Phụ Nữ Sức Khỏe

Bác sĩ nêu dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm trong sốt xuất huyết

Triệu chứng ban đầu của sốt xuất huyết Dengue khá tương đồng với với một số bệnh nhiễm siêu vi khác nên dễ bỏ sót. Đáng chú ý trẻ nhiễm bệnh lần 2 là yếu tố nguy cơ khiến bệnh nặng hơn

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội, đến nay Hà Nội ghi nhận khoảng 9.500 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH), 12 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm ngoái, số mắc tăng 3,3 lần. Riêng trong tuần qua ghi nhận hơn 1.200 ca mắc và 3 trường hợp tử vong.

Ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, cho biết đỉnh dịch SXH có thể rơi vào trung tuần tháng 11. Hiện thành phố đang tăng cường giám sát các chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh SXH tại các khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, các khu vực nguy cơ cao, từ đó triển khai các hoạt động đáp ứng phù hợp và kịp thời.

Điều trị bệnh nhân SXH tại Bệnh viện Bạch Mai

Bác sĩ Nguyễn Thái Minh, Trưởng Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Đống Đa, Hà Nội, khuyến cáo khi người dân có những biểu hiện sốt, đau đầu, đau mỏi người nên đến các cơ sở y tế để khám và làm xét nghiệm, được thầy thuốc tư vấn, chỉ định. Không tự ý truyền dịch, truyền đạm hoặc dung dịch cao phân tử tại nhà, không tự đi mua thuốc về uống…

Với trẻ nhỏ mắc SXH, bác sĩ Đỗ Anh, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết trẻ có thể từ không triệu chứng, biểu hiện nhẹ đến nguy kịch/nặng. Do có tới 4 loại SXH Dengue, nên một người có thể nhiễm tới 4 lần.

Thông thường bệnh sẽ diễn tiến với 4 giai đoạn: Ủ bệnh (5-7 ngày); sốt; nguy kịch/nguy hiểm và hồi phục. Trong đó trẻ có thể sốt 2-7 ngày kèm theo hiện tượng đau mỏi cơ, đau mắt, đau khớp, đau họng, đau đầu, nôn và buồn nôn; ban đỏ da, chấm xuất huyết dưới da...
"Biểu hiện của bệnh SXH từ nhẹ đến vừa thường không đặc hiệu nên trong những ngày đầu của bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh sốt do căn nguyên khác (cúm mùa, RSV (virus hợp bào hô hấp), COVID-19... ). Vì thế, trẻ cần được theo dõi sát và phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm (sốc), để nhanh chóng nhập viện/can thiệp sớm nhằm giảm nguy cơ tử vong"- bác sĩ Đỗ Anh lưu ý.

Theo bác sĩ Đỗ Anh, khi trẻ mắc SXH, cần cho trẻ đi khám để được hướng dẫn chăm sóc và phát hiện dấu hiệu cần nhập viện. Nếu trẻ bị nhẹ chỉ cần điều trị ở nhà, cho trẻ nghỉ ngơi và hạ sốt. Cha mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt acetaminophen/paracetamol; không dùng Ibuprofen để hạ sốt.

Trẻ mắc SXH có thể diễn biến nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời

Hầu hết là trẻ sẽ hồi phục sau khi hết sốt, nhưng ước tính có 1/20 bệnh nhân nhiễm SXH Dengue có thể tiến triển nặng/nguy kịch, đe doạ tính mạng, trong đó trẻ mắc bệnh lần 2 sẽ là yếu tố nguy cơ khiến bệnh tiến triển nặng. 

Khi người lớn mắc bệnh SXH biến chứng thường gặp là giảm tiểu cầu (chảy máu) còn với trẻ nhỏ biến chứng thường gặp là tình trạng bị sốc. Vì bị sốc nên trẻ có nguy cơ bị suy hô hấp, chảy máu, ứ dịch và suy giảm chức năng nhiều cơ quan trong cơ thể, dẫn tới tử vong.

"Khi cha mẹ thấy trẻ có các dấu hiệu sau nên cho trẻ nhập viện điều trị: Đau bụng; li bì/kích thích và nôn liên tục; cơ thể thay đổi đột ngột (đang sốt cao, trẻ hạ thân nhiệt); trẻ bắt đầu xuất hiện chảy máu (mũi/ miệng/tiểu máu/phân máu) hoặc da niêm mạc xanh tái; chân tay trẻ lạnh/ẩm; đau bụng/ gan to ra, ấn tức vùng bụng"- bác sĩ Đỗ Anh khuyến cáo.

Dịch sốt xuất huyết đang gia tăng
PGS-TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết theo chu kỳ 5 năm, miền Bắc sẽ xảy ra một đợt dịch SXH lớn và dự báo năm nay sẽ có dịch SXH lớn xảy ra. Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, số lượng bệnh nhân SXH ở Hà Nội và các tỉnh lân cận đang gia tăng. Thống kê trong tháng 8, số bệnh nhân SXH có dấu hiệu cảnh báo phải nhập viện chỉ 70 ca, đến tháng 9, con số này tăng lên 160 ca và từ đầu tháng 10 đến nay, Trung tâm đã ghi nhận 250 ca.

Theo N.Dung/Người Lao Động

Tin liên quan

4 loại thực phẩm bổ thần kinh cho người đang cai rượu, giảm cơn thèm tức thì lại vô cùng...

Lạm dụng rượu, nghiện rượu gây ra nhiều tác hại khôn lường về nhân cách và sức khỏe, trong đó...

Sau khi vệ sinh, bé gái 13 tuổi nhập viện khẩn vì tổn thương vùng kín do thói quen xấu

Các bậc cha mẹ nên cảnh giác, nhắc nhở trước những thói quen sai lầm của trẻ để thay đổi,...

Cúm B: Bệnh 'cũ rích' nhưng khiến nhiều người lo lắng, nắm rõ 5 điều 'bất di bất dịch' để...

Cúm B là chủng cúm mùa phổ biến ở nước ta và xảy ra hàng năm, nhưng không phải cha...

Số ca mắc sốt xuất huyết tại Quảng Nam cao nhất miền Trung

Dịch sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh tại tỉnh Quảng Nam. Đến nay, tỉnh này có số ca mắc...

5 nhóm người nên dừng ngay việc uống bia nếu không muốn rước họa vào thân, 'chẳng sớm thì muộn'...

Bệnh gan, tiểu đường, thường xuyên ợ chua… là những trường hợp không nên uống bia dù thích tới thế...

4 thói quen ngầm rước bệnh ung thư vào người, để càng lâu càng nguy hiểm

Nguy cơ ung thư ở khắp mọi nơi, tuy nhiên ít ai ngờ rằng nó tồn tại ngay cả trong...

Cứ 6 người có 1 người nguy cơ bị bệnh này, hãy làm ngay 5 cách phòng bệnh

Mặc dù là căn bệnh gây tử vong hàng đầu với 17 triệu người mắc mỗi năm, nhưng đột quỵ...

ĐƯỢC QUAN TÂM

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

1 ngày 1 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

1 ngày 1 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 15 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 15 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 16 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 20 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 20 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

2 ngày trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

2 ngày trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình