Nội dung bài viết
Nguyên nhân đau xương bả vai
Nhiều người thường chủ quan khi gặp phải tình trạng đau xương bả vai. Tuy nhiên, trên thực tế hiện tượng này có thể là dấu hiệu tiềm ẩn các bệnh lý nguy hiểm. Nếu người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng xấu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Bệnh đau dạ dày
Thông thường những người bị đau ở vùng xương ức hoặc xương bả vai trước, sau bữa ăn đều có khả năng cao mắc bệnh đau dạ dày hoặc tá tràng. Một số người còn kèm theo những biểu hiện như nôn ói sau khi ăn.
Chấn thương vùng bả vai
Những người có tiền sử bị chấn thương ở xương bả vai do va đập, té ngã, gãy xương trong quá trình lao động và sinh hoạt hàng ngày cũng có thể gặp phải cơn đau sau khi lành bệnh.
Nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh không chú ý giữ gìn và chăm sóc cơ thể. Đặc biệt làm việc quá sức, khuân vác vật nặng và ăn uống thiếu chất dinh dưỡng khiến xương bả vai bị suy yếu sớm dẫn đến tình trạng đau nhức
Đau thần kinh liên sườn
Dấu hiệu đau ở mạn sườn và dọc các dây thần kinh liên sườn khiến cho người bệnh cảm giác đau 1 bên lan sang trước ngực, sau lưng. Đặc biệt gây tức vùng ngực và xương ức. Cơn đau càng dữ dội hơn khi người bệnh thay đổi tư thế do các dây thần kinh liên sườn gắn liền với xương cột sống.
Biểu hiện của người vẹo cột sống là 2 vai không đều nhau, xương bả vai nhô cao. Lúc đi hoặc đứng thì người đều bị nghiêng về 1 phía. Đặc biệt người vẹo cột sống thường khó khăn khi thở và hay đau lưng do xương sườn, lồng ngực bị nhô ra phía trước.
Các bệnh lý về xương khớp
Đau nhức ở xương bả vai có thể liên quan đến các tổn thương ở cột sống cổ như thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoái hóa đốt sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh,… Từ đó gây chèn ép dây thần kinh tủy sống và kích thích đau ở khu vực chi phối dây thần kinh này là gáy, bả vai và cánh tay.
Ngoài ra, còn là biểu hiện của một số bệnh lý xương khớp khác như viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm xương, ung thư xương, lao, u hố sau…
Triệu chứng đau xương bả vai
- Triệu chứng đầu tiên của chứng đau xương bả vai dễ nhận thấy nhất đó là bị đau khớp vai và phần lưng phía trên.
- Lúc đầu có cảm giác đau nhẹ và bị hạn chế vận động ở vùng gáy cổ. Vùng đầu không quay thoải mái ra sau được mà chỉ có thể nghiêng sang trái hoặc phải.
- Cảm thấy đau khi sờ nhẹ ngoài da vùng gáy.
- Bệnh nặng hơn còn ảnh hưởng đến giấc ngủ và quá trình ăn uống. Khi đó mọi hoạt động liên quan đến vùng cổ vai gáy đều rất đau làm hạn chế hầu như mọi sinh hoạt của người bệnh.
Cách chữa đau xương bả vai
Xoa bóp
Đối với những người gặp phải tình trạng đau xương bả vai nhẹ thường giảm đau nhanh sau khi có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Trong trường hợp này người bệnh cũng có thể áp dụng các phương pháp xoa bóp đơn giản trước khi ngủ.
Cụ thể là lặp lại động tác nghiêng trái, nghiêng phải ở góc 45 độ và động tác cúi, ngửa đầu từ 4 - 5 lần kết hợp ấn cơ cổ trong 30 giây. Phương pháp này giúp tăng lượng máu lưu thông vùng cổ.
Dùng thuốc giảm đau
Trên thực tế tùy thuộc vào tình trạng và cấp độ bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị đau xương bả vai khác nhau.
Nếu mức độ kích thích dây thần kinh ngày càng lớn thì bệnh đau cơ bả vai ngày càng tăng từ vừa đến cao. Do đó nếu thấy cơn đau không thuyên giảm thì người bệnh có thể dùng một số loại thuốc hỗ trợ giảm đau được sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.
Các loại thuốc giảm đau xương bả vai thường thấy bao gồm thuốc chống viêm non-steroid như diclofenac, ibuprofen, paracetamol, aspirin,...
Nếu đau nhức bả vai do vận động sai tư thế hoặc do cơ thể bị nhiễm lạnh người bệnh chỉ cần dùng thuốc giảm đau liều thấp kết hợp uống vitamin E. Duy trì uống vitamin E đều đặn theo liệu trình từ 1 - 3 lọ.
Lưu ý: Không nên dùng thuốc giảm đau dài ngày để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.
Dán salonpas
Salonpas có khả năng làm nóng và giảm đau nhức nhanh chóng vùng vai do bị tổn thương hoặc viêm khớp. Thành phần chính gồm có Methyl Salicylate và Menthol. Mỗi miếng được dán trực tiếp lên vùng bị đau (tránh vết thương hở) kéo dài công dụng lâu nhất là 8 tiếng.
Phương pháp này thích hợp để giảm đau xương khớp trong các trường hợp như cứng xương khớp khi trời lạnh, mỏi cơ sau khi vận động quá sức,... hỗ trợ làm tan máu bầm, ngừa viêm nhiễm và kích thích sự luân chuyển máu đến các cơ bị tổn thương.
Tuy nhiên, salonpas chỉ có tác dụng giảm đau tức thời mà không điều trị dứt điểm nguyên nhân. Do đó người bệnh không được lạm dụng dùng nhiều salonpas vì nó có thể gây ra tình trạng giãn mạch và làm cho tình trang đau ngày càng nghiêm trọng hơn
Lưu ý: Đây là loại thuốc được bán không cần kê toa nhưng không nên lạm dụng quá 3 miếng dán/ngày.
Châm cứu
Châm cứu không chỉ làm giảm căng thẳng tạo cảm giác thoải mái dễ chịu cho người bệnh mà còn có tác dụng giảm đau hiệu quả. Đồng thời kích thích cơ xương phát triển và thúc đẩy quá trình tự phục hồi sau tổn thương.
Phương pháp này được hiểu là cách dùng bàn tay hoặc ngón tay cái tác động một lực tương đối lên các huyệt đạo tại khu vực đau. Từ đó tạo ra sự cân bằng khí huyết giữa bên trong và bên ngoài, giảm bớt tình trạng xơ cứng hay sưng nề, đau nhức xương khớp,…
Hơn nữa nó còn điều hòa hoạt động của các dây thần kinh và tạo ra hiệu ứng lan tỏa làm giảm sự co thắt cơ gây đau nhức.
Một số lời khuyên cho người bệnh đau xương bả vai
- Người bệnh cần nghỉ ngơi thoải mái và tránh vận động mạnh ở vùng bả vai.
- Rèn luyện tập thể dục với các động tác nhẹ nhàng và đều đặn hàng ngày để giúp giảm thiểu cơn đau.
- Dùng cao dán hoặc xoa bóp nhẹ nhàng bằng dầu cao, các loại rượu thuốc dân gian để giảm đau.
- Bổ sung đầy đủ hàm lượng canxi và kali cho cơ thể. Bởi đây là những khoáng chất cần thiết hỗ trợ rất tốt cho xương.
- Ngay khi xuất hiện cơn đau người bệnh không nên cố gắng xoay đầu hay xoay cổ quá nhiều lần.
- Không nên ngồi quạt điện hay điều hòa quá nhiều vì có thể làm cho cơ co cứng và đau dữ dội hơn.
- Tránh dùng các chất kích thích như hút thuốc, uống rượu bia,... Bởi chúng là tác nhân cơ bản gây ra những cơn đau nhức bả vai cho người bệnh.
- Hạn chế ngồi làm việc quá lâu và tránh nằm nghiêng đè lên vai trong khi ngủ.
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ những thông tin liên quan đến chứng đau xương bả vai. Do đó, khi xuất hiện thấy dấu hiệu bất thường của hiện tượng này người bệnh cần thăm khám bác sĩ kịp thời để được tư vấn và hỗ trợ điều trị đúng cách.