Phụ Nữ Sức Khỏe

Bà bầu mệt mỏi nên làm gì để cảm thấy dễ chịu?

Bài viết sẽ chia sẻ những bí quyết giảm thiểu tình trạng bà bầu mệt mỏi, ốm nghén. Từ đó giúp chị em cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn trong thời gian mang thai.

Cùng với ốm nghén, buồn nôn, chóng mặt,...  bà bầu mệt mỏi là triệu chứng thường gặp khi mang thai. Tuy không thể tránh khỏi tình trạng khó chịu này, bà bầu vẫn có những cách để giúp bản thân cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân khiến bà bầu mệt mỏi và cách trị mệt mỏi để bà bầu và thai nhi luôn khỏe mạnh.

1. Triệu chứng mệt mỏi ở bà bầu

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều sự thay đổi và sản xuất nhiều loại hormone mới để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Vì vậy hầu hết các thai phụ đều cảm thấy mệt mỏi, nhất là trong khoảng thời gian 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Ngoài ra, những thay đổi về tâm lý và thể chất khi mang bầu cũng gây ra cảm giác mệt mỏi, căng thẳng cho bà bầu.

Bà bầu mệt mỏi là tình trạng hoàn toàn bình thường. Thông thường, bà bầu cảm thấy cơ thể như bị kiệt sức, thiếu sức sống. Kể cả khi không làm gì, bà bầu vẫn cảm thấy mệt mỏi. Đôi lúc tim đập nhanh khó chịu. Một số phụ nữ mang bầu khác có thể không gặp nhiều khó chịu do triệu chứng mệt mỏi tương đối nhẹ.

ba bau met moi 1
Cùng với ốm nghén, buồn nôn, chóng mặt,... bà bầu mệt mỏi là triệu chứng thường gặp khi mang thai - Ảnh minh họa: Internet

2. Tại sao bà bầu hay mệt mỏi?

Bà bầu mệt mỏi là hiện tượng phổ biến do cơ thể sản sinh ra một lượng lớn hormone Progesterone. Ngoài ra, những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng mệt mỏi của cơ thể mẹ bầu bạn có thể tìm hiểu sau đây:

Bà bầu mệt mỏi khó thở do thiếu sắt

Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu mệt mỏi, kiệt sức. Với những bà bầu bị thiếu sắt nghiêm trọng sẽ dẫn đến thiếu máu, nhất là số lượng tế bào hồng cầu. Điều này làm cho cơ thể bị thiếu lượng oxy cần thiết gây ra triệu chứng mệt mỏi, khó thở. Thông thường bà bầu sẽ cảm thấy tim đập nhanh, dễ mệt, chân tay run lẩy bẩy, mặt mày nhợt nhạt, không tỉnh táo.

Bà bầu mệt mỏi do buồn ngủ

Mất ngủ thường xuyên, nghỉ ngơi không đủ hay chất lượng giấc ngủ kém khiến bà bầu luôn trong tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ. Hiện tượng này có thể khiến bà bầu dễ mắc nhiều bệnh trong thai kỳ như mất cân bằng hormone, căng thẳng, tiểu đường,...

ba bau met moi 2
Mất ngủ thường xuyên, nghỉ ngơi không đủ hay chất lượng giấc ngủ kém khiến bà bầu mệt mỏi - Ảnh minh họa: Internet

Tiểu đường thai kỳ

Đối với những phụ nữ bị tiểu đường, mang thai sẽ dễ bị mệt mỏi, cảm thấy xây xẩm, chóng mặt. Ngoài ra, bà bầu còn có cảm giác khát nước thường xuyên, đi tiểu nhiều và trọng lượng cơ thể bị giảm. Vì vậy, bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần thăm khám định kỳ và kỹ càng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Sử dụng các loại thuốc khi mang thai

Sử dụng một số loại thuốc khi mang thai như thuốc chống dị ứng, thuốc trị ốm nghén, thuốc giảm đau,... sẽ gây ra một số tác dụng phụ, trong đó có triệu chứng bà bầu mệt mỏi.

Rối loạn sự trao đổi chất trong cơ thể

Một số nguyên nhân khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể có vấn đề như thiếu dinh dưỡng, ít vận động, căng thẳng, áp lực, thiếu ngủ, uống không đủ nước,... Từ đó khiến bà bầu xuất hiện tình trạng mệt mỏi, thiếu sức lực.

Bị hạ đường huyết

Bà bầu thường cảm thấy cơ thể mệt rã rời, tay chân bủn rủn khi cơ thể bị hạ đường huyết. Các biểu hiện phổ biến của tình trạng hạ đường huyết bà bầu dễ nhận biết như run rẩy, tim đập nhanh, bụng đói cồn cào, ra nhiều mồ hôi, chóng mặt, choáng váng,...

3. Cách trị mệt mỏi cho bà bầu

Để trị mệt mỏi cho bà bầu, bà bầu có thể điều chỉnh các thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng cho phù hợp với từng giai đoạn mang thai. Điều này sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái, giảm thiểu tình trạng mệt mỏi, khó chịu khi mang thai.

Trị mệt mỏi khi mang thai tuần đầu tiên

Khi mang thai tuần đầu tiên, tình trạng ốm nghén và sự gia tăng các hormone sẽ khiến bà bầu mệt mỏi, khó chịu. Vì vậy, bà bầu cần lưu ý khi chăm sóc bản thân dưới đây.

Nguyên tắc cơ bản mà bà bầu cần lưu ý là không bao giờ để bụng rỗng. Ngay sau khi ngủ dậy, bà bầu có thể ăn một ít bánh quy hay bánh mì.

Chia bữa ăn thành các bữa nhỏ. Mỗi ngày có thể ăn từ 6-7 bữa, mỗi bữa một ít lượng thức ăn.

ba bau met moi 3
Chia bữa ăn thành các bữa nhỏ - Ảnh minh họa: Internet

Hạn chế các món ăn cay nóng, các đồ chua, lên men.

Những thực phẩm như gừng, chanh, quất sẽ giúp giảm các mùi vị nhạy cảm, dễ gây ốm nghén.

Mát-xa, bấm huyệt có thể giúp bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn, tình trạng ốm nghén, mệt mỏi giảm đáng kể.

Uống nước đầy đủ, lưu ý uống sau khi ăn từ 20-30 phút.

Có thể đa dạng các loại nước uống như nước ép hoa quả, thảo dược như chanh, cam, gừng để giảm tình trạng buồn nôn, ốm nghén.

Chăm sóc bà bầu mệt mỏi, chán ăn 3 tháng giữa

Giai đoạn này, thai nhi trong bụng phát triển và lớn dần. Do đó tình trạng mất ngủ, chán ăn, cơ thể bà bầu mệt mỏi hơn. Hãy áp dụng những cách hiệu quả dưới đây để giúp bà bầu thoải mái:

Chọn tư thế nằm phù hợp: Bà bầu nên nằm nghiêng bên trái và thường xuyên thay đổi tư thế. Nằm ngửa dễ khiến bà bầu mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, thậm chí là bị ngất.

Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng: Tùy vào từng tình trạng sức khỏe mà bà bầu chọn những bài tập phù hợp để có sức khỏe tốt hơn. Có thể tập từ 3-4 lần/tuần, đi bộ vào mỗi buổi sáng hay chiều tối để hít thở không khí, giúp các cơ dẻo dai, cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể.

ba bau met moi 4
Tùy vào từng tình trạng sức khỏe mà bà bầu chọn những bài tập phù hợp - Ảnh minh họa: Internet

Bổ sung sắt: Chế độ ăn hàng ngày cần chú ý hơn, tăng cường các thực phẩm chứa sắt để tránh thiếu máu và mệt mỏi. Những thực phẩm tốt cho sức khỏe bà bầu, chứa nhiều sắt như rau xanh, gan, thận, sữa, tim lợn, trứng gà...

Làm sao để bà bầu hết mệt mỏi ở 3 tháng cuối?

Các tháng cuối thai kỳ, bụng bầu to cùng với những lo lắng, căng thẳng ngày dự sinh khiến bà bầu mệt mỏi. Cần lưu ý những vấn đề sau để giữ tinh thần thoải mái, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi:

Cải thiện giấc ngủ: Hãy tạo môi trường ngủ thoáng mát, trong lành, giấc ngủ trưa ít đi, lựa chọn tư thế ngủ phù hợp, dễ chịu,... là những cách giúp bà bầu dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Ngâm chân, mát-xa: Bà bầu có thể áp dụng các biện pháp mát-xa, ngâm chân với nước ấm và thảo dược vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ để giúp máu lưu thông, kích thích hệ tuần hoàn và ngủ ngon hơn.

ba bau met moi 5
Ngâm chân giúp bà bầu bớt mệt mỏi, ngủ ngon hơn - Ảnh minh họa: Internet

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất: Tăng cường nhóm thực phẩm đầy đủ chất dinh dưỡng đạm, sắt, can-xi, chất béo và các thực phẩm giàu vitamin để cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa thiếu máu và phòng chống mệt mỏi.

4. Bà bầu mệt mỏi nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp bà bầu mệt mỏi trở nên dễ chịu, khỏe khoắn hơn.

Thực phẩm chứa nhiều sắt

Bao gồm thịt màu đỏ, trứng, cá mòi, rau xanh, các loại đậu,... có thể giúp bà bầu giảm tình trạng mệt mỏi, khó chịu.

ba bau met moi 6
Bổ sung thực phẩm nhiều chất sắt để bổ máu - Ảnh minh họa: Internet

Thực phẩm giàu chất xơ

Các thực phẩm như yến mạch, gạo, bánh mì, ngũ cốc, rau quả... chứa nhiều chất xơ sẽ giúp bà bầu cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể. Từ đó tinh thần được sảng khoái, tỉnh táo và cơ thể khỏe khoắn hơn.

Tránh các đồ uống chứa chất kích thích

Các loại đồ uống có chứa chất kích thích như trà, cà phê, rượu, bia,... sẽ cản trở sự hấp thu chất sắt của cơ thể. Thay vào đó, bà bầu hãy uống sữa, nước ép hoa quả để cung cấp vitamin và các khoáng chất cần thiết.

ba bau met moi 7
Uống đầy đủ nước để hạn chế mệt mỏi, khó chịub - Ảnh minh họa: Internet

Uống đầy đủ nước

Bà bầu hãy uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày để đảm bảo lượng nước cho cơ thể, hạn chế tình trạng mệt mỏi thai kỳ.

Như vậy, trình trạng bà bầu mệt mỏi là triệu chứng thường gặp. Chị em cần biết cách "sống chung với lũ" và có giải pháp thích hợp trong từng giai đoạn của thai kỳ. 

Kim Phượng (T.H)

Tin liên quan

Bà bầu ra dịch màu nâu: Khi nào cảnh báo tình trạng nguy hiểm?

Hiện tượng bà bầu ra dịch màu nâu đôi khi là bình thường nhưng đây cũng rất có thể là...

Tác dụng của quả bòn bon với sức khỏe bà bầu bạn khó lòng bỏ qua

Tác dụng của quả bòn bon giúp cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa các căn bệnh liên quan đến đường...

Vì sao bệnh Rubella lại đặc biệt nguy hiểm với bà bầu?

Bệnh Rubella là bệnh truyền nhiễm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đối với phụ nữ mang...

Giải tỏa thắc mắc chứng tiểu buốt khi mang thai ở bà bầu

Tìm hiểu những thông tin hữu ích về chứng tiểu buốt khi mang thai sẽ giúp các bà bầu bớt...

Nguyên nhân khiến bà bầu khó thở về đêm và cách xử lý

Mang thai là một quá trình vất vả của người phụ nữ. Chị em phải đối mặt với nhiều triệu...

Dấu hiệu cảnh báo vô sinh ở cả nam và nữ, thường bị bỏ qua

Những dấu hiệu bất thường này cảnh báo nguy cơ vô sinh ở cả nam và nữ giới, tuy nhiên...

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu có nên ăn na không?

Na là một trong những loại trái cây giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên nhiều người lại thắc mắc bà...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

15 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

15 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

15 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 5 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 5 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 6 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 10 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 10 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 10 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình