nữ nhà sao Việt, được ủng hộ 'nối nghiệp' bố...

7 giờ trước

Tiết lộ tác dụng phụ không ai ngờ tới của việc giảm cân cấp tốc, gây ảnh hưởng nặng nề...

7 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình