Phụ Nữ Sức Khỏe

Bà bầu đau bụng khi mang thai tháng thứ 5: Bình thường hay bất thường?

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 có thể do nhiều nguyên nhân nghiêm trọng, không chỉ là sảy thai.

Cơ thể bà bầu thay đổi ra sao khi mang thai tháng thứ 5?

Các mẹ mang thai tháng thứ 5 có thể thấy mình có một hoặc nhiều hiện tượng dưới đây xuất hiện. Một vài hiện tượng vẫn tiếp tục kéo dài từ những tháng bầu bí trước đó. Ngoài ra ở một số mẹ lại xuất hiện thêm các hiện tượng khó chịu khác kèm theo.

dau bung khi mang thai thang thu 5 6
Vào tháng thứ 5, mẹ bắt đầu cảm nhận được thai nhi máy nhiều hơn - Ảnh minh họa: Internet
  • Vào tháng thứ 5, mẹ bắt đầu cảm nhận được thai nhi máy nhiều hơn.
  • Bà bầu ra nhiều khí hư.
  • Tình trạng táo bón, khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi và ợ vẫn gặp nhiều.
  • Thỉnh thoảng mẹ sẽ cảm thấy đau đầu, chóng mặt và thậm chí là bị ngất.
  • Thường hay nghẹt mũi, chảy máu cam, ù tai, chảy máu chân răng những lúc đánh răng.
  • Nhanh đói hơn
  • Bắt đầu xuất hiện hiện tượng chuột rút, hiện tượng phù ở chân, tay và mặt, đau lưng,
  • vùng da bụng và da mặt có hiện tượng sẫm màu hoặc sạm đi.
  • Mạch đập nhanh hơn.
  • Ham muốn về quan hệ tình dục thay đổi (một số có nhu cầu quan hệ nhiều hơn, một số khác hầu như không muốn làm điều này)
  • Tâm trạng thất thường của bà bầu giai đoạn đầu có xu hướng giảm rõ rệt nhưng đôi khi vẫn nhạy cảm vì những chuyện không đâu.

Nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai tháng thứ 5

1. Bong nhau thai

Trong tất cả các nguyên nhân thì có lẽ bong nhau thai là hiện tượng nguy hiểm nhất đối với cả mẹ và bé. Mặc dù hiện tượng này sẽ thường xuất hiện ở 3 tháng đầu nhưng không có nghĩa 3 tháng giữa là hết hoàn toàn.Những cơn đau sẽ thường xuất phát từ bụng dưới bên phải.

Triệu chứng đau bụng lâm râm khi mang thai tháng thứ 5, sau đó sẽ đau ngày một rõ rệt, nặng nhất là chảy máu ở vùng kín. Ban đầu là giọt máu màu hồng nhạt, lâu dần máu có thể ra nhiều hơn, thậm chí xuất hiện cục máu đông, máu màu nâu sẫm do co thắt tử cung khi mang thai tháng thứ 5.

dau bung khi mang thai thang thu 5 5
Trong tất cả các nguyên nhân thì có lẽ bong nhau thai là hiện tượng nguy hiểm nhất - Ảnh minh họa: Internet

Cũng có nhiều trường hợp mẹ bị đau bụng lâm râm nhưng không ra máu. Tiếp theo 2 - 3 ngày mẹ tự khỏi nên thường không chú ý lắm. Tuy nhiên sau đó cơn đau lại đột ngột xuất hiện một cách dữ dội hơn gấp nhiều lần và biến mất nhanh chóng. Trong trường hợp này nguy cơ mẹ bầu bị sảy thai cao, tỉ lệ lên đến 70 - 75%.

Rất có thể nhau thai bị bóc tách khỏi nội mạc thành tử cung và bị đẩy ra ngoài. Triệu chứng đau sẽ chuyển từ đau bụng dưới bên phải sang đau dữ dội, sau đó biến mất vì thai nhi đã bị đẩy ra ngoài.

2. Viêm ruột thừa

Nguyên nhân dẫn đến đau bụng ở tháng thứ 5 khi mang thai cũng có thể là do viêm ruột thừa. Hiện tượng đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 do viêm ruột thừa sẽ kèm theo các triệu chứng: Đau bụng bắt đầu giữa bụng, sau đó bầu 5 tháng bị đau bụng dưới bên phải, đau dữ dội, sốt cao (thường từ 38 độ C trở lên, sốt liên tục), mạch đập nhanh, lưỡi bẩn, môi khô, mệt mỏi, thiếu nước…

dau bung khi mang thai thang thu 5 4
Tỉ lệ bị viêm ruột thừa khi mang thai khá thấp - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên theo nghiên cứu của các bác sĩ chuyên khoa thì tỉ lệ bị viêm ruột thừa khi mang thai khá thấp. Mẹ bầu không cần phải quá lo lắng. Biện pháp tốt nhất là nên đến gặp bác sĩ để siêu âm và có những chẩn đoán chính xác khi bị đau bụng bên phải khi mang thai tháng thứ 5 một cách dữ dội.

3. Nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng đường tiểu tuy không quá nguy hiểm nhưng mẹ cũng không được chủ quan. Đặc biệt là ở tháng thứ 5 mẹ càng cần cẩn thận hơn. Cơn đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 5 kèm theo cảm giác căng tức lồng ngực, khó thở, buồn nôn, sốt cao, đi tiểu có cảm giác bỏng rát…

4. Dây chằng tròn căng

Ở tháng thứ 5 thai nhi bắt đầu có sự phát triển rõ rệt. Lúc này các cơ bụng của mẹ cũng phải dãn ra để dành không gian cho bé. Các khớp xương đồng thời cũng bị kéo căng dẫn đến hiện tượng đau lâm râm. Khi mẹ đột ngột thay đổi tư thế, cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn nhưng chỉ kéo dài vài phút sau đó sẽ tự biến mất nên chị em không phải quá lo lắng.

5. Táo bón thai kỳ

dau bung khi mang thai thang thu 5 3
Táo bón trong khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện cơn đau bụng - Ảnh minh họa: Internet

Táo bón trong khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện cơn đau bụng khi mang thai tháng thứ 5, ở bụng dưới bên phải. Nguyên nhân là do thai nhi đang phát triển, tử cung căng tròn chèn ép đường ruột, khiến ruột bị giảm chức năng chuyển hóa. Vì vậy mẹ bầu thường xuyên bị táo bón hơn gây đau bụng.

6. Mẹ sinh mổ khoảng cách sinh quá ngắn

Trước đó mẹ đã từng sinh mổ nhưng khoảng cách giữa lần sinh trước với thai kỳ này cách nhau chưa quá 2 - 3 năm. Đây cũng là một nguyên nhân khiến mẹ bị đau bụng ở tháng thứ 5. Lúc này tử cung phát triển, co bóp khiến các đường khâu cũ hay vết mổ cũ bị căng ra, gây cảm giác đau nhói. Do đó nếu mẹ sinh mổ ở lần đầu tiên thì ít nhất nên cách khoảng 5 - 6 năm mới có đứa thứ 2 để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé.

7. Tâm lý khi mang thai

Các mẹ lần đầu tiên mang thai thường sẽ bị chi phối rất nhiều bởi tâm lý. Ngay cả lúc bình thường những cảm xúc hồi hộp bồn chồn, lo lắng cũng đã làm mẹ có cảm giác đau đau tức tức phần bụng và lồng ngực.

dau bung khi mang thai thang thu 5 2
Các mẹ lần đầu tiên mang thai thường sẽ bị chi phối rất nhiều bởi tâm lý - Ảnh minh họa: Internet

Đối với những bà mẹ lần đầu mang bầu, cảm giác này sẽ rõ rệt hơn rất nhiều. Điều này có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Do đó mẹ nên có tâm lý thoải mái, nên sẻ chia với chồng để giảm bớt căng thẳng, lo âu.

8. Mẹ mắc một số bệnh

Những bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, bệnh phụ khoa, viêm tắc ruột thừa, viêm tụy… cũng là nguyên nhân dẫn đến cảm giác đau bụng của mẹ bầu ở tháng thứ 5 khi mang thai.

Mẹ bầu nên làm gì khi đau bụng trong tháng thứ 5?

Khi thấy có cơn đau bụng, mẹ bầu cần bình tĩnh xem xét nguyên nhân và mức độ đau để có cách xử trí hợp lý, dừng mọi việc để nghỉ ngơi và ổn định sức khỏe.

Hàng ngày không nên vận động quá mạnh, làm việc quá sức khiến sức khỏe bị suy nhược. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên nằm hoặc ngồi một chỗ quá nhiều sẽ bị chuột rút và đau mỏi cơ thể. Không đứng hoặc ngồi một tư thế quá lâu. Đặc biệt mẹ bầu không được ngồi xổm, ngồi khom lưng.

Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng tinh thần trong thời kỳ thai nghén.

Trường hợp đau bụng nặng kèm theo các biểu hiện bất thường mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân thực sự.

dau bung khi mang thai thang thu 5 1
Khi thấy có cơn đau bụng, mẹ bầu cần bình tĩnh xem xét nguyên nhân - Ảnh minh họa: Internet

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ trong suốt thời gian mang thai để tăng cường sức đề kháng giúp mẹ khỏe bé khỏe.

Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt để giúp cơ thể tạo hồng cầu.

Uống đủ nước, bổ sung chất xơ thường xuyên để hạn chế tình trạng táo bón, trĩ ở bà bầu.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khám thai cũng như khám phụ khoa định kỳ để tránh viêm nhiễm vùng kín khi mang thai. Đây cũng nguyên nhân thường gặp gây đau bụng ở mẹ bầu và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Có thể thấy đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 ít có khả năng dọa sảy thai. Tuy nhiên đó có cũng có thể là dấu hiệu bệnh đường tiết niệu, ruột thừa... Vì thế mẹ cần đến khám bác sĩ để được chữa trị và tư vấn kịp thời.

Thảo Đỗ (T.H)

Tin liên quan

5 món ngon từ cá chép cho bà bầu an thai, tăng cường sức khỏe

Cá chép là thực phẩm ngon bổ dưỡng cho bà bầu được dân gian khuyên nên sử dụng khi mang...

4 bộ phận cực kì quan trọng mẹ nào cũng cần phải kiểm tra sau khi sinh em bé

Sau khi sinh con, ngoài việc bắt đầu chăm sóc em bé hãy nhớ quay lại bệnh viện để kiểm...

Tình trạng đau bụng khi mới mang thai kéo dài bao lâu?

Đau bụng khi mới mang thai kéo dài bao lâu là thắc mắc của rất nhiều chị em ở giai...

Bà bầu ăn táo sẽ mang lại 9 lợi ích bất ngờ này

Có rất nhiều chị em mê ăn táo nhưng lại băn khoăn không biết bà bầu ăn táo được không?...

Bà bầu ăn lươn trong thai kỳ có tốt không?

Lươn có giá trị dinh dưỡng cao và dễ dàng chế biến thành những món ăn thơm ngon, hấp dẫn....

Những nguyên nhân gây đau nhói bụng khi mang thai 3 tháng đầu

Đau nhói bụng khi mang thai 3 tháng đầu là hiện tượng khá phổ biến ở mẹ bầu. Nguyên nhân...

Sản phụ đến bệnh viện khi đã quá ngày dự sinh, bác sĩ lắc đầu khi lấy bé ra

Người mẹ đã không chuyển dạ trước ngày dự sinh ở tuần 40.

Tin mới nhất

Dễ chơi, dễ trúng với chương trình “Xé ngay trúng liền 2024 – Number 1”

47 phút trước

Trong buổi họp lớp, 2 người bạn làm giám đốc tuyên bố bao toàn bộ chi phí, biết cảnh ngộ...

55 phút trước

7 câu nói tưởng vô hại nhưng làm "thui chột" EQ của bạn, nhất là câu thứ 3

55 phút trước

Sếp nữ hỏi: "Thấy 9 cuộc gọi nhỡ từ tôi và vợ, bạn gọi lại cho ai trước?", nam ứng...

57 phút trước

Đưa 3 con đi xét nghiệm ADN, người đàn ông nhận kết quả ngang trái, có liên quan tới anh...

1 giờ trước

Cậu bé 13 tuổi được chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn cuối, ông nội tự trách mình vì...

1 giờ trước

Giận chồng, người phụ nữ ở Hà Nội bỏ nhà bay vào Đà Nẵng "chữa lành" rồi sinh non lúc...

1 giờ trước

Từ ngày 1/7 tới, 6 khoản tiền lương, trợ cấp tăng theo lương tối thiểu vùng

2 giờ trước

Loại quả xưa chín rụng không ai biết đến, giờ thành đặc sản dân thành phố ưa chuộng vào mùa...

2 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình