Nội dung bài viết
Bệnh quai bị có lây không?
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra. Người bệnh có thể bị sưng một hoặc cả hai bên mặt.
Điều khiến nhiều người quan tâm đến vấn đề bệnh quai bị bao lâu thì khỏi là có nhiều trường hợp không có triệu chứng hoặc triệu chứng mắc bệnh hoặc khỏi bệnh đều rất nhẹ khiến người bệnh khó nhận biết để chủ động điều trị, phòng tránh bệnh lây lan hay dừng điều trị bệnh đúng lúc.
Một số bệnh nhân và người cũng hay thắc mắc bệnh quai bị có lây qua nước bọt hoặc chất nhầy từ miệng, mũi hoặc cổ họng không. Câu trả lời là một người mang bệnh có thể lây cho người khác qua những đường này, cụ thể là:
Khi người bệnh quai bị ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.
Dùng chung các vật dụng với người mắc quai bị.
Người khỏe mạnh chạm tay vào những đồ vật hoặc bề mặt sau khi người bệnh đã ho, hắt hơi vào mà không rửa tay.
Điều đáng nói là bệnh quai bị có thể lây trước khi các tuyến nước bọt sưng và kéo dài đến 5 ngày sau khi bắt đầu sưng. Chính vì vậy, người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với người khác ít nhất trong 5 ngày sau khi phát hiện những triệu chứng sưng tuyến nước bọt để tránh lây bệnh.
Quai bị bao lâu thì hết lây?
Bệnh quai bị bao lâu thì khỏi hẳn và hết lây cũng là vấn đề người bệnh và gia đình cần tìm hiểu để có biện pháp điều trị và phòng bệnh tốt nhất.
Nếu tính từ ngày nhận ra những dấu hiệu đầu tiên của bệnh đến khi vùng hàm của người mắc quai bị xẹp xuống thì chỉ khoảng 1 tuần nhưng mấu chốt là bệnh đã hình thành từ trước đó khá lâu nhưng phát triển âm ỉ ở bên trong cơ thể người bệnh.
Dưới đây là “lộ trình” phát triển thường gặp của bệnh quai bị:
Thời kỳ ủ bệnh.
Thời kỳ khởi phát.
Thời kỳ toàn phát.
Thời kỳ phục hồi.
Chỉ cần sau thời gian 1 tuần những dấu hiệu trên đây sẽ giảm xuống rõ rệt, vùng hàm không còn cảm giác sưng to nữa. kéo theo đó, những triệu chứng đau nhức toàn thân và cơn sốt cũng mất dần đi.
Như vậy nếu tính tổng thời gian ủ bệnh, phát bệnh và hết hẳn các triệu chứng thì mất khoảng 20-21 ngày. Trong suốt thời gian này, bệnh nhân cần kiêng cữ một số thứ để bệnh nhanh khỏi để chấm dứt nỗi lo bệnh quai bị bao lâu thì khỏi cùng nguy cơ gây biến chứng sau này.
Dưới đây là những dấu hiệu đã khỏi bệnh quai bị đồng thời giúp giải đáp thắc mắc quai bị bao lâu thì hết sưng, quai bị hết sưng đã khỏi chưa.
Bệnh nhân bị bệnh quai bị thường hết sốt sau 3-4 ngày phát bệnh. Đi kèm theo đó là những dấu hiệu khỏi bệnh như tuyến nước bọt mang tai hết sưng, sau 8-10 ngày. Riêng phần hạch sưng sẽ kéo dài hơn tuyến nước bọt một chút nhưng chỉ chênh lệch thêm vài ngày thì cũng hết.
Đa số trẻ em mắc bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 10 ngày nếu được chăm sóc, điều trị và kiêng cữ tốt, cũng không để lại biến chứng gì nghiêm trọng.
Dù tuyến nước bọt của bệnh nhân trải qua thời kỳ sưng nhưng thường không bị hóa mủ, ngoại trừ trường hợp bị kết hợp bội nhiễm vi khuẩn nếu không sẽ rất hiếm bị teo. Nắm được những điều này bạn sẽ biết được bệnh quai bị bao lâu thì khỏi cũng như những dấu hiệu chứng tỏ bệnh đã lui dần.
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị mắc quai bị mà đi kèm các biến chứng như: viêm não, viêm tụy cấp tính, viêm màng não, viêm cơ tim, giảm bạch cầu... thì thời gian ủ bệnh, phát bệnh sẽ lâu hơn và cũng gây nguy hiểm hơn.
Làm gì nếu quai bị hết đau nhưng vẫn sưng?
Cách xử lý khi quai bị ngày càng sưng to, cách giảm sưng quai bị là những vấn đề làm đau đầu người thân, gia đình cũng như bệnh nhân đang bị quai bị. Sau đây là một số cách giảm sưng quai bị hiệu quả:
1. Nhân hạt gấc
Dùng 7-9 hạt gấc nướng lên rồi bóc vỏ lấy nhân tán mịn. Sau đó chuẩn bị 10ml giấm thanh, hoặc rượu trắng. Đem hạt gấc mài vào dấm, hay rượu có sẵn rồi bôi nhiều lần vào chỗ sưng rất hiệu quả.
2. Lá ớt tươi
Lá ớt tươi lấy khoảng 100g, đem giã nát lấy nước bôi, liên tục đắp vào chỗ lên quai bị vừa giúp làm mát vừa hút nhiệt độc chỗ sưng quai bị.
3. Đậu xanh – lá gấc
Trộn phần đậu xanh nguyên vỏ và lá gấc tươi rồi giã nhuyễn. Chỉ cần đắp vào chỗ sưng ngày 2 lần là thấy ngay tác dụng giảm đau, giảm sưng.
Quai bị sau bao lâu thì biến chứng?
Bệnh quai bị vốn được xem là bệnh lành tính. Các triệu chứng bệnh hoàn toàn có thể tự khỏi sau khi phát bệnh trong thời gian từ 7 đến 10 ngày.
Tuy nhiên nếu bản thân người bệnh và những người chăm sóc không có phương pháp phòng tránh và điều trị kịp thời thì bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm, kể cả ở người lớn và trẻ em.
1. Viêm tinh hoàn
Viêm tinh hoàn là biến chứng quai bị ở nam giới vào độ tuổi thành niên và có diễn biến vô cùng phức tạp. Nhất là khi tỉ lệ viêm mào tinh hoàn và tinh hoàn chiếm đến 20 – 35% tổng số người bệnh sau tuổi dậy thì.
Tình trạng viêm mào tinh hoàn và viêm tinh hoàn thường xảy ra đồng thời hoặc trước và trong thời gian ủ bệnh. Biến chứng cũng có thể xuất hiện sau khoảng thời gian mắc bệnh từ 7 – 10 ngày với những triệu chứng như tinh hoàn sưng to kèm theo đau.
Mào tinh có dấu hiệu căng trong vòng 3 – 7 ngày dẫn đến khoảng 50% số trường hợp tinh hoàn bị teo dần. Từ đó kéo theo chất lượng tinh trùng giảm, gây vô sinh.
2. Viêm buồng trứng
Viêm buồng trứng là biến chứng quai bị ở phụ nữ bao gồm một số bệnh về viêm buồng trứng. Tuy nhiên, chúng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức vô sinh. Tỉ lệ biến chứng chiếm khoảng 7%.
Tuy nhiên bạn cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề bệnh quai bị bao lâu thì khỏi và cách phòng ngừa biến chứng vì nếu mắc bệnh thì phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu thì sẽ có nguy cơ sinh con dị dạng hoặc thậm chí là sẩy thai. Còn nếu đang mang thai ở 3 tháng cuối mà gặp biến chứng thì rất có khả năng sinh con non hoặc thai chết lưu.
3. Viêm màng não
Bệnh quai bị ở trẻ em dù là nam hay nữ thì đều có thể gặp phải nguy hiểm vì những biến chứng của viêm màng não xuất hiện nhiều ở những trẻ nhỏ bị sốt cao, co giật, rối loạn ý thức, đau nhức đầu, cứng cổ…. Tỉ lệ này chiếm khoảng 1 đến 10%.
4. Nhồi máu phổi
Nhồi máu phổi diễn ra khi một vùng của phổi bị thiếu máu dinh dưỡng. Tình trạng này kéo dài có thể gây hoại tử mô phổi. Biến chứng này của bệnh quai bị xảy ra khi các biểu hiện viêm tinh hoàn do bệnh quai bị đã kết thúc. Đây là hậu quả tất yếu của huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến.
5. Viêm tụy
Biến chứng gây viêm tụy chỉ chiếm 3 -7 % tổng số bệnh nhân bị mắc quai bị. Chứng viêm này thường xảy ra ở những bệnh nhân bị nặng kèm theo những dấu hiệu như: buồn nôn, đau bụng nhiều và tụt huyết áp.
6. Tổn thương thần kinh (viêm não)
Nhiều người rất sốt ruột và luôn quan tâm bệnh quai bị bao lâu thì khỏi bởi vì nếu tình trạng bệnh kéo dài có thể gây nên một số biến chứng về thần kinh từ nhẹ đến nặng.
Cụ thể là thay đổi tính cách, nhức đầu, khó chịu, co giật, rối loạn thị giác và một số trường hợp nghiêm trọng như tổn thương thần kinh sọ não dẫn đến giảm thị lực, kéo theo bệnh viêm đa rễ thần kinh, thậm chí là điếc và viêm tủy sống cắt ngang.
Làm gì khi tiếp xúc với người bị quai bị?
Cần phát hiện sớm bệnh nhân đã mắc bệnh quai bị tại cộng đồng, sau đó tổ chức cách ly và điều trị kịp thời cũng như cung cấp thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu, giải đáp vấn đề bệnh quai bị bao lâu thì khỏi và cách phòng tránh để người bệnh và gia đình họ yên tâm..
Bệnh nhân không được tới trường học, nơi làm việc hay những khu công cộng trong vòng 7 - 9 ngày kể từ lúc phát hiện bệnh. Hạn chế cho bệnh nhân vận động nhiều cũng như tránh tiếp xúc với nhiều người, thường xuyên được nghỉ ngơi tại chỗ.
Gia đình, người thân cũng phải hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khi chăm sóc, tiếp xúc phải mang khẩu trang và trang bị các phương tiện phòng tránh bệnh.
Bên cạnh đó cần chú ý vệ sinh cá nhân và nhà cửa cẩn thận và tránh không sử dụng các dụng cụ ăn uống như ly, chén, muỗng, nĩa, đĩa,... chung với người bệnh.
Bệnh quai bị có phải kiêng gió
Theo quan niệm dân gian khi bị quai bị nên kiêng gió, nước để tránh gây biến chứng cũng như giảm thiểu khả năng lành bệnh.
Tuy nhiên, những kinh nghiệm này hầu hết được truyền miệng và có sẵn trong dân gian nên cần được tìm hiểu và áp dụng thật chính xác theo khoa học và y học để đảm bảo tuân thủ đúng cách.
Trong thời gian bị quai bị, hệ thống miễn dịch trong cơ thể người bị suy yếu và dễ bị tác động bởi bất kì loại virus, vi khuẩn nào có trong môi trường.
Chính vì vậy việc tiếp xúc nhiều với gió, nước có thể khiến hệ miễn dịch của người bệnh ngày càng yếu đi, dẫn đến dễ dàng phát sinh thêm các chứng bệnh khác như cảm cúm, cảm lạnh, thậm chí nguy hiểm hơn là các chứng bệnh biến chứng sau thời gian phát bệnh quai bị. Nên để người bệnh kiêng gặp gió, nước là cần thiết nhưng phải hợp lý.
Bệnh quai bị có uống sữa được không?
Trong thời gian bị bệnh quai bị, người bệnh nên uống sữa và chú ý chia thành nhiều bữa để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa đang trong giai đoạn nhạy cảm.
Khi thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm, người nhà bệnh nhân cũng không nên cho bệnh nhân ăn thức ăn cứng ngay mà phải chuyển dần sang thức ăn mềm để không thay đổi ngột ngột cách tiếp nhận và hấp thụ dinh dưỡng, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục hơn.