Nội dung bài viết
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu có thể mắc các loại bệnh thông thường như cảm cúm, ho, đau lưng, đau đầu… Có thể chỉ bị nhẹ nhưng mẹ cũng không được phép chủ quan mà phải áp dụng những cách điều trị phù hợp. Bà bầu ho có đờm đặc là bệnh lý dễ gặp phải nhất. Đây là dấu hiệu của một số bệnh về đường hô hấp. Nếu để lâu, khiến bệnh nặng thêm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Nguyên nhân bà bầu ho có đờm đặc
Bà bầu bị đờm ở cổ dẫn đến ho là do những nguyên nhân cơ bản sau đây:
Sức đề kháng suy giảm
Khi mang thai, cơ thể của mẹ khá yếu, sức đề kháng sẽ suy giảm, dễ mắc một số bệnh về hô hấp. Một số bệnh lý thường sẽ gặp phải mà: viêm mũi, cảm lạnh, viêm xoang… sẽ dẫn đến việc bà bầu ho có đờm.
Hormone trong người thay đổi
Trong thời gian mang thai, lượng estrogen trong người sẽ kích thích sản xuất chất nhầy nhiều hơn. Từ đó, các chất này trở nên rất đặc hoặc rất loãng. Và nó trở thành nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ho có đờm. Đờm tích tụ ở cổ họng dẫn đến khó chịu. Cổ bị ngứa do đờm và kích thích khiến bạn không ngừng bị ho.
Cảm cúm, cảm lạnh
Người bình thường khi bị cảm cúm, cảm lạnh cũng đã bị ho có đờm và bà bầu chắc chắn cũng không thể tránh khỏi. Hệ miễn dịch bị các vi khuẩn, virus tấn công sẽ khiến bà bầu bị ho có đờm xanh, vàng.
Dị ứng
Dị ứng khiến mẹ bầu ho có đờm và sẽ kèm theo các triệu chứng thường gặp như: nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mắt, ngứa da.
Thực phẩm
Các loại thực phẩm mà mẹ bầu ăn, uống hằng ngày cũng là nguyên nhân tăng sản xuất chất nhầy dẫn đến ho có đờm. Ví dụ như: đồ chua, sữa, phô mai…
Mắc các bệnh hô hấp, mũi họng
Ho có đờm là biểu hiện mẹ bầu đang mắc các bệnh: viêm amidan, viêm xoang, viêm phổi, viêm thanh quản, phế quản. Ngoài ra cũng là dấu hiệu thông báo của các bệnh là: sởi, thủy đậu, ho gà…
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Đây chắc chắn là điều khiến nhiều người lo lắng. Khi mẹ bầu bị ho có đờm sẽ dẫn đến những điều sau:
Ho nhiều khiến vùng ngực bị đau do co thắt từ đó dẫn đến mệt mỏi khiến mẹ bầu chán ăn, suy nhược cơ thể, không ngủ được như vậy thì thai nhi sẽ chậm phát triển.
Nếu bị ho có đờm thường xuyên, kéo dài, phần cổ tử cung sẽ bị kích thích co bóp dẫn đến động thai, thậm chỉ là sinh non.
Đây cũng là biểu hiện mẹ bầu bị mắc bệnh nhiễm trùng. Nếu như không phát hiện được sớm cũng như không có cách điều trị đúng sẽ khiến thai nhi bị ảnh hưởng, chậm phát triển, mất tim thai đột ngột.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ nếu bị bầu bị ho dữ dội, thai nhi chưa bám được chắc vào thành tử cung rất dễ dẫn đến sảy thai.
Cách làm tiêu đờm hiệu quả cho bà bầu
Để chữa ho có đờm hiệu quả thì cách tốt nhất chính là tiêu đờm. Không phải trường hợp nào mẹ bầu cũng cần phải dùng đến thuốc. Các sản phẩm, dược liệu tự nhiên nên là sự lựa chọn hàng đầu vào lúc này. Mẹ hãy áp dụng những “tuyệt chiêu” sau đây:
Uống nhiều nước
Mẹ bầu uống nhiều nước giúp làm loãng đờm trong họng như vậy sẽ đỡ khó chịu hơn. Bất cứ loại nước nào cũng có thể dùng được. Ví dụ như: nước lọc, nước trái cây, nước canh. Đặc biệt tốt sẽ là nước hầm rau củ hoặc nước hầm gà. Vừa giảm đờm lại tốt cho sức khỏe.
Dùng mật ong
Mật ong sẽ giúp cải thiện tình trạng ho có đờm ở bà bầu. Trong mật ong có tính sát trùng nhẹ. Đây được xem là một thoại thuốc an thần rất tốt cho mẹ bầu. Bạn có thể dùng nước mật ong pha cùng với chanh hoặc dùng mật ong nguyên chất để ngậm.
Sử dụng hành tây, đường phèn
Chuẩn bị 1 củ hành tây và khoảng 50g đường phèn. Sau đó băm nhuyễn hành và trộn cùng với đường rồi để qua đêm. Đường sẽ tan ra, ngấm vào hành và tạo thành hỗn hợp sền sệt như mứt. Cứ mỗi 2 giờ lại sử dụng 1 thìa. Các mẹ bầu bị nôn nghén và tiểu đường thì không nên dùng cách này.
Dầu khuynh diệp
Nếu như mẹ bầu bị nghén, không thể ăn, uống hoặc không dùng được các loại đồ ăn trên thì hãy dùng dầu khuynh diệp sau đó nhỏ vào nước tắm. Ngâm mình trong đó sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Buổi tối trước khi đi ngủ hãy thoa dầu vào lòng bàn chân giúp giảm tình trạng ho có đờm.
Nước nghệ
Nước nghệ ấm rất an toàn, sạch khuẩn, phù hợp với bà bầu. Hãy pha 1 muỗng nghệ cùng với nước ấm thêm vài hạt muối. Sau đó nhấm từ từ nước này để chúng thấm dần vào họng.
Các loại siro chưng cách thủy
Các loại siro với nguyên liệu tự nhiên được chưng cách thủy là phương pháp chữa ho hiệu quả cho mẹ bầu. Bạn có thể sử dụng 1 trong những loại sau tùy thích:
- Tỏi chưng với mật ong hoặc ngâm với mật ong.
- Quất chưng đường phèn.
Ngoài ra khi bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì cũng là điều các mẹ cần chú ý. Hãy kiêng ăn đồ lạnh, quýt, lạc, hạt dưa, socola, dừa, mía, cá, tôm, cua, thực phẩm chiên, đồ có vị ngọt, đậm.
Như vậy là các nguyên nhân cũng như tuyệt chiêu có thể áp dụng khi bà bầu ho có đờm đặc đã có đầy đủ ở trên. Khi cơn ho vừa chớm, mẹ hãy áp dụng cho mình ngay để mau chóng bình phục.