Nội dung bài viết
Cây thầu dầu tía là gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu cây thầu dầu tía chữa bệnh trĩ như thế nào, chúng ta cần biết cây thầu dầu tía là gì và những đặc điểm nổi bật của nó.
Cây thầu dầu tía có tên khoa học là Ricinus communis L, thuộc họ thầu dầu. Loại cây này còn được gọi bằng một cái tên khác là cây đu đủ tía hay dầu ve. Tên đông y của cây là tỳ ma. Ở Việt Nam, cây thầu dầu tía còn được gọi là đu đủ tía.
Đây chính là loại cây có nguồn gốc xuất xứ từ Đông Phi. Ngoài ra, cách đây khoảng hơn 2000 năm trước Công Nguyên, chúng còn từng được phát hiện trong những tư liệu của người Ấn Độ cổ.
Đặc điểm cây thầu dầu
Cây thầu dầu tía có 5 bộ phận chính bao gồm rễ, thân, lá, hoa và hạt. Những cây trưởng thành có chiều cao trung bình từ 1 – 1,5 m. Thậm chí có một vài cây còn cao hơn, diện tích tán rộng khoảng 150 – 200 cm chu vi.
Theo các nghiên cứu khoa học và y học thì trong hạt thầu dầu có lượng tinh dầu rất cao, tương đương 40-50%, 25% chất anbummoit.
Lá thầu dầu tía còn có lượng hoạt chất rất phong phú như: axit tactric, axit xitric, axit corydalic, axit amin, rutonozit, quexitrin, astragalin, rixin là 1,3% Trong đó rixin trong lá non chiếm 1,3%, trong những lá già úa là 2,5%).
Một trong những đặc điểm đầu tiên mà người thắc mắc cây thầu dầu tía chữa bệnh trĩ như thế nào cần biết chính là phần lá, thân và hạt của cây thầu dầu tía đều được dùng làm thuốc. Nguồn thuốc này được tạo nên từ những lá, hạt thầu dầu thu hái quanh năm, có thể dùng là tươi hoặc khô để điều chế.
Người ta thường thu hái hạt thầu dầu từ tháng 5 – 6 hàng năm để ép lấy tinh dầu.
Cây thầu dầu tía phân bổ chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Tây Bắc nước ta như: Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Hà Giang,… Loại cây này khó tìm thấy ở khu vực miền Nam và vùng đồng bằng.
Tác dụng của cây thầu dầu tía
Theo kinh nghiệm từ dân gian đúc kết được thì cây thầu dầu có rất nhiều công dụng khác nhau. Vì vậy ngoài việc tìm hiểu cây thầu dầu tía chữa bệnh trĩ như thế nào thì nghiên cứu những tác dụng khác của loại cây này cũng là điều cần thiết.
Thật vậy, nhiều người cho rằng nếu bạn không phải là một người nghiên cứu về cây thầu dầu tía thì không phải ai cũng biết hết được những tác dụng của nó.
Bởi vì mỗi bộ phận của cây đều có thể có hiệu quả trị bệnh khác nhau, phục vụ cho mục đích giữ gìn sức khỏe của con người.
Một điều bạn cũng cần biết khi tìm hiểu cây thầu dầu tía chữa bệnh trĩ như thế nào là nguy cơ gây độc của chúng. Tuy đây chính là một vị thuốc nam có vị ngọt, tính bình, có tác dụng điều trị bệnh trĩ ngoại rất hiệu quả nhưng trong vị thuốc này có độc không ít.
Chính vì thế, khi dùng bất kỳ bộ phận nào của cây làm thuốc các bạn cũng cần tuân theo những hướng dẫn sử dụng và cực kỳ lưu ý khi dùng vị thuốc này.
Tác dụng của hạt thầu dầu tía
Hạt thầu dầu tía có tên gọi khoa học là Bế Ma Tử. Sau khi được phơi khô, nhiều người còn gọi hạt thầu dầu tía là quả. Dù hạt thầu dầu cũng như bất kỳ bộ phận nào của cây đều có công dụng chữa bệnh nhưng cũng chứa lượng độc nhất định.
Trong hạt thầu dầu có một protein rất độc được mang tên là ricin. Chỉ cần dùng một lượng ricin trong hạt thầu dầu không quá cao chỉ từ 3 – 5 % vẫn có thể gây ra một số ảnh hưởng miễn dịch nhất định cho cơ thể người bệnh.
Chính vì mang hàm lượng chất độc ricin nên khuyến cáo được đưa ra khi dùng hạt thầu dầu là không được uống trực tiếp để chữa bệnh. Ngoài những điều đặc biệt lưu ý trên thì người bệnh hoàn toàn có thể dùng hạt thầu dầu để đắp ngoài. Dùng cách này sẽ rất hiệu quả với tình trạng của một số bệnh lý như:
Bệnh sa tử cung hoặc trực tràng: Chỉ cần dùng hạt thầu dầu đem giã nhỏ đắp lên đầu sẽ giảm triệu chứng bệnh.
Liệt dây thần kinh ở mặt: Mang hạt thầu dầu giã nát rồi đắp lên phần mặt đối diện để giảm cơn đau.
Trị khó đẻ, sót nhau thai: Hạt thầu dầu sau khi giã nát, bạn lấy đắp vào lòng bàn chân.
Chữa liệt thần kinh mặt: Lấy hạt thầu dầu giã nát đắp vào phía mặt nơi đối diện
Công dụng của tinh dầu thầu dầu
Dầu thầu dầu chính là loại tinh dầu được ép từ hạt cây thầu dầu. Loại tinh dầu đặc biệt này có tính sệt như mật ong, không màu hoặc chỉ hơi hoe vàng, có vị nhạt, mùi hơi hôi, nhiều lúc gây buồn nôn khó ngửi.
Theo các tài liệu cây thuốc Đông y thì tinh dầu thầu dầu có tác dụng đặc biệt với hệ tiêu hóa vì làm nhuận tràng, thông tiện, điều trị táo bón, nhất là ở trẻ em và phụ nữ có thai. Với người bệnh sau mổ hoặc phẫu thuật cũng nên dùng tinh dầu thầu dầu.
Tinh dầu thầu dầu có mùi và vị nhạt, thậm chí là hơi khó uống với nhiều người nên khi uống người bệnh cần pha thêm với đường hoặc mật ong để cho dễ sử dụng hơn.
Bên cạnh việc tìm ra cây thầu dầu tía chữa bệnh trĩ như thế nào thì những lương y cũng đã điều chế thành công tinh dầu thầu dầu để làm thuốc tẩy nhẹ cho cơ thể bằng bài thuốc sau:
Lấy 10-30g dầu hạt thầu dầu và uống vào lúc đói, sau 3-4 giờ là bạn sẽ đi tiêu nhiều lần mà không hề bị đau bụng. Nếu muốn tẩy mạnh cho hệ tiêu hóa thì chỉ cần tăng liều dầu hạt thầu dầu lên 30-50g. Lúc này, người uống sẽ đi đại tiện kéo dài 5-6 giờ liền.
Đáng chú ý hơn tinh dầu thầu dầu còn có tác dụng không ngờ trong việc làm đẹp như trị mụn đầu đen, tàn nhang. Ngoài ra việc dưỡng ẩm cho da, dưỡng môi, dưỡng tóc, làm chất khử trùng… của tinh dầu thầu dầu cũng rất ấn tượng.
Tác dụng của lá cây thầu dầu tía
Khi đã biết được hạt và tinh dầu cây thầu dầu tía chữa bệnh trĩ như thế nào thì bước tiếp theo bạn cần tìm hiểu là tác dụng của lá cây thầu dầu tía.
1. Lá cây thầu dầu tía chữa bệnh trĩ
Cách 1 - Dùng độc vị lá thầu dầu tía
Chỉ lấy 4 lá thầu dầu tía tươi, mang đi giã nát rồi đắp trực tiếp vào hậu môn. Để yên trong thời gian 10 phút rồi gỡ thuốc ra, sau đó lấy nước muối rửa sạch. Mỗi ngày người bệnh chỉ cần duy trì 1 lần và dùng liên tục 1 tuần là có chuyển biến rõ rệt. Dùng biện pháp này trong 1 tháng là bạn sẽ khỏi bệnh.
Cách 2 - Dùng kết hợp lá thầu dầu tía với loại lá khác
Chuẩn bị 3 lá thầu dầu tía tươi hoặc khô.
3 lá vông nem tươi hoặc khô. Nếu không có, bạn có thể thay thế bằng 10 lá dừa cạn.
Đem giã nát lá bằng tay hoặc có thể dùng máy xay sinh tố cho nhanh hơn. Bạn nên dùng vải gói lại rồi ngồi lên trên gói thuốc sao cho hậu môn tiếp xúc với gói thuốc. Cần duy trì trong thời gian 15 phút. Áp dụng sau 7 ngày sẽ thấy có chuyển biến tích cực.
Đễ đạt hiệu quả tốt nhất bạn nên làm liên tục cách trên trong vòng 1 tháng. Chắc chắn bạn sẽ khỏi bệnh hoàn toàn, búi trĩ sẽ co lên và hết hẳn.
2. Cây thầu dầu chữa xương khớp
Theo các nhà khoa học thì cây thầu dầu tía còn là một bài thuốc điều trị các bệnh xương khớp rất tốt, nhất là với những cơn đau lưng, đau nhức xương khớp ở người già. Lá cây thầu dầu còn chữa được những bệnh lý do biến chứng liên quan như thoát vị, thoái hóa, gai cột sống…
3. Lá thầu dầu tía chữa sa dạ con
Lấy lá thầu dầu giã nát sau đó lấy đắp lên đầu giúp chữa sa dạ con, nhưng khi tình trạng cải thiện phải tháo ngay.
4. Chữa đau đầu do cảm
Lấy lá thầu dầu tía đắp lên trán và khu vực 2 bên thái dương. Dùng cách này một lát sau sẽ giúp bạn thấy đầu nhẹ hẳn hay khỏi đau hoàn toàn theo kinh nghiệm trong dân gian.
Lưu ý về nguy cơ ngộ độc cây thầu dầu
Khi đã nắm được cây thầu dầu tía chữa bệnh trĩ như thế nào và những công dụng khác của nó, bạn cần ghi nhớ một số vấn đề sau để sử dụng phương thuốc này đúng cách và an toàn:
Ngoài thị trường hiện nay có bán nhiều loại thầu dầu cũng như các bài thuốc từ chúng. Tuy nhiên, chỉ có thầu dầu có lá màu tím (tức là thầu dầu tía) là được sử dụng để làm thuốc.
Nhưng phần lá và hạt thầu dầu tía đều có độc (nhất là phần hạt). Nếu dùng trên 10 hạt có thể gây chết người rất nguy hiểm.
Chỉ nên dùng phương thuốc từ thầu dầu tía dùng bôi, đắp ngoài da. Tuyệt đối không được uống.
Chất rixin có trong thầu dầu tía là một chất độc. Chỉ với liều 0,002mg/1kg thể trọng đã có thể làm chết một con thỏ.
Một hạt thầu dầu tía sẽ gây nôn mửa, 3-4 hạt thì đủ làm tử vong trẻ nhỏ, 14-15 hạt đủ làm người lớn tử vong (nhất là nếu dùng hạt tươi sống). Do tính chất nguy hiểm như vậy nên các bạn tuyệt đối không sử dụng hạt cây này khi chưa biết được chính xác cách dùng và liều lượng cũng như những rủi ro từ nó.
Hạt thầu dầu dù có tác dụng chữa bệnh nhưng chúng cũng có chứa Ricin. Đây là chất có thể gây ngộ độc. Các triệu chứng ngộ độc dầu hạt thầu dầu bao gồm:
Nhức đầu
Vàng da
Thường xuyên đổ mồ hôi lạnh
Chuột rút thường xuyên
Đi tiểu ít, khó tiểu
Viêm dạ dày ruột
Tăng bạch cầu
Tăng nhiệt độ cơ thể
Trụy tim mạch
Nghiêm trọng hơn là khi ngộ độc thầu dầu tía có thể gây tử vong. Chính vì vậy nếu nhận thấy các dấu hiệu ngộ độc, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi ngay cho cấp cứu để tránh những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe.
Thầu dầu tía vốn là một loại thuốc Nam quý. Nhưng chúng cũng có độc tính. Vì vậy để đảm bảo vừa điều trị bệnh tốt vừa giữ được an toàn, người bệnh cần trao đổi thật kỹ với thầy thuốc trước khi sử dụng.