Phụ Nữ Sức Khỏe

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu có nên ăn na không?

Na là một trong những loại trái cây giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên nhiều người lại thắc mắc bà bầu có nên ăn na không? Bài viết sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

Không phải tự nhiên mà quả na được nhiều người ưa thích đến vậy. Bởi ngoài hương vị thơm ngon của nó thì quả na chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quý có tác dụng tốt đối với sức khỏe.

ba bau co nen an na 1
Ngoài hương vị thơm ngon, quả na còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quý có tác dụng tốt đối với sức khỏe - Ảnh minh họa: Internet

1. Giá trị dinh dưỡng của quả na

Quả na còn có tên gọi khác là quả mãng cầu ta, mãng cầu dâu, sa lê. Thành phần dinh dưỡng trong quả na chủ yếu gồm 72% glucose, 14,52% saccharose, 1,73% tinh bột, 2,7% protid và rất nhiều các vitamin, khoáng chất khác có giá trị dinh dưỡng cao mang lại nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe con người.

Cụ thể trong 100g na có chứa:

Vitamin C: 15mg

Vitamin B1: 0,075mg

Vitamin B2: 0,086mg

Vitamin B3: 0,5mg

Canxi: 17,6mg

Năng lượng: Khoảng 80 calo - 101 calo

Carbohydrate: 20g

Chất béo: 0,5g

Caroten: 0,007mg

Chất xơ: 0,9g

Phốt pho: 14,7 g

Sắt: 0,42mg

Protein: 68g

2. Bà bầu có nên ăn na hay không?

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra trong quả na có những chất có hại cho bà mẹ mang thai. Mà ngược lại, ăn quả na còn mang lại rất nhiều lợi ích khác cho mẹ bầu.

ba bau co nen an na 2
Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, những mẹ ăn na thường xuyên sẽ hạn chế được chứng ốm nghén trong những tháng đầu của thai kỳ, giảm thiểu các triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, cảm giác tê chân tê tay, giải tỏa stress...  - Ảnh minh họa: Internet

Theo các nghiên cứu, những mẹ ăn na thường xuyên sẽ hạn chế được chứng ốm nghén trong những tháng đầu của thai kỳ, giảm thiểu các triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, cảm giác tê chân tê tay, giải tỏa stress... Na đặc biệt là vị cứu tinh đối với những mẹ hay mắc chứng ốm nghén vô cùng khổ sở. Đây là câu trả lời rõ ràng nhất cho thắc mắc bà bầu có nên ăn na trong 3 tháng đầu hay không.

Như vậy, với bà bầu, bạn hoàn toàn có thể ăn na. Vậy phụ nữ sau sinh có ăn na được không?

Câu trả lời là có. Bởi quả na không những chứa nhiều chất dinh dưỡng mà còn có tác dụng kích thích tuyến sữa hoạt động, tăng nguồn sữa cho các mẹ sau sinh. Một tác dụng tuyệt vời đối với các sản phụ.

Vì vậy na không chỉ thích hợp với người mang thai mà sau khi sinh chị em cũng nên ăn na để nhanh chóng phục hồi sức khỏe, lợi sữa và lấy lại vóc dáng, sắc đẹp nhanh hơn.

3. Tác dụng của việc ăn na đối với bà bầu

Một số tác dụng của quả na đối với bà bầu có thể kể đến như sau:

3.1. Tăng cường hệ miễn dịch

Trong quả na chứa một hàm lượng lớn vitamin C. Trung bình 1 quả na cung cấp 1/5 lượng vitamin C mà cơ thể cần hàng ngày. Do đó giúp nâng cao sức đề kháng phòng ngừa và chống bệnh tật cho mẹ bầu.

ba bau co nen an na 3
Ăn na giúp nâng cao sức đề kháng phòng ngừa và chống bệnh tật cho mẹ bầu - Ảnh minh họa: Internet

3.2. Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Bà bầu thường hay bị chứng táo bón hành hạ. Nhất là trong những tháng cuối thai kỳ, thai nhi lớn chèn ép các bộ phận trong khoang bụng làm mẹ càng gặp khó khăn hơn trong việc đi đại tiện.

Quả na chứa rất nhiều chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp ngăn chặn sự hấp thu cholesterol trong ruột, phòng và ngừa bệnh ung thư ruột kết.

Ngoài ra thành phần đồng có trong quả na cũng góp phần hỗ hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh và tăng cường chức năng hoạt động của ruột già.

3.3. Xây dựng hệ thần kinh thai nhi

Trong quả na chứa rất nhiều vitamin A và C rất cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh thai nhi. Mẹ thường xuyên ăn loại trái cây này sẽ hỗ trợ tốt trong quá trình hình thành não bộ và hệ miễn dịch của thai nhi. Ngoài ra vitamin A còn rất có tác dụng đối với thị giác sau này của trẻ.

3.4. Đảm bảo an toàn sức khỏe, giảm nguy cơ sảy thai và đau đớn khi sinh nở

Hàm lượng đồng cần thiết cho mẹ bầu là 100mg/ngày. Trong quả na rất giàu loại khoáng chất này. Đồng giúp cải thiện mức huyết sắc tố hemoglobin và ngăn ngừa việc chuyển dạ sớm. Ngoài ra nguyên tố đồng còn giúp da, dây chằng, mạch máu thai nhi phát triển khỏe mạnh.

ba bau co nen an na 4
Dưỡng chất đồng trong quả na giúp cải thiện mức huyết sắc tố hemoglobin và ngăn ngừa việc chuyển dạ sớm - Ảnh minh họa: Internet

Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học nhưng nhiều theo kinh nghiệm của nhiều mẹ trước đó, ăn quả na sẽ giúp mẹ giảm đau đớn khi sinh nở. Đồng thời cũng giúp mẹ hạn chế được rủi ro sảy thai trong suốt thai kỳ. Đây là một trong những lý do thuyết phục nhất để trả lời cho thắc mắc bà bầu có nên ăn na hay không.

3.5. Giải độc cho cơ thể

Hàm lượng chất chống oxy hóa cao trong quả na sẽ giúp mẹ bầu chuyển hóa các độc tố ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, các chất chống gốc oxy hóa này còn giúp mẹ cải thiện được vấn đề tâm lý, chống tình trạng tê do máu không lưu thông đều trong suốt thai kỳ.

3.6.Tăng cường chức năng tim

Khi mang thai, lượng máu tăng cao khiến tim phải đập nhanh làm cho bà bầu hay bị khó thở, hụt hơi. Thành phần natri và kali trong quả na có tác dụng điều chỉnh huyết áp và nhịp tim cho mẹ bầu, giảm các triệu chứng thở khó ở bà bầu.

Chất magie có trong quả na cũng là một vi chất thiết yếu khi mang thai vì nó bảo vệ mẹ tránh các vấn đề về tim mạch và giúp thư giãn các cơ trên cơ thể mẹ, cải thiện tình trạng mỏi cơ.

Ngoài ra, với hàm lượng oxy hóa cao, quả na còn giúp ngăn ngừa các gốc tự do. Từ đó góp phần ngăn chặn các cholesterol có hại cho cơ thể. Vì vậy nếu bạn muốn hệ tim mạch khỏe, bạn nên thường xuyên ăn na.

ba bau co nen an na 5
Thành phần natri và kali trong quả na có tác dụng điều chỉnh huyết áp và nhịp tim cho mẹ bầu, giảm các triệu chứng thở khó ở bà bầu - Ảnh minh họa: Internet

3.7. Giúp mẹ kiểm soát tâm lý

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu chịu tác động của nhiều yếu tố như sự thay đổi hormone, sự khó chịu của ốm nghén, sự nặng nề của bạn thân... Chúng có tác động tiêu cực đến tâm lý và cảm xúc của mẹ, làm mẹ dễ tủi thân, hay khóc, cáu bẳn, khó tính hơn… Những điều này cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Nếu thường xuyên ăn quả na, mẹ bầu sẽ giảm thiểu được tất cả những triệu chứng này bởi nguồn vitamin B6 trong na sẽ tham gia vào quá trình tổng hợp CABA. Đây chính là chất giúp giải tỏa căng thẳng, stress hay lo âu mệt mỏi ở con người. Đặc biệt là làm giảm được nguy cơ trầm cảm khi mang thai.

4. Những lưu ý khi ăn na

Tuy quả na chứa nhiều dưỡng chất và có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu nhưng trước khi ăn mẹ bầu nên lưu ý những điều dưới đây:

- Chỉ nên ăn những quả na đã chín. Na chưa chín có vị chát có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa không tốt cho mẹ bầu.

Bên cạnh đó mẹ cũng không nên chọn những quả na đã chín nhừ, nhiều vảy trắng, có vết nứt nẻ hoặc các dấu hiệu chảy nước, mắt thâm đen, cứng, vị ủng vì đa số sẽ có giòi và bị nhiễm khuẩn.

- Hạt của quả na có độc tính rất cao. Vì vậy mẹ không nên nuốt hạt na hoặc cẩn thận khi ăn, tránh cắn phải hạt vỡ sẽ gây nhiễm độc khi ăn phải.

ba bau co nen an na 6
Chỉ nên ăn những quả na đã chín. Na chưa chín có vị chát có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa không tốt cho mẹ bầu - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, các bộ phận khác của cây na như thân, lá, rễ, có nhiều tác dụng dược lý như gây độc tế bào ung thư, kháng khuẩn, kháng viêm, diệt ký sinh trùng... bởi vì chúng có chứa độc tính. Vì vậy phụ nữ có thai khi ăn na nên tránh dùng các loại dược liệu này.

- Trong na có hàm lượng đường khá cao. Do đó, mẹ bầu đang thừa cân hoặc có vấn đề về bệnh tiểu đường thì không nên ăn quá nhiều na.

- Chỉ nên ăn 1 quả na mỗi ngày. Theo y học cổ truyền, quả na có vị chua ngọt, tính ấm, ăn quá nhiều có thể sẽ gây nóng trong, táo bón và mọc mụn. Ăn 1 quả mỗi ngày sẽ giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng, không bị tăng đường huyết kể cả những người bị đái tháo đường thai kỳ.

Như vậy là bạn đã có thể trả lời được thắc mắc bà bầu có nên ăn na không. Thay vì ăn những thức ăn vặt khác, mẹ hãy bổ sung loại quả bổ dưỡng này vào khẩu phần ăn hằng ngày của mình để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và em bé.

Hà Phong

Tin liên quan

Bà bầu ăn cà tím lợi hay hại?

Lần đầu mang thai, chị em nào cũng đều quan tâm đến danh sách thực phẩm bà bầu nên ăn...

Thực phẩm tự nhiên bổ sung chất sắt cho bà bầu trong suốt thai kỳ

Nhu cầu sắt trong thai kỳ của bà bầu tăng lên đến 50% nhằm đảm bảo cung cấp cho cả...

Bà bầu đề phòng biến chứng do thủy đậu

Thủy đậu không chỉ ghi nhận ở trẻ em mà còn xuất hiện ở người lớn. Thời điểm giao...

Bà bầu mất ngủ nên ăn gì để giấc ngủ sâu mà không gây hại cho bé?

Khi mang thai, việc lựa chọn thực phẩm tốt cho bà bầu là rất quan trọng. Không chỉ giúp mẹ...

Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bà bầu cần chú ý gì?

Sức khỏe răng miệng có ảnh hưởng lớn đếu sức khỏe toàn thân, đặc biệt trong giai đoạn mang thai....

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

15 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

15 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 6 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 6 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 6 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 10 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 10 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 15 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 15 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình