Phụ Nữ Sức Khỏe

Những cách dùng rau tần trị ho hiệu quả tại nhà

Rau tần trị ho rất tốt và công hiệu lại vô cùng lành tính và không để lại bất kỳ tác dụng phụ nào nên được khá nhiều người quan tâm và thực hiện.

Công dụng chung của rau tần

Rau tần mà cụ thể là rau tần dày lá có tên khoa học là Coleus aromaticus  Lamiaceae. Đây là một loại rau thường được dùng làm gia vị hoặc ăn rau sống trong những bữa ăn ngày thường.

Rau tần vốn là cây thân thảo, có thiết diện vuông. Loại cây quen thuộc này sống lâu năm, cao từ 20 đến 50 cm. Phần lá cây mọc đối chéo chữ thập, phiến lá khá dày luôn mọng nước và mang hình trứng rộng. Phần đầu cây rau tần hơi nhọn, dài 3-6 cm, rộng 2-5 cm.

Đặc biệt là mép lá khía răng cưa tròn. Cụm hoa mọc ở ngọn thân, đầu cành, hoa có màu tím hồng. Quả lớn lên có hình cầu, màu nâu. Toàn cây có phủ lớp lông rất nhỏ và mang mùi thơm đặc trưng của tinh dầu.

Dân gian còn gọi cây rau tần lá dày là cây Húng Chanh. Và đã từ lâu nó có tên trong danh mục những cây thuốc Nam được sử dụng ở tuyến y tế cơ sở từ cấp xã trở lên.

rau tan tri ho1
Rau tần dày lá là thành phần nguyên liệu trong nhiều món ăn quen thuộc và cũng có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người - Ảnh minh họa: Internet

Phần lá rau tần được sử dụng để chữa cảm cúm, ho, hen phế quản, viêm họng. Rau tần trị ho ra máu, sốt không ra mồ hôi cũng cực kỳ hiệu nghiệm. Những ai bị chứng nôn ra máu, chảy máu cam cũng có thể dùng rau tần.

Cây rau tần có phần lá dày lại mang vị cay the, hơi chua, mùi thơm, tính ấm nên rất tốt khi vào kinh can, phế. Vì vậy mà loại cây này giúp lợi phế, trừ đờm, giải cảm, phát hãn, thoát nhiệt, tiêu độc khá công hiệu.

Trong đó, rau tần trị ho là một tác dụng nổi bật được nhiều người biết đến. Theo Đông y thì rau tần lá dày là một loại dược liệu chuyên dùng để chữa ho và khản tiếng. Hơn thế nữa, rau tần cũng hỗ trợ điều trị viêm họng và cảm sốt nhanh chóng và hiệu quả.

Bài thuốc rau tần trị các bệnh thông thường khá đơn giản vì chỉ cần dùng liều 10-16 gam lá tươi rau tần mỗi ngày sắc lên thành dạng thuốc nước hoặc chỉ đem xông hay giã nát, cuối cùng vắt lấy nước uống.

Trong bài thuốc xông hơi là từ lá Rau Tần, người ta còn thường xuyên phối hợp với nhiều loại lá có tinh dầu khác như: sả, hương nhu, bạc hà, chanh,… để tăng hiệu quả trị bệnh.

rau tan tri ho2
Tinh chất colein và carvacrol có trong lá tần dày có tác dụng tán phong hàn, sát khuẩn, tiêu đờm rất hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài lá tươi thì rau tần trị ho cũng có thể dùng dưới dạng thuốc khô: Mang lá phơi khô với liều 4-8 gam/ngày rồi sắc lên thành nước uống.

Nếu bạn hoặc người thân đang bị vết thương do rết hoặc bọ cạp cắn thì có thể dùng lá rau tần tươi giã nát, đắp bên ngoài hoặc trực tiếp lên vết thương.

Cách trị ho bằng rau tần dày lá

1. Rau tần trị ho hiệu quả như thế nào?

Y học cổ truyền ghi nhận lá tần dày mang trong mình vị cay, hơi chua và còn thơm mùi chanh, có tính ấm. Vì vậy mà loại lá này có tác dụng giải cảm, tiêu độc, thông cổ họng và trừ đàm. Ngoài ra, lá rau tần còn làm lợi phế, kháng khuẩn, tiêu viêm.

Với y học hiện đại thì rau tần có chứa các tinh dầu như như: colein, salicylat, carvacrol, phenolic, thymol,…

Đây đều là những chất rất có lợi cho vòm họng và giảm nhẹ các bệnh lý về đường hô hấp  Hơn nữa, những thành phần hoạt chất này còn được xem như là một loại thuốc kháng sinh hiệu quả chống lại sự xâm nhập của một số tác nhân gây hại cho vòm họng.

rau tan tri ho3
Rau tần dày là vị thảo dược tự nhiên có công dụng tiêu viêm và trị ho - Ảnh minh họa: Internet

Cây húng chanh (tên gọi khác của rau tần dày lá) có chứa các tinh dầu của hợp chất phenol, salixylat engenol và một số thành phần quan trọng khác. Chúng đều có tác dụng tiêu đờm, kháng sinh, kháng khuẩn. Sớm nhận ra những thành phần trên nên ông bà ta đã sử dụng rau tần trị ho, viêm họng cực kỳ hiệu quả.

Có thể nói rau tần dày là một trong những loài cây trị ho hiệu quả nhất. Chúng lại còn khá lành tính nhờ chứa lượng lớn tinh dầu có chất carvacrol và colein.

Chính những thành phần đặc biệt quý giá này khiến rau tần dày lá trở thành vị thuốc thiên nhiên. Rau tần trị ho và còn trị cả nhiều chứng bệnh khác liên quan đến ho và đường hô hấp như:

Chữa ho ở mức độ nặng hay ho ra máu.

Điều trị viêm họng hiệu quả.

Giảm các triệu chứng hen suyễn.

Làm dừng cơn chảy máu cam.

Bị nôn ra máu mà dùng rau tần dày lá có thể làm dịu lại cổ họng.

Hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản.

Điều trị chứng sốt không ra mồ hôi.

Chữa cảm cúm.

Bên cạnh tác dụng chữa bệnh mà hiệu quả nhất là trị ho, rau tần dày lá còn giúp tăng cường sức đề kháng của người bệnh, qua đó tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể. Nhất la hạn chế sự tấn công của vi khuẩn, vi rút - vốn là nguyên nhân gây bệnh ở đường hô hấp và đường ruột.

rau tan tri ho4
Trị bệnh ho thông thường, ho có đờm, ho do cảm lạnh bằng rau tần dày lá là phương pháp mà người bệnh không nên bỏ qua - Ảnh minh họa: Internet

2. Cách làm rau tần trị ho

Tinh chất colein và carvacrol có trong lá tần dày mang lại hiệu quả tán phong hàn, sát khuẩn, tiêu đờm.

Để chấm dứt triệt để tình trạng ho gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như làm giảm chất lượng sống thì người bệnh có thể tham khảo và áp dụng 5 cách dùng rau tần trị ho hay áp dụng cách uống rau tần trị ho sau đây:

1. Rau tần trị ho do nhiệt, viêm họng

Nguyên liệu cần có bao gồm:

20 gram đường phèn

20 gram lá tần

Cách thực hiện bài thuốc rau tần trị ho khá đơn giản:

Rau tần dày sau khi được rửa sạch thì mang thái sợi nhỏ. Sau đó cho vào một cái cốc và cho nước đã đun sôi vào. Bước tiếp theo là cho thêm đường phèn vào và đậy nắp lại, sau đó hãm trong vòng 15 phút.

rau tan tri ho5
Rau tần dày kết hợp với một vài thảo dược tự nhiên giúp kiểm soát triệu chứng ho - Ảnh minh họa: Internet

Cách dùng:

Sau khi lọc lấy nước lá rau tần dày thì chia đều ra làm hai và uống hết trong ngày. Cần lưu ý là với cách trị ho bằng rau tần dày là thì người bệnh cần thực hiện đều đặn mỗi ngày. Chỉ sau vài ngày sử dụng, các triệu chứng ho sẽ giảm một cách rõ rệt.

2. Cách dùng rau tần trị ho và chữa ho có đờm

Nguyên liệu cần có;

20 gram đường phèn

1 nắm rau tần dày lá

4 – 5 quả quả quýt xanh

Cách làm cụ thể như sau:

Mang tất cả các nguyên liệu đem rửa thật sạch rồi tiến hành ngâm nước muối pha loãng, riêng phần đường phèn thì để lại dùng sau.

Tiếp đến cho vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn rồi mới cho thêm đường phèn vào, và đừng quên khuấy đều hỗn hợp. Bước cuối cùng mang rau lá tần và quýt xanh hấp cách thủy.

Cách dùng:

Sau khi hấp khoảng 20 phút, bạn chờ hỗn hợp nguội rồi mang cho người bệnh ăn cả phần cái lẫn nước. Mỗi ngày nên ăn một lần và ăn liên tục trong vài ngày cho đến khi các triệu chứng ho giảm dần. Khi thực hiện cách làm rau tần trị ho người bệnh còn trị được chứng đờm vì chúng giúp làm loãng đờm và sạch vòm họng.

rau tan tri ho6
Ngoài công dụng đẩy lùi các triệu chứng do bệnh do gây ra, các bài thuốc từ rau tần trị ho còn có tác dụng kháng khuẩn, thông cổ họng - Ảnh minh họa: Internet

3. Trị ho do cảm sốt

Nguyên liệu gồm có:

1 nắm rau tần dày

2 lát gừng tươi

1 nắm cam thảo đất

1 nắm lá tía tô

Cách làm:

Mang rau tần dày và lá tía tô rửa sạch rồi đem thái sợi.

Nấu nước sôi rồi bỏ cam thảo và gừng tươi vào. Ở bước này bạn nên tắt bếp rồi bỏ lá tía tô và rau tần dày là vào, nhớ đậy nắp hãm trong 5 phút.

Cách dùng như sau:

Mang hỗn hợp đã nấu lọc lấy thuốc và uống khi nước còn âm ấm. Người bệnh sau khi dùng bài thuốc rau tần trị ho này sẽ đổ mồ hôi, giải cảm và hạ sốt, hết ho nhanh chóng. Đồng thời, cách trị bệnh bằng rau tần dày này còn giúp cắt nhanh cơn ho và nâng cao hệ miễn dịch khỏi tác nhân gây bệnh.

rau tan tri ho7
Rau tần dày lá giúp trị bệnh ho thông thường, ho có đờm, ho do cảm lạnh rất hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

4. Điều trị ho do cảm lạnh

Nguyên liệu bao gồm:

1 nắm rau tần dày

5 gram bạc hà

3 lát gừng tươi

8 gram lá tía tô

Cách thực hiện như sau:

Nguyên liệu sau khi được rửa sạch, cho vào ấm và thêm lượng nước vừa đủ, sắc trên ngọn lửa nhỏ. Sau đó, mang ra lọc lấy nước thuốc và chia đều ra uống trong ngày.

Khi áp dụng bài thuốc rau tần trị ho này mỗi ngày không chỉ giúp người bệnh đẩy lùi cơn ho, giảm ngứa rát ở vòm họng mà còn cải thiện tình trạng đắng miệng, nhất là giảm hẳn chứng sốt không đổ mồ hôi do bị cảm lạnh.

5. Trị ho bằng cách ngậm rau tần dày

Ngoài những bài thuốc dùng rau tần trị ho trên thì người bệnh còn có thể chữa ho bằng cách sử dụng 2 – 3 lá rau tần dày rồi nhai nhuyễn với vài hạt muối. Tiếp theo chỉ cần ngậm hỗn hợp trong miệng và nuốt từ từ sẽ giúp giảm ho nhanh chóng.

6. Bài thuốc trị ho bằng rau tần dày lá chưng cùng đường phèn

Nguyên liệu cần có, bao gồm:

20 gram rau tần dày lá

20 gram đường phèn

rau tan tri ho8
Chữa bệnh ho, viêm họng bằng các bài thuốc từ rau tần dày là cách làm hiệu quả theo kinh nghiệm của người xưa - Ảnh minh họa: Internet

Cách thực hiện:

Trước tiên cần mang rau tần dày lá làm sạch nhiều lần với nước lạnh, tốt nhất là ngâm cùng với nước muối pha loãng. Sau đó vớt ra để ráo nước;

Thái lá tần dày lá thành các sợi mỏng dài rồi giã cho gần nát.

Cho một lượng đường phèn vào phần lá tần dày nhuyễn, trộn đều rồi đem chưng cách thủy khoảng 15 đến 20 phút.

Để hỗn hợp nguội dần đến khi vừa uống nhất thì bạn chắt lọc lấy phần nước để uống.

Chỉ cần kiên trì sử dụng liên tục trong vài ngày sẽ đạt được kết quả như mong đợi.

Ngoài các cách nêu trên, bệnh nhân cũng có thể giã nát lá rau tần dày, vắt lấy nước cốt, rồi mang pha với nước ấm và uống mỗi khi cảm thấy ngứa họng, buồn ho.

Với những cách dùng rau tần trị ho này bệnh nhân có thể thực hiện thường xuyên nhưng không nên dùng quá nhiều vì dù thuốc có nguồn gốc thảo dược tự nhiên khá an toàn nhưng người bệnh cũng không nên quá lạm dụng với liều lượng lớn. Nhất là dùng trong thời gian dài, vì sẽ mang lại một số tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe.

 
Thanh Giang (T.H)

Tin liên quan

5 loại rau quen thuộc giúp thúc đẩy quá trình đốt mỡ, giảm cân của bạn

Bên cạnh việc chứa cực ít calorie, 5 loại rau này còn có tác dụng đốt mỡ nhất định, giúp...

Rau càng cua ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai kỳ?

Bà bầu ăn rau càng cua được không là thắc mắc của nhiều chị em. Loại rau này có thể...

Cháu bé 2 tuổi gặp "phản ứng lạ" khi ăn rau củ, vì đâu?

Tôi đang chăm sóc 2 cháu bé cùng 2 tuổi (một bé là con). 2 cháu bé ăn như nhau...

Tác dụng của lá vông sẽ khiến bạn bất ngờ, hãy thêm ngay vào chế độ ăn

Không chỉ dùng để gói nem, làm rau ăn kèm, nhiều người còn dùng lá vông để trị bệnh mất...

Ăn gừng hay riềng tốt hơn?

Gừng và riềng cùng họ song vị cay, tính nóng ở riềng ít hơn nên hầu hết mọi người ăn...

Bất ngờ những lợi ích đặc biệt khi bà bầu ăn củ gai

Cây củ gai có tác dụng gì? Củ gai có tốt cho bà bầu không? Bài viết sẽ giúp bạn...

Mỗi ngày ăn một củ tỏi vừa chống ung thư, cường dương, tốt cho tim

Bạn sẽ có vô vàn lợi ích cho sức khỏe nếu hình thành được thói quen ăn tỏi sống mỗi...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

10 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

10 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

10 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

10 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

10 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

10 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 1 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 1 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình