Bánh chưng là món ăn mang hương vị đặc trưng ngày Tết. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được cách bảo quản loại bánh này sau Tết hiệu quả, vẫn giữ được hương vị thơm ngon như thế nào. Nhiều người băn khoăn có nên bảo quản bánh chưng trong ngăn mát hay ngăn đá tủ lạnh. Thực chất thì không nên cất bánh chưng vào tủ lạnh, bởi bánh sẽ bị đông cứng lại. Người ta thường gọi hiện tượng này là lại gạo.
Thông thường, người ta có thể bảo quản bánh chưng khi để ở nhiệt độ phòng 3-5 ngày và thời gian sẽ giảm đi khi trời nóng hoặc nồm, ẩm ướt. Còn đối với cách bảo quản bằng hút chân không, bánh chưng có thể bảo quản được 5-10 ngày trong điều kiện bình thường. Trong khi đó, bảo quản ngăn mát tủ lạnh có thể để được 15-20 ngày.
Nếu không kịp ăn hết bánh chưng, bạn có thể bảo quản trong ngăn đá, tuy nhiên khi rã đông nên bỏ xuống rã đông từ từ trong ngăn mát và sau đó có thể luộc, hấp lại để bánh đỡ sượng. Còn nếu bảo quản không kỹ, ăn phải bánh chưng bị thiu chua, mốc meo có thể bị đau bụng, tiêu chảy hoặc ngộ độc thực phẩm gây có hại cho sức khỏe.
Cách hấp lại bánh chưng bằng nồi cơm điện: Hấp bánh chưng bằng nồi cơm điện sẽ giúp bánh thơm ngon. Bạn chỉ cần cần chọn chế độ nấu và điều chỉnh thời phù hợp và chờ đợi đến khi bánh nóng là xong. Đối với nồi cơm điện truyền thống, bạn bật công tắc xuống để bắt đầu nấu. Sau khi đèn báo chuyển từ chế độ từ “Cook” sang “Warm”, bạn nên đợi thêm khoảng 10 phút, sau đó mở nắp nồi và chiêm ngưỡng thành quả.
Hấp bánh lại hoặc dùng lò vi sóng thay thế cho việc rán bánh: Không ít gia đình có thói quen rán bánh với dầu mỡ để khắc phục tình trạng bánh cứng hoặc bị mốc. Thế nhưng theo các chuyên gia thì bạn nên làm nóng bánh bằng cách hấp lại hoặc dùng lò vi sóng. Bạn không nên rán bánh chưng quá nhiều vì có thể tăng lượng chất béo từ dầu mỡ vào thực đơn ngày Tết, gây hại cho sức khỏe nhất là đối với người bị bệnh tim mạch hoặc béo phì.
4 Lưu ý khi bảo quản bánh chưng
- Lá gói bánh dù là lá dong hay lá chuối đều cần phải rửa kỹ, trụng qua nước sôi và để ráo nước, như vậy bánh sẽ giữ được lâu hơn.
- Sử dụng dao sạch để cắt bánh, tránh tình trạng dao còn bám thực phẩm hay bụi, dính vào bánh, như vậy dễ gây ra nấm mốc bên trong bánh.
- Khi bánh xuất hiện nấm mốc nhẹ, thường thì lớp nấm này chỉ mới bám bên ngoài lá gói, bạn hơ bánh trên lửa nhằm loại bỏ nấm mốc, dùng màng bọc thực phẩm gói bánh lại là bạn có thể tiếp tục bảo quản.
- Nếu bánh có tình trạng lại gạo (nếp bị khô, cứng), bạn có thể mang bánh đi luộc (nếu chưa bóc bỏ lớp vỏ) hay hấp lại bánh.