Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh ung thư ngày càng cao. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn cả là mọi người lại chủ quan trước căn bệnh này.
Sau 45 tuổi, tất cả mọi người đều bước vào giai đoạn mắc bệnh ung thư cao. Nguyên nhân là vì bị ảnh hưởng từ lối sống. Các thói quen xấu mà chúng ta đang làm mỗi ngày âm thầm hủy hoại cơ thể mà mọi người không hề hay biết.
Mặc dù người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư, nhưng hầu hết các ca bệnh đều xảy ra sau 45 tuổi. Vì vậy, bắt đầu từ tuổi 45, cả nam và nữ phải đặc biệt cảnh giác, đồng thời duy trì thói quen sống lành mạnh và tránh xa những nguyên nhân dưới đây.
1. Lười vận động trong thời gian dài
Nhiều người ngại tập thể dục và chỉ thích ngồi hoặc nằm. Tuy nhiên theo thời gian, lười vận động dễ dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch, dễ gây ung thư.
Nghiên cứu được công bố vào năm 2014 trên Tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ đã bổ sung thêm bằng chứng rằng ít vận động có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc ung thư.
"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng hành vi ít vận động có liên quan đến nguy cơ phát triển một số loại ung thư", tác giả chính của nghiên cứu, Daniela Schmid, Tiến sĩ, Đại học Regensburg ở Đức, cho biết.
Phân tích điều tra hành vi ít vận động và tỷ lệ mắc bệnh ung thư. Tổng cộng, các nhà khoa học đã thực hiện 43 nghiên cứu với hơn 4 triệu người. Dữ liệu trong các nghiên cứu được lấy từ bảng câu hỏi hoặc phỏng vấn.
Nghiên cứu cho thấy mức độ vận động cao càng thấp thì nguy cơ mắc bệnh đại tràng, nội mạc tử cung và phổi cao hơn. Cứ mỗi 2 giờ ngồi, nguy cơ ung thư ruột kết tăng 8% và ung thư nội mạc tử cung tăng 10%.
2. Thói quen ăn uống không lành mạnh
Các chuyên gia nên duy trì thói quen ăn uống lành mạnh bao gồm 3 bữa đều đặn một ngày, không ăn quá no, không nhai ngấu nghiến. Nếu thói quen ăn uống tiêu cực được duy trì lâu ngày thì dễ dẫn đến khả năng mắc ung thư.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một số loại thực phẩm và chất dinh dưỡng có thể giúp ngăn ngừa - hoặc ngược lại, góp phần gây ra - một số loại ung thư.
Mặc dù có nhiều yếu tố không thể thay đổi làm tăng nguy cơ ung thư, chẳng hạn như di truyền và môi trường, nhưng cũng có một số tác nhân mà bạn có thể kiểm soát. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy dưới 30% nguy cơ mắc bệnh ung thư là do các yếu tố không kiểm soát được. Phần còn lại bạn có quyền thay đổi, bao gồm cả chế độ ăn uống của bạn.
Các thực phẩm làm gia tăng khả năng mắc ung thư đó là chất làm ngọt nhân tạo (chẳng hạn như aspartame, saccharin và cyclamate), thực phẩm ngâm muối, thịt xông khói, đồ ăn bị cháy...
3. Hút thuốc và uống rượu
Hút thuốc và uống rượu là một trong những thói quen xấu được các chuyên gia khuyến khích thay đổi hàng đầu. Lý do là vì các chất độc hại trong thuốc lá dễ gây ung thư phổi và nhiều bệnh ung thư khác. Trong khi đó, uống rượu bia dễ gây ung thư gan...
Cả việc sử dụng rượu và thuốc lá đều gây ra những bất lợi cho sức khỏe, bao gồm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư. Ví dụ, các nghiên cứu dịch tễ học phát hiện ra rằng uống rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa, dạ dày, ruột già (ruột kết và trực tràng), gan...
Tương tự, việc sử dụng thuốc lá có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư phổi, cũng như ung thư đường tiêu hóa, bàng quang, thận, tuyến tụy, dạ dày và cổ tử cung...
4. Đi ngủ không điều độ
Thức khuya dễ dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch, người thức khuya lâu sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn, lâu dần dễ bị gây ung thư. Ảnh: Healthshots
Các nhà nghiên cứu cho biết, những người trung niên bị huyết áp cao, tiểu đường loại 2, bệnh tim hoặc đột quỵ nguy cơ bị ung thư và tử vong sớm nếu họ ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm.
Cụ thể, những người bị huyết áp cao hoặc tiểu đường ngủ ít hơn 6 giờ có nguy cơ tử vong vì bệnh tim hoặc đột quỵ cao gấp đôi so với những người ngủ đủ giấc. Những người thiếu ngủ có tiền sử bệnh tim hoặc đột quỵ có nguy cơ tử vong do ung thư cao gấp 3 lần trong nghiên cứu kéo dài 3 thập kỷ.
Tác giả chính của nghiên cứu Julio Fernandez-Mendoza cho biết trong một thông cáo báo chí: "Nghiên cứu của chúng tôi là minh chứng cho việc duy trì một giấc ngủ ngon có thể bảo vệ một số người mắc các tình trạng và rủi ro sức khỏe này". Ông là Phó giáo sư tại Đại học Y bang Pennsylvania và là nhà tâm lý học về giấc ngủ tại Trung tâm Y tế Penn State Health Milton S. Hershey ở Hershey.
Nghiên cứu đã được thực hiện trên hơn 1.600 người trưởng thành. Người tham gia được phân thành hai nhóm: Một nhóm bị huyết áp cao giai đoạn 2 hoặc tiểu đường Loại 2, nhóm còn lại bị bệnh tim hoặc đột quỵ.
Những người tham gia được nghiên cứu trong một phòng thí nghiệm về giấc ngủ từ năm 1991 đến năm 1998. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã theo dõi nguyên nhân tử vong của họ cho đến cuối năm 2016. Trong giai đoạn đó, 512 người đã qua đời - 1/3 trong số họ do bệnh tim hoặc đột quỵ và 1/4 là do ung thư.
Fernandez-Mendoza cho biết việc xác định tốt hơn những người có vấn đề về giấc ngủ cụ thể sẽ có khả năng dẫn đến điều trị tốt hơn.
Ông nói: "Thời gian ngủ ngắn nên được coi là một yếu tố nguy cơ dự đoán kết quả lâu dài của những người mắc các tình trạng sức khỏe này”.