Phụ Nữ Sức Khỏe

Cúm B: Bệnh 'cũ rích' nhưng khiến nhiều người lo lắng, nắm rõ 5 điều 'bất di bất dịch' để tránh lãng phí tiền bạc, ảnh hưởng sức khoẻ

Cúm B là chủng cúm mùa phổ biến ở nước ta và xảy ra hàng năm, nhưng không phải cha mẹ nào cũng hiểu đúng và đủ về bệnh, dẫn đến tâm lý chủ quan hoặc hoang mang, lo lắng quá mức.

Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra. Có ba loại cúm chính, bao gồm:

Loại A: Đây là dạng cúm phổ biến nhất, có thể lây từ động vật sang người và gây ra đại dịch.

Loại B: Rất dễ lây lan và có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của bệnh nhân trong những trường hợp diễn tiến nghiêm trọng. Cúm B chỉ lây truyền từ người sang người, có khả năng gây ra dịch bệnh theo mùa và được truyền trong suốt cả năm.

Ảnh minh họa: Internet

Loại C: Là dạng bệnh cúm nhẹ nhất, các triệu chứng của cúm loại C thường sẽ không gây hại.

Trong đó loại A và B tương tự nhau, nhưng cúm B chỉ có thể truyền từ người sang người. Một biểu hiện phổ biến của virut cúm là sốt, thường cao hơn 37,8 độ C. Nhìn chung, bệnh cúm rất dễ lây lan và trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng.

Cúm B có nguy hiểm không? Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC khẳng định cả hai loại cúm A và B đều có thể phát triển nghiêm trọng như nhau, phản bác quan niệm sai lầm trước đây cho rằng cúm loại B thường có xu hướng nhẹ hơn.

5 điều cần nắm về cúm B - Bệnh 'cũ rích'

1. Cúm B lây truyền bằng cách nào?

Sau đại dịch Covid-19, các nghiên cứu thấy rằng cúm B gặp khoảng 40%, cúm A chiếm 60% trong các trường hợp cúm mùa, rất hiếm gặp cúm C, D. Ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, bệnh có thể gặp quanh năm, nhưng chủ yếu gặp vào mùa đông. Bệnh có thể gây thành dịch không theo quy luật thông thường.

Cúm B lây từ người sang người thông qua các giọt bắn nhỏ (có chứa virus cúm) trong không khí khi người bị nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Do trẻ chạm vào các bề mặt bị ô nhiễm bởi các giọt bị nhiễm bệnh rồi chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của trẻ.

Thời gian ủ bệnh của bệnh cúm B từ 1 - 4 ngày kể từ khi bị nhiễm virus cúm. Trẻ em và những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu có thể ủ bệnh lâu hơn.

2. Trẻ mắc bệnh cúm B sẽ có dấu hiệu và triệu chứng gì?

Các triệu chứng thường gặp bao gồm: Sốt, đau rát họng, ho khan, đau đầu, đau mỏi người, đau xương khớp, mệt mỏi cảm thấy kiệt sức.

Ảnh minh họa: Internet

Trẻ em bị cúm cũng có thể có các triệu chứng tiêu hóa (buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy). Một số triệu chứng cúm có thể tương tự như cảm lạnh, đa số trẻ sẽ bình phục sau 1-2 tuần, tuy nhiên ho và mệt mỏi có thể kéo dài hơn 2 tuần.

3. Điều trị cúm loại B thế nào? 

Nếu nghi ngờ nhiễm cúm, bạn cần bổ sung thêm nhiều chất lỏng để tránh bị mất nước. Bên cạnh đó, nên dành nhiều thời gian ngủ để cơ thể được nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng.

Đôi khi các triệu chứng cúm B sẽ tự động thuyên giảm. Tuy nhiên, những người có nguy cơ cao gặp biến chứng khi bị cúm thì nên đến khám bác sĩ ngay lập tức để được điều trị kịp thời.

Các đối tượng có nguy cơ gặp biến chứng cao bao gồm:

Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là các bé dưới 2 tuổi;

Người già từ 65 tuổi trở lên;

Phụ nữ có thai hoặc vừa sinh ít hơn 2 tuần;

Người Mỹ bản địa (thổ dân da đỏ và thổ dân Alaska)

Người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc mắc một số bệnh mãn tính.

Ảnh minh họa: Internet

Đối với trường hợp người bị cúm là trẻ em, phụ huynh nên ưu tiên đưa trẻ đến cơ sở y tế trước khi áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà. Một số loại thuốc nếu dùng tùy tiện có thể làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng. Trẻ bị sốt do cúm nên ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi hạ sốt tự nhiên (không cần dùng thuốc).

Trong một số trường hợp cúm, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau và thuốc kháng virus để rút ngắn thời gian mắc bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn xảy ra.

4. Mắc cúm B sốt, ho kéo dài, mấy ngày thì khỏi?

Cúm B là chủng cúm phổ biến, so với cúm A thì cúm B ít nguy hiểm hơn. Ở cúm B chỉ gặp ở người, loại virus gây cúm B rất lành tính, đa phần người bệnh có thể khỏi sau vài ngày nghỉ ngơi… Vì vậy loại virus gây cúm B không gây ra đại dịch cúm ở người.

Khi mắc cúm B các biểu hiện ban đầu thường nhầm lẫn với bệnh lý cảm cúm thông thường nhưng ở mức độ nghiêm trọng hơn.

Khi mắc cúm B người bệnh có thể sốt nóng hoặc rét run, thường sốt cao với nhiệt độ khoảng 39-41độ C ở những ngày đầu phát bệnh. Tùy từng bệnh nhân sốt có thể kéo dài đến 5 ngày. Ngoài ra bệnh nhân sẽ bị ho, đau mỏi cơ, đổ mồ hôi có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần. Người bệnh ho, mệt mỏi kéo dài đến 2 tuần hoặc lâu hơn nên việc này gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Trên thực tế cho thấy, nếu phát hiện sớm dấu hiệu nhiễm cúm sẽ giúp ngăn ngừa lây nhiễm cho mọi người xung quanh, ngăn chặn virus phát triển nặng và có hướng điều trị kịp thời.

Một số dấu hiệu cảnh báo cúm B nguy hiểm, cần nhập viện để được điều trị kịp thời:

Các biểu hiện ở người lớn là khó thở, thở gấp, sốt cao trên 39 độ C kéo dài, đau tức ngực, chóng mặt, tiêu chảy kéo dài, nôn ói nhiều…

Ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh có biểu hiện khó thở, thở gấp, bỏ ăn, ngủ nhiều, da xanh tái, sốt kèm phát ban hoặc sốt cao trên 38.5, độ C kéo dài, nôn mửa nhiều…

Nếu ở người cao tuổi, người mắc bệnh lý mạn tính, người suy giảm miễn dịch khi mắc cúm B cũng có thể xảy ra biến chứng nặng nếu khi được điều trị kịp thời.

Như vậy, có thể nói, sau thời gian ủ bệnh và khởi phát các biểu hiện, người mắc cúm B sẽ có khoảng 5-7 ngày để đẩy lui các triệu chứng bệnh. Trên thực tế, nhiều người sẽ thấy các biểu hiện như sốt, ho,…sẽ tự thuyên giảm sau 1 tuần nhưng cũng có những người như trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền mạn tính… sẽ đối mặt với nguy cơ biến chứng.

5. Cần làm gì khi mắc cúm B?

Cũng giống như các loại cúm virus cúm B chưa có thuốc đặc trị mà chủ yếu chỉ điều trị triệu chứng ví như hạ sốt, giảm ho,.. và cần kết hợp nâng cao thể lực, tăng sức đề kháng cơ thể.

Với nguyên tắc điều trị tùy từng người bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc như: hạ sốt giảm đau, hạ sốt hoặc có biểu hiện bội nhiễm thì chỉ định thuốc điều trị.

Khi mắc cúm cần theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên, không tiếp xúc với người khác ở nơi công cộng. Tại nhà cũng phải đeo khẩu trang, tăng cường rửa tay, vệ sinh đường hô hấp bằng cách xúc miệng, nhỏ mũi thường xuyên. Không ho khạc, nhổ bừa bãi. Cần chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức khỏe.

Những trường hợp thăm khám tại viện nếu bác sĩ thấy có bằng chứng bội nhiễm cần phải sử dụng kháng sinh. Hoặc trong trường hợp tiến triển nặng cần sử dụng thuốc kháng virus trên cơ địa từng bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định thích hợp, tuyệt đối không tùy tiện tự ý sử dụng thuốc.

Người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều hơn, giữ không gian sống sạch sẽ, thoáng mát. Cần uống nhiều nước, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, chú ý đến bổ sung các loại khoáng chất, vitamin giúp tăng đề kháng, tăng miễn dịch và ngăn ngừa biến chứng do virus.

Để phòng ngừa cúm trong đó có cúm B cần tiêm vaccin để bảo vệ cơ thể. Với khuyến cáo tất cả mọi người, nhất là trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có bệnh lý nền nên tiêm phòng cúm hàng năm để tự bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng. Điều này giúp giảm nhẹ hơn các triệu chứng, giảm nguy cơ các biến chứng nặng và thời gian bị bệnh ngắn hơn so với người chưa tiêm vaccine phòng bệnh.

Thuỵ Anh (TH)

Tin liên quan

Ổ dịch cúm B ở Bắc Kạn giờ ra sao?

Sáng 28/10, ông Tạc Văn Nam, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn cho biết, dịch cúm B tại...

Khó dự báo khi cúm vào mùa

Những đột biến gene liên tục của virus cúm có thể tạo ra các chủng khác so với ban đầu....

Chuyên gia cảnh báo dịch cúm có khả năng lây lan mạnh

Thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây...

Hà Nội tiếp tục tăng số ca nhiễm adenovirus, lo ngại cúm A(H5)

Song song với nhiều dịch đang bùng phát, các bệnh lý truyền nhiễm cũng liên tục được ghi nhận đe...

Dấu hiệu nhận biết người nhiễm cúm gia cầm

Bộ Y tế đã có công văn khẩn, đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo, giám sát phát hiện...

Triệu chứng mắc cúm B và cách điều trị

Số ca mắc cúm mùa nhập viện đang gia tăng, trong đó có nhiều trường hợp được chẩn đoán mắc...

Biểu hiện nghi ngờ mắc cúm A/H5N1 ở người và cách phòng chống

Sau trường hợp bé gái 5 tuổi nhiễm cúm gia cầm A/H5 ở Phú Thọ, nhiều người lo lắng không...

Tin mới nhất

4 bí quyết tận dụng tối đa chiếc mặt nạ giúp da cải thiện toàn diện lại tiết kiệm cả...

2 giờ trước

Thiêu đốt mọi ánh nhìn nhờ 10 công thức phối đồ với áo ống sexy hết nấc, hè này nhất...

2 giờ trước

Môi căng mọng, quyến rũ nhờ những mẹo đánh son lên màu chuẩn cực dễ dàng

2 giờ trước

Những kiểu tóc phù hợp với khuôn mặt tròn và to

2 giờ trước

Chuyên gia bật mí làn da sẽ thay đổi theo thời gian nếu áp dụng mẹo rửa mặt này

2 giờ trước

Ăn gì để bổ thận và những thực phẩm không có lợi cho thận

2 giờ trước

Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng tê tay

2 giờ trước

6 động tác trước khi ngủ giúp dáng thon, da hồng hào

2 giờ trước

Ngoài khói thuốc lá, phổi còn bị tổn thương bởi những thói quen tưởng chừng vô hại này

2 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình