Nội dung bài viết:
Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của cây mía
Trước khi giải đáp cho vấn đề bà bầu uống nước mía có tốt không thì các chuyên gia dinh dưỡng có giới thiệu: Giá trị dinh dưỡng của mía có thể nói là tương đối cao.
Trong đó, đặc biệt thành phần nước trong mía khá nhiều, chiếm đến khoảng 85% toàn bộ cây mía. Bên cạnh đó, hàm lượng đường cũng vô cùng phong phú, chiếm 12% bao gồm Sucroza, Glucose và Fructose. Đây cũng là lý do mà mía có được vị ngọt cao.
Ngoài ra, theo phân tích khoa học, mía còn có chứa nhiều vật chất khác cần thiết cho cơ thể con người, điển hình như 0.2g protein, 0.5g lipit, 8mg canxi, 4mg photpho, 1.3mg sắt v.v… Đồng thời, nhiều loại axit amin có lợi như Aspartic, Glutamic, Serine, Alanine cùng với vitamin B1, B2, B6 và vitamin C.
Mía có ích lợi như thế nào đối với sức khỏe con người?
Theo đông y, mía được liệt vào danh sách là “vị thuốc bổ ích” với những công hiệu như thanh nhiệt, hạ khí, bồi bổ phổi và dạ dày. Ngoài tác dụng giải khát, mía còn có hỗ trợ trong điều trị các bệnh do nhiệt gây ra hoặc chứng trào ngược dịch vị, nóng phổi, ho v.v… Nước mía còn giúp giảm bớt nguy cơ ngộ độc rượu và cải thiện táo bón.
Mía còn là bài thuốc kiện thân, phòng bệnh hữu ích. Không ít người luôn cho rằng vì mía ngọt nhiều nên sẽ gây ra hiện tượng "nóng trong người". Tuy nhiên thực tế các chuyên gia sức khỏe cho biết: Mía có vị ngọt, tính hàn, có thể dùng bồi bổ khí huyết, thích hợp với người bị chứng hạ đường huyết, suy nhược tim, cổ họng sưng đau, đại tiện phân khô cứng v.v…
Ngoài ra, chất xơ trong cây mía cũng rất phong phú, nếu ăn mía thì trong quá trình nhai sẽ giống như bạn đang làm sạch răng miệng một cách tự nhiên. Các cơ mặt cũng được “vận động” vừa sức nên còn có tác dụng làm đẹp cho khuôn mặt của bạn. Với khá nhiều lợi ích thiết thực trên thì đặc biệt trong thai kỳ, bà bầu uống nước mía có tốt không?
Bà bầu uống nước mía có tốt không và cần lưu ý gì khi sử dụng?
Uống nước mía có tốt cho bà bầu không? Với giá trị dinh dưỡng cao của cây mía, trong những tình huống bình thường, bà bầu hoàn toàn có thể ăn mía và uống nước mía. Mía không những giúp bà bầu tăng thêm khẩu vị mà còn giúp cung cấp thêm dinh dưỡng và nhiệt lượng. Tuy vậy, nếu mẹ bầu có chứng tỳ vị hư hàn, đau bụng do nhiễm lạnh thì không thích hợp dùng mía.
Vậy bà bầu có nên uống nước mía thường xuyên? Mặc dù có thể uống nước mía và nhận được một số lợi ích nhất định trong thai kỳ nhưng bà bầu vẫn không nên uống quá nhiều thức uống này. Do hàm lượng đường trong mía khá cao, nếu không kiểm soát tốt lượng dùng sẽ gây tăng đường huyết, có thể kéo theo nhiều ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe mẹ và bé.
Ngoài ra, chất lượng của mía cũng vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho bà bầu. Những cây mía bị sâu, bị biến đổi màu hoặc dính nhiễm hóa chất, vi khuẩn mà không được làm sạch đúng cách sẽ khiến mẹ bầu dễ bị ngộ độc, dẫn đến nôn ói, thậm chí là hôn mê.
Không những vậy, khi mẹ hấp thu quá nhiều đường sẽ khiến các sản vật của quá trình trao đổi chất mang tính axit sinh ra nhiều hơn, làm huyết dịch biến đổi tính chất, dễ gây dị dạng thai nhi. Có những trường hợp dù em bé sinh ra vẫn bình thường nhưng có nhiều khả năng sau khi trưởng thành dễ mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy, bà bầu uống nước mía có tốt không còn tùy thuộc vào lượng sử dụng phù hợp với từng người.
Đa số trong các trường hợp bình thường, mẹ bầu có thể uống nước mía với một chế độ phù hợp. Tuy nhiên, nếu mẹ mắc bệnh dạ dày bị hàn, nôn ói nhiều, tiêu chảy v.v… thì tạm thời không nên dùng mía hoặc chỉ dùng với một lượng ít để tránh bệnh tình nặng hơn. Có thể thấy, bà bầu nên uống nước mía vào lúc nào cũng đòi hỏi mẹ phải hiểu biết để tránh tác dụng phụ.
Các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe cho biết: Người bình thường có thể uống nước mía tối đa khoảng 400cc mỗi ngày, mỗi lần uống không nên vượt quá 200cc. Riêng bà bầu, nếu thích uống nước mía thì nên uống ít hơn tiêu chuẩn này, tốt nhất là đổi thành cách nhai mía cây hoặc pha loãng với một chút nước lọc để giảm độ ngọt.
Khi mua mía về tự làm sạch và chế biến thì có thể tăng cường độ an toàn và vệ sinh hơn là mua ngoài hàng quán. Do đó, nếu mẹ bầu uống nước mía để giải khát thì nên hạn chế, thay vào đó là nhai một khúc mía nhỏ sẽ có nhiều lợi ích hơn, vừa làm sạch khoang miệng, giảm sâu răng mà vẫn giúp mẹ bầu tăng thêm khẩu vị.
Trẻ nhỏ có nên uống nước mía không?
Vị ngọt thơm dịu của mía thường gây sự thích thú với trẻ nhỏ. Với giá trị dinh dưỡng phong phú, mía có thể bổ sung dưỡng chất cho trẻ với điều kiện bố mẹ cần có chế độ ăn uống khoa học.
Nếu cho trẻ ăn mía hoặc uống nước mía quá nhiều sẽ khiến đường huyết tăng cao, dẫn đến các tình trạng như da của trẻ nổi mụn nước hoặc có mủ, sưng đau. Khi thành phần đường mà trẻ hấp thu dư thừa còn gây giảm chức năng miễn dịch của cơ thể, trẻ dễ bị bệnh hơn, nhất là cảm mạo và viêm nhiễm da. Trẻ nhỏ tốt nhất mỗi ngày không dùng quá 50g mía.
Ngoài ra, khi mía biến chất sẽ sinh ra độc tố thần kinh Axit beta-Nitropropionic, gây kích thích niêm mạc dạ dày, đường ruột, tổn hại thần kinh não.
Thời gian ủ bệnh từ 15 phút đến 7 tiếng và nhiều nhất là 2 đến 5 tiếng sẽ phát bệnh. Triệu chứng ban đầu khi trẻ ngộ độc từ mía là khó thở, nôn ói, tiêu chảy, chóng mặt, đau đầu, trở ngại thị lực, mất kiểm soát tiểu tiện, nghiêm trọng còn bị suy hô hấp, thậm chí tử vong.
Mía bị nhiễm bẩn, vi khuẩn, độc bệnh khi xâm nhập vào cơ thể trẻ còn gây các bệnh khác như viêm ruột, bệnh lị, các bệnh do viêm nhiễm khuẩn như viêm gan A. Chính vì vậy, khi cho trẻ ăn mía hoặc uống nước mía, bố mẹ cần phải chú ý đến vấn đề lựa chọn chất lượng mía cũng như thao tác làm sạch, chế biến đúng cách. Đồng thời chỉ cho trẻ dùng mía với một mức độ hợp lý để tránh tác dụng phụ.
Nguồn:
https://baike.pcbaby.com.cn/qzbd/174876.html
https://baike.pcbaby.com.cn/yycs/1410/1857549.html
https://baike.pcbaby.com.cn/yycs/1412/1972804.html
http://www.baobao001.com/hy/hyfood/content-658.html