Phụ Nữ Sức Khỏe

Bác sĩ chỉ cách sơ cứu cho trẻ khi bị ngộ độc thức ăn mà ai cũng nên biết

Ngộ độc thức ăn là vấn đề thường gặp nhất là trong những ngày hè nắng nóng. Nhẹ thì bị đau bụng, khó tiêu, nôn mửa, còn nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Ngộ độc thức ăn thông thường là do ăn uống thực phẩm không rõ nguồn gốc hoặc đã bị nhiễm khuẩn. Nếu không kịp thời cứu chữa khả năng cao sẽ gây nhiễm khuẩn huyết, gây đa tạng và có thể dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân và biểu hiện của ngộ độc thức ăn

Ngộ độc thức ăn thông thường là do ăn uống thực phẩm không rõ nguồn gốc, bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hay các thực phẩm đã bị ôi thiu hoặc chứa chất gây độc,... Thông thường ngộ độc cấp tính sẽ xuất hiện chỉ sau vài phút sau khi bệnh nhân ăn thức ăn. Có trường hợp sau vài giờ mới có biểu hiện ngộ độc, thậm chí là 1-2 ngày.

Ngộ độc thức ăn nếu trong tình trạng nhẹ sẽ làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần. Còn trong tình trạng nặng mà không được cứu chữa kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Thông thường thì người bị ngộ độc thức ăn sẽ có những biểu hiện cụ thể như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đôi khi có kèm theo các triệu chứng phụ như nhức đầu, chóng mặt, đau cơ, khó thở,... Nếu nặng còn xuất hiện thêm hiện tượng rối loạn ý thức, co giật, đồng tử giãn,... Và cũng tùy theo nguyên nhân gây ngộ độc mà bệnh nhân sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Ngộ độc thức ăn thông thường là do ăn uống thực phẩm không rõ nguồn gốc, bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hay các thực phẩm đã bị ôi thiu,... Ảnh minh họa: Internet

Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thức ăn

Nếu chẳng may gặp người có những biểu hiện ngộ độc thức ăn như trên, nhất là trẻ em thì cần phải kịp thời sơ cứu để tránh dẫn đến trường hợp xấu nhất xảy ra. Sau đây là cách sơ cứu khi gặp người bị ngộ độc:

- Gây nôn

Cách này chỉ áp dụng với trường hợp người bị ngộ độc không có biểu hiện nôn. Với cách làm này sẽ làm hạn chế chất độc có trong thức ăn hạn chế ngấm vào cơ thể.

Đây được xem là biện pháp đầu tiên và cơ bản nhất trong việc sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn. Bạn có thể thực hiện kích thích để người bị ngộ độc nôn những thức ăn có trong dạ dày ra ngoài. Với cách này bạn có thể thực hiện bằng việc dùng tay đã được rửa sạch của mình đặt vào lưỡi người bệnh để kích thích gây nôn. Trường hợp người ngộ độc nôn càng nhiều thức ăn trong dạ dày ra ngoài sẽ càng tốt.

Với phương pháp gây nôn này thì bạn cần lưu ý là trước khi thực hiện, nên để người bị ngộ độc nằm nghiêng. Có thể kê cao phần đầu để việc nôn trở nên dễ dàng hơn, đồng thời cũng không làm trào ngược vào phổi, gây sặc cho người bệnh.

Ngoài ra, trong trường hợp người bị ngộ độc thức ăn đã bị hôn mê thì tuyệt đối không được thực hiện cách làm này. Vì khả năng cao sẽ gây sặc hay ngạt thở và sẽ làm tình hình xấu hơn nữa.

Gây nôn được xem là biện pháp đầu tiên và cơ bản nhất trong việc sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn. Ảnh minh họa: Internet

- Cho người bị ngộ độc uống nhiều nước và nghỉ ngơi

Đối với người bị ngộ độc thức ăn thì triệu chứng thông thường sẽ là đau bụng, buồn nôn và đi ngoài nhiều lần. Chính vì thế sẽ khiến cơ thể mất nước nghiêm trọng. Do đó, cần phải bù nước cho người bị ngộ độc bằng cách cho uống nhiều nước lọc, uống oresol (viên sủi bù nước và điện giải) hoặc nước gạo rang để bù nước cho người bệnh.

- Đưa người bị ngộ độc đến bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhất hoặc có thể gọi cấp cứu 115

Dù bạn đã tiến hành các bước sơ cứu trên đi nữa thì đó cũng chỉ là cách làm tạm thời mà thôi. Việc làm trên chỉ để hạn chế chất độc ngấm vào cơ thể người bệnh. Vì cơ bản bạn vẫn chưa biết tình trạng ngộ độc của người bệnh là nặng hay nhẹ. Do đó, người bệnh vẫn có khả năng gặp nguy hiểm. Thế nên, việc đưa người bị ngộ độc đến bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu hoặc gọi cấp cứu 115 hỗ trợ là điều cần thiết phải làm.

Thanh Mai (T/h)

Tin liên quan

Những lợi ích và tác hại của khoai tây đối với sức khỏe mẹ bầu, muốn con khỏe mạnh mẹ...

Khoai tây vốn là thực phẩm nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên khi bà bầu ăn...

3 sai lầm khi cho con ăn thịt bò vừa mất sạch chất dinh dưỡng vừa gây hại cho sức...

Thịt bò là món ăn bổ dưỡng nên rất được ưa chuộng. Tuy nhiên ăn quá nhiều hay ăn sai...

Quả vải ngon nhưng cũng là ‘kẻ sát nhân’, cha mẹ cần lưu ý thật kỹ nếu không hối hận...

Bản thân quả vải là một loại thực phẩm lành tính nhưng dù đã bóc vỏ, bỏ hạt thì phụ...

Con bị hen suyễn phụ huynh nên tránh cho ăn những loại thực phẩm này, nếu không muốn bệnh tình...

Bệnh hen suyễn là một bệnh hô hấp mạn tính rất thường gặp ở trẻ em. Nếu con chẳng may...

Lòng lợn, món khoái khẩu của bà bầu, nhưng khi sử dụng cần lưu ý những vấn đề sau

Lòng lợn là món ăn được rất nhiều người yêu thích và mang đến giá trị dinh dưỡng cao. Tuy...

3 thói quen cực xấu của mẹ bầu sẽ khiến con còi cọc từ trong bụng, ai đang có thì...

Giai đoạn mang thai vô cùng quan trọng, mẹ bầu nên lưu ý để con phát triển toàn diện. Chị...

Con vừa bị ốm hãy cho ăn ngay món cháo, súp bổ dưỡng này vừa giúp nhanh hồi phục lại...

Mỗi khi con bị ốm đều khiến cho phụ huynh chúng ta phải đau đầu. Thế nhưng, khi con vừa...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

4 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

4 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

4 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

4 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

4 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

4 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

19 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

19 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình