Phụ Nữ Sức Khỏe

Bảo vệ tim với tỏi tươi

Tỏi được cho là có thuộc tính bảo vệ CVD, chống ung thư, chống vi khuẩn, là thành phần trong hầu hết các bài thuốc dân gian.

Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh, vừa tiết kiệm chi phí lại an toàn, hiệu quả và không có tác dụng phụ. Từ thời cổ đại, chế độ ăn uống được coi là quan trọng như thuốc trong việc duy trì sức khỏe và phòng ngừa nhiều bệnh bao gồm bệnh tim mạch (CVD). Tỏi được cho là có thuộc tính bảo vệ CVD, chống ung thư, chống vi khuẩn, là thành phần trong hầu hết các bài thuốc dân gian. Chiết xuất tỏi có tác dụng giảm cholesterol, làm loãng máu và giảm huyết áp.

Thành phần hóa học chính của tỏi là axit amin alliin, được cô đặc lại dưới dạng hoạt chất allicin. Allicin là chất chống oxy hiệu quả và phản ứng rất nhanh với các gốc tự do, hành động này có thể ngăn ngừa sự hình thành các lipoprotein mật độ thấp oxy hóa độc tố chịu trách nhiệm tích tụ cholesterol trong niêm mạc mạch máu. Các thành phần hóa học của tỏi ức chế sự sản sinh cholesterol trong các tế bào gan và giảm 8-16% LDL, thấp hơn các thuốc giảm cholesterol nhưng có lợi.

 Polysulfua hữu cơ trong tỏi có tác dụng bảo vệ tim mạch trong các nghiên cứu trên động vật về phẫu thuật và đau tim. Hydro sulfide (H2S), thành phần hoạt tính trong tỏi có ảnh hưởng đến phản ứng mạch máu và kiểm soát huyết áp. Vì hydrogen sulfide là một loại khí ga ngắn, nó biến mất khi tỏi được sấy khô, chế biến hoặc nấu chín. Adenosine, một hợp chất trong tỏi ức chế sự kết tập tiểu cầu và cải thiện lưu thông máu trong các mạch máu tim, và ngăn ngừa sự đông máu máu trong các động mạch vành và phòng ngừa cơn đau tim. Chiết xuất tỏi cải thiện hoạt động của fibrinolytic và giảm sự kết tập tiểu cầu.

Bài báo đăng trên tạp chí Nutrition năm 2016 cho thấy polysulfide hữu cơ có nguồn gốc từ tỏi có tác dụng bảo vệ cơ tim. Nghiên cứu này cũng khẳng định lợi ích của tỏi trong việc làm giảm sự tích tụ mảng xơ vữa mềm và ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa mới trong động mạch, có thể gây bệnh tim.

Lợi ích sức khỏe của tỏi sẽ lớn hơn khi được ăn sống bằng cách nghiền, nhai hoặc cắt miếng nhỏ.

Tỏi có thể mất giá trị chữa bệnh nếu được rang hoặc nấu chín. Liều thích hợp nên là 3 tới 4 nhánh tỏi mỗi ngày.

Theo BS. Thu Vân/Sức khỏe và Đời sống

Tin liên quan

Món ăn thuốc trị khí hư nhiều

Ra nhiều khí hư là chứng bệnh hay gặp ở phụ nữ do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây nên...

Sau ngày “đèn đỏ” nên bồi bổ gì?

Khi đến tháng, hầu hết chị em đều cảm thấy mệt mỏi. Sau những ngày đó, do mất máu,...

Món ăn trị thận hư

Cơ thể của con người khỏe mạnh hay không đều có mối liên quan chặt chẽ tới chức năng sinh...

Món ăn, bài thuốc chữa chứng tê buồn chân tay

Tê buồn chân tay trong Đông y còn gọi là Tê bì (ma mộc), người bệnh thường bị căn bệnh...

4 món giúp chàng tự tin “vào cuộc”

Nam giới không phải ai thích chuyện ấy mà có thể thực thực hiện được luôn. Đôi khi là vì...

Nếu thích ăn cần tây bạn sẽ được ít nhất những lợi ích này

Không chỉ là nguyên liệu dùng để chế biến nhiều món ăn ngon, cần tây ( bao gồm hạt, thân...

Thực đơn trị mụn trứng cá

Những người bị mụn trứng cá nên dùng nhiều thực phẩm giúp máu chuyển kiềm tính như rau quả, trái...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

4 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

4 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

4 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

4 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

4 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

4 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

18 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

18 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

18 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình