Táo mèo còn có tên gọi là quả sơn tra, là một trong những đặc sản nổi tiếng của vùng núi Tây Bắc. Không chỉ riêng những người dân địa phương Tây Bắc, táo mèo từ lâu đã trở thành loại quả phổ biến với nhiều người trên khắp cả nước.
Nếu như trước đây, táo mèo chỉ là loại cây mọc hoang ở các sườn đồi, triền núi thì ngày nay loại cây này đã được đưa vào trồng trọt để kinh doanh vì nhu cầu tiêu thụ trên thị trường khá cao. Vậy tác dụng của táo mèo tươi và khi được ngâm với đường, mật ong hay rượu đối với sức khỏe con người như thế nào mà lại được ưa chuộng đến thế? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Những công dụng của táo mèo tươi
Theo nhiều tài liệu Y học cổ truyền cho thấy, táo mèo có vị chua ngọt, thuộc nhóm tiêu thực hóa tích, làm tăng dịch vị tăng bài tiết axit mật và pepsin dịch vị. Điều này giúp táo mèo có khả năng điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa do nạp nhiều thức ăn chứa nhiều đạm, dầu mỡ hay trẻ ăn không tiêu, chán ăn. Hơn nữa, dịch tiết của táo mèo còn giúp ức chế trực khuẩn E.Coli, lị, bạch hầu, thương hàn, tụ cầu vàng khá mạnh.
Còn đối với các nghiên cứu hiện đại, tác dụng của táo mèo có thể kể đến khả năng kháng khuẩn, cường tim, làm giãn mạch vành, chống sự rối loạn nhịp tim, bảo vệ tế bào gan, tăng cường hệ miễn dịch, an thần, ức chế sự ngưng tập tiểu cầu, điều chỉnh các rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, béo phì, viêm cầu thận cấp và mạn tính, hậu sản, giảm kích thích ruột, tiêu chảy, kiết lị,...
Tác dụng của táo mèo qua các bài thuốc phổ biến
- Chữa chứng đầy bụng: Dùng 30g táo mèo khô, sắc lấy nước để uống thay trà. Uống từ 2-3 ngày là thấy hiệu quả.
- Chữa rối loạn mỡ máu: Dùng 50g táo mèo thái phiến nấu chung với 50g gạo tẻ thành cháo. Bạn có thể cho thêm đường phèn để tạo vị ngọt dễ ăn, chia thành vài lần để dùng trong ngày.
- Trị huyết áp cao, phòng biến chứng: Lấy 12g táo mèo sao đen, 12g thảo huyết minh, 9g hoa cúc trắng. Tán nhỏ các dược liệu và hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 20 phút. Dùng uống thay trà trong ngày.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Sử dụng 200g táo mèo rửa sạch, bỏ hạt, ngâm cùng 300ml rượu trắng (lắc bình rượu 1 lần 1 ngày). Sau khoảng 1 tuần thì rót ra uống, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chừng 10-15ml. Khi uống hết rượu táo mèo trong bình, bạn có thể dùng táo mèo còn lại trộn với đường kính và ăn dần cũng rất tốt.
- Chữa bệnh gan nhiễm mỡ: Dùng từ 5-7 quả táo mèo tươi để ăn sống hay lấy 10-15 quả táo mèo để sắc nước uống. Tác dụng của táo mèo tươi khi ăn sống hay sắc nước uống rất hiệu nghiệm trong việc chữa gan nhiễm mỡ.
- Chữa huyết áp cao, mỡ máu: 15g táo mèo, 15g lá sen đem sắc nước uống như uống trà.
2. Tác dụng của giấm táo mèo với sức khỏe
Theo kinh nghiệm của người Vermont, tác dụng của táo mèo được chế biến thành giấm táo cũng rất tốt trong việc giữ gìn sức khỏe:
- Viêm xoang, chảy nước mũi, nước mắt: Uống một ly nước có pha khoảng 2 thìa giấm táo mèo, thêm một ít mật ong, nhai một miếng sáp ong (nhả bã) vào mỗi ngày trong bữa ăn để trị bệnh.
- Trị đau nhức: Dùng lòng đỏ trứng gà, trộn đều với một thìa lớn giấm táo và một thìa nhỏ tinh dầu thông. Sau đó thoa lên vùng da bị đau nhức xà xoa mạnh để trị đau nhức.
- Chữa đau họng: Súc miệng 1 lần/1 giờ với một ly nước có pha giấm táo và mật ong có tác dụng chữa đau họng hiệu quả.
- Đau bàng quang: Vào mỗi bữa ăn, bạn uống thêm một cốc nước có pha hai thìa nhỏ giấm táo và mật ong sẽ giúp việc bài tiết dễ dàng hơn.
- Mất ngủ, suy nhược mãn tính: Tác dụng của táo mèo cũng rất hiệu nghiệm trong việc điều trị mất ngủ, suy nhược cơ thể. Bạn dùng một bình nước pha với ba thìa nhỏ giấm táo và một ít mật ong. Uống khoảng hai thìa nhỏ trước khi ngủ. Chỉ sau khoảng nửa giờ là bạn đã có thể đi vào giấc ngủ. Nếu vẫn còn thức, hãy tiếp tục uống thêm hai thìa nữa. Cứ mỗi lần thức giấc, bị mất ngủ lại uống hai thìa. Bài thuốc này khá lành tính, không ảnh hưởng tới sức khỏe nên bạn có thể an tâm sử dụng lâu dài.
- Chữa bệnh zona: Bôi giấm táo mèo lên vùng da bị đau 4 lần/1 ngày, ban đêm bôi thêm 3 lần. Sau khi bôi xong, đắp khăn có nhúng giấm táo sẽ giúp giảm đau và da mau chóng lên da non hơn.
- Chữa mồ hôi trộm: Dùng giấm táo mèo xoa bóp bàn tay và chân trước khi đi ngủ để chữa chứng ra mồ hôi trộm.
3. Tác dụng của táo mèo ngâm rượu
Ngoài việc ăn trực tiếp hay làm giấm táo, thì táo méo còn dùng để ngâm rượu để điều trị nhiều bệnh lý và bảo vệ sức khỏe hữu hiệu.
- Giúp ăn uống ngon miệng: Uống rượu táo mèo giúp kích thích vị giác, ăn uống ngon miệng hơn.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Rượu táo mèo có tác dụng làm giảm các nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đường ruột, chướng bụng, đầy hơi do ăn uống nhiều thực phẩm dầu mỡ, nhiều đạm, uống sữa không tiêu.
- Điều trị các bệnh xương khớp: Tác dụng của táo mèo khi ngâm rượu còn có thể điều trị một số bệnh lý liên quan đến xương khớp như đau lưng, mỏi gối, thoái hóa xương khớp với những người lớn tuổi, làm chậm diễn tiến của bệnh.
- Điều trị huyết áp cao, gan nhiễm mỡ: Uống một chén rượu táo mèo mỗi ngày từ 10-15ml sẽ làm ức chế ngưng tập tiểu cầu, có tác dụng hỗ trợ việc điều trị mỡ máu, gan nhiễm mỡ, huyết áp cao.
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể: Sử dụng rượu táo mèo đúng liều lượng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật.
- Tăng cường sinh lý nam: Tác dụng của rượu táo mèo còn rất tốt cho vấn đề sinh lý ở nam giới.
- Giúp ngủ ngon: Uống rượu táo mèo giúp dễ đi vào giấc ngủ và giấc ngủ sâu hơn.
Để phát huy tác dụng của táo mèo khi ngâm rượu bạn cần sử dụng liều lượng vừa phải. Mỗi ngày chỉ nên uống từ 1-2 lần sau khi ăn, từ 10-15ml. Ngoài ra, rượu táo mèo cần phải ngâm đúng cách, đúng tỉ lệ để có thành phẩm đạt chất lượng.
4. Tác dụng của táo mèo ngâm đường
Táo mèo khi ngâm đường không chỉ tạo thành thức uống giải khát hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe:
- Tăng cường hệ miễn dịch, có khả năng diệt khuẩn, từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng chống được các tác nhân gây bệnh.
- Điều chỉnh huyết áp, phòng tránh huyết áp cao.
- Giải độc gan, tăng cường chức năng gan, giúp gan khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả.
- Điều trị bệnh mất ngủ,
- Tác dụng trấn an tinh thần, chống co thắt.
- Ngăn ngừa và hỗ trợ chữa trị rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, cường tim.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa, phòng chống các tác nhân gây bệnh viêm ruột cấp, tiêu chảy do giun sán, viêm cầu thận cấp và mãn tính,...
- Cung cấp các dưỡng chất, vitamin giúp da chắc khỏe, trắng sáng, ngăn ngừa mụn, giảm thâm nám.
- Giảm cân, giảm thiểu nguy cơ béo phì. Sử dụng một ly nước táo mèo ngâm đường pha thêm nước sôi để nguội trước mỗi bữa ăn sẽ tạo cảm giác no lâu, hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Hơn nữa, tác dụng của táo mèo còn giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đốt cháy lượng mỡ và calo dư thừa,... giúp người dùng giảm cân.