Sau khi bị nhiễm vi rút cúm, người bệnh sẽ có các triệu chứng như sốt cao 39-400C kèm theo rét run, nhức đầu, buồn nôn, đau mỏi toàn thân, mệt mỏi. Hoặc có thể kèm theo các biểu hiện sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, đau họng, ho...
Bệnh cúm tiến triển thường lành tính nhưng không phải vì thế mà chúng ta nên chủ quan bởi những biến chứng của nó cũng rất nguy hiểm. Dưới đây là những điều chuyên gia khuyên bạn nên làm để phòng tránh bệnh cúm.
Duy trì tập thể dục, cải thiện hệ thống miễn dịch
Tập luyện thể dục thể thao ít nhất 2 lần mỗi tuần và kéo dài ít nhất 30 phút. Giữ ấm trong quá trình tập thể dục và tránh những chấn thương về xương khớp. Đối với người cao tuổi, nếu không đủ sức khỏe để thực hiện các bài tập ngoài trời thì có thể sử dụng những bài tập nhẹ ở trong nhà, yago hoặc massage.
Chế độ ăn uống hợp lý
Trong mùa đông lạnh, bạn có thể ăn nhiều thực phẩm giàu protein như thịt bò, thịt cừu. Uống nước ấm, súp nóng để duy trì thân nhiệt của cơ thể. Ăn nhiều ranh xanh và hoa quả để cải thiện hệ thống miễn dịch, giảm tỷ lệ nhiễm cúm, viêm gan, ngăn ngừa viêm loét dạ dày. Ăn hành lá, tỏi, gừng và các thực phẩm cay khác giúp giảm đờm, khử trùng, chống viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiêu hóa và quan trọng hơn là xua tan cái lạnh, phòng chống cảm cúm.
Nhà cửa khô thoáng, rửa tay thường xuyên
Mỗi ngày vào lúc 9 - 10 giờ sáng, bạn nên mở cửa sổ để cải thiện chất lượng không khí, tránh sự phát triển của vi khuẩn. Rửa tay thường xuyên để tránh những vi khuẩn có hại xâm nhập, đặc biệt là nhà có trẻ nhỏ.
Hạn chế ăn nhà hàng
Mùa đông là thời điểm các bệnh lây nhiễm bùng phát, hạn chế ăn ngoài nhà hàng để phòng tránh vi khuẩn, đặc biệt các bệnh đường hô hấp, cảm cúm. Sử dụng bữa ăn ở nhà để đảm bảo sức khỏe.
Không uống rượu
Nhiều người nghĩ rằng uống một ly rượu giúp giảm cảm lạnh. Rượu chỉ có thể làm ấm cổ họng và làm ấm người tạm thời, nhưng nó lại làm suy yếu hệ miễn dịch và mất nước. Điều này sẽ càng khiến khả năng nhiễm cảm cúm tăng cao.