Phụ Nữ Sức Khỏe

Bác sĩ Bv Nhi TW bày cách nhận biết sớm trẻ bị viêm não, viêm màng não

Các chuyên gia của Bệnh viện Nhi TW cho biết, bệnh viêm não và viêm màng não mắc quanh năm, tuy nhiên bệnh hay xảy ra vào mùa nắng nóng, đặc biệt từ tháng 5 - 8. Hiện Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh Nhiệt đới của bệnh viện đang điều trị cho 30 trẻ bị viêm não, viêm màng não.

Mỗi năm, BV Nhi TƯ tiếp nhận khoảng 500 bệnh nhi mắc 2 bệnh lý viêm não và viêm màng não. Theo các bác sỹ, thời gian gần đây số lượng trẻ nhập viện vi viêm não và viêm màng não có chiều hướng gia tăng.

Hiện tại, Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh Nhiệt đới đang điều trị cho 30 bệnh nhi các lứa tuổi, nhiều trường hợp nặng phải thở máy, hồi sức tích cực, trong đó có những cháu mới chỉ 2-3 tháng tuổi.

“Đáng nói hầu hết các cháu khi được chuyển lên đều đã biến chứng nặng về thần kinh như bại não, động kinh, thậm chí nhiều trẻ mất hết tri thức dẫn đên điều trị gặp rất nhiều khó khăn”- PGS.TS Trần Minh Điển- Phó giám đốc Bệnh viện Nhi TW cho biết.

Bệnh nhi 3 tháng tuổi ở Hải Phòng bị viêm màng não mủ đang điều trị tại Khoa điều trị tích cực, Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh Nhiệt đới - BV Nhi TW

Những nguy hiểm khi trẻ mắc viêm não, viêm màng não

Theo các bác sĩ, viêm màng não liên quan đến vi khuẩn với 3 loại phổ biến là phế cầu, hib và não mô cầu, ngoài ra còn có tụ cầu, liên cầu, E.coli... Khi đó, màng ngoài của não sẽ bị vi khuẩn tấn công, tỉ lệ tử vong khi mắc viêm màng não lên tới 50% nếu không được điều trị.

Thống kê của Bv Nhi TW cho thấy, tỉ lệ trẻ bị mắc các bệnh lý về viêm màng não đứng thứ 3 trong số các bệnh lý vào điều trị và là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 cho trẻ  dưới 5 tháng tuổi.

Đây là một bệnh lý có tỷ lệ tử vong lên tới 50% nếu không được điều trị, 10%-20% bị di chứng về thần kinh, giảm thính lực. Điều đáng nói, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời trong vòng 24h – 48h khởi bệnh thì tỷ lệ tử vong giảm xuống chỉ còn hơn 10%.

Còn bệnh viêm não thường do virus (chiếm 60%), phổ biến nhất là virus viêm não Nhật Bản, Herpes, virus EV gây bệnh tay chân miệng... Tác nhân gây bệnh thường tấn công trực diện vào nhu mô não, tỉ lệ tử vong từ 10-15% và 35-45% để lại các di chứng về thần kinh, vận động.

Trẻ cũng có thể mắc viêm não thứ phát sau khi mắc các bệnh như cúm, sởi, thuỷ đậu, quai bị... do virus biến thể, gây viêm não, thường sau 1-2 tuần.

Cha mẹ cần chú ý đến dấu hiệu sớm để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời

TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm y học các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bv Nhi TW cho hay, các bệnh viêm não, viêm màng não thường không có dấu hiệu điển hình ở giai đoạn sớm, với các biểu hiện lâm sàng giống các bệnh đường hô hấp khác như sốt, đau đầu, buồn nôn.

 “Tuy nhiên cũng có trẻ cũng không có những triệu chứng này, đặc biệt ở nhóm trẻ sơ sinh, ban đầu trẻ có thể chỉ quấy khóc, rên rỉ, hay nhìn ngược, hay trớ, chán ăn... Do đó việc phát hiện viêm não, viêm màng não ở trẻ nhỏ rất khó khăn”- TS Lâm nói.

Chia sẻ thêm thông tin, ThS.BS Đào Hữu Nam, Phụ trách đơn nguyên Hồi sức tích cực, Trung tâm y học lâm sàng và các bệnh nhiệt đới trẻ em thông tin, ở giai đoạn muộn, bệnh viêm não và viêm màng não đều có các triệu chứng thần kinh giống nhau như lờ đờ, kích thích vật vã, co giật, hôn mê...

Do đó, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến các dấu hiệu sớm của trẻ. Khi thấy trẻ sốt cao, uống hạ sốt không đỡ, kèm thêm đau đầu, mệt, buồn nôn và nôn, kích thích, thay đổi ý thức nhẹ, phụ huynh cần đưa trẻ vào viện ngay. Với viêm não do virus tay chân miệng, trẻ có thể xuất hiện các bọng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hay các chấm hoại tử.

Với viêm màng não, ngoài sốt cao, trẻ có thể cứng cổ, nếu còn thóp có thể thấy thóp phồng căng.

“Đến nay điều trị viêm não khó khăn, do chủ yếu điều trị triệu chứng, bệnh nhân đến muộn thường bị phù não nặng. Do đó, cha mẹ không nên cố giữ trẻ ở nhà điều trị dẫn đến hôn mê, co giật mới đưa đến viện, lúc đó đã ở giai đoạn muộn, dễ để lại di chứng nặng nề”- ThS Nam nói.

Cần giữ vệ sinh cá nhân, tiêm phòng đầy đủ cho trẻ

Từ thực tiễn điều trị cho 30 cháu các lứa tuổi khác nhau mắc viêm não, viêm màng não tại Bv Nhi TW, PGS. TS Trần Minh Điển cho biết, hầu hết những trẻ này đều chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đầy đủ.

Riêng viêm não do virus tay chân miệng (đứng thứ 3 sau viêm não Nhật Bản, Herpes), dù chưa có vắc xin phòng bệnh nhưng vẫn có thể phòng ngừa nhờ vệ sinh cá nhân, vệ sinh cộng đồng do nguyên nhân gây bệnh liên quan trực tiếp đến đường phân, miệng.

Bệnh nhân 12 tuổi bị viêm màng não đang điều trị tại Khoa điều trị tích cực, Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh Nhiệt đới - BV Nhi TW

Theo đó, PGS. TS Trần Minh Điển khuyến cáo cha mẹ cần rửa tay sạch sẽ khi chăm sóc trẻ, thực hiện vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn, các chất xuất tiết của trẻ phải được thu gom...

Hiện nay ở Việt Nam đã có vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản, viêm màng não mủ do HIB, vắc xin viêm màng não do mô cầu type A, C, vắc xin ngừa phế cầu...

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, hiện đang là thời kỳ cao điểm để bệnh viêm não và viêm màng não phát triển, vì vậy để phòng tránh bệnh cho trẻ, các gia đình cần cho trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh theo đúng độ tuổi, đúng thời gian.

Các chuyên gia của Bệnh viện Nhi TW cũng cho hay, khi nhập viện, bác sĩ cần theo dõi bệnh nhi rất kĩ, khám trực tiếp xem trẻ có bị cứng cổ, cứng gáy, cứng cơ để quyết định chọc dịch não tủy – đây là cách chính xác nhất để chẩn đoán viêm não, viêm màng não.

Nhiều cha mẹ lo lắng chọc dịch não tủy sẽ ảnh hưởng đến con, tuy nhiên các chuyên gia cho biết, bác sĩ sẽ chọc thắt lưng lấy dịch não tủy, đây là phương pháp đơn giản, hầu như không có biến chứng.

Theo Thái Bình/Sức khỏe và Đời sống

Tin liên quan

Cách đặt tên cho bé trai sinh vào mùa hè năm 2019

Một bé trai kháu khỉnh, đáng yêu và khỏe mạnh chào đời là mong ước của rất nhiều gia đình...

Những tai nạn thường gặp ở trẻ vào dịp hè

Mùa hè là mùa học sinh nghỉ học, được tự do vui chơi, nhưng kéo theo đó là tình trạng...

Tiêm Combi Five bị sốt cao dẫn đến bệnh thần kinh chỉ là thông tin bịa đặt

Trên mạng xã hội xuất hiện thông tin chia sẻ về cháu bé sau khi tiêm vắc xin Combi Five...

Bàn tay sạch, phòng nhiễm giun sán

Vừa qua, tại Bắc Ninh rộ lên chuyện học sinh mầm non bị nhiễm sán nghi do ăn thịt lợn....

Chia sẻ kinh nghiệm của mẹ 9x về các bước chuẩn bị không thể thiếu khi con sắp bước vào...

Ngoài việc ăn dặm, mẹ vẫn cần cho bé bú sữa đầy đủ để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng...

'Luật' của người mẹ Sài Gòn khiến 3 con không bao giờ cãi lại

Ba con chị Vân được tự quyết hầu hết mọi việc của mình, từ ăn gì, mặc gì, chọn trường,...

Kế hoạch bữa ăn lành mạnh cho trẻ

Cha mẹ luôn băn khoăn nên làm thể nào để nuôi con tốt. Người thì lo lắng vì con biếng...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

14 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

14 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 4 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 4 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 4 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 9 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 9 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 13 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 13 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình