Nội dung bài viết
Với những ai làm mẹ lần đầu tiên, hiện tượng đau nhói bụng khi mang thai 3 tháng đầu có thể khiến họ lo lắng cho thai nhi. Đôi khi cơn đau khiến mẹ bầu mệt mỏi và khó chịu, đôi khi hoang mang e rằng đây là một dấu hiệu nguy hiểm nào đó. Vậy thực sự nguyên nhân do đâu, chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Nguyên nhân đau nhói bụng khi mang thai 3 tháng đầu
Bầu 3 tháng đầu bị đau nhói bụng thường xảy ra với nhiều bà mẹ lần đầu mang thai. Một số nguyên nhân phổ biến và không gây nguy hiểm, tuy nhiên có một số nguyên nhân vô hình khác có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ và bé.
Nguyên nhân thông thường
Sự làm tổ của trứng: Tình trạng đau bụng trong 3 tháng đầu thai kỳ, râm ran là điều tương đối bình thường. Đây là giai đoạn làm tổ của trứng, đặc biệt là tháng đầu của thai kỳ. Trong quá trình đó, phôi thai có thể dính vào niêm mạc của tử cung và các chân giả bám vào niêm mạc như là các rễ hoa lan bám vào thân cây để lấy chất dinh dưỡng.
Điều này khiến cho mẹ bị đau nhói bụng dưới khi mang thai 3 tháng đầu. Sau khi quá trình làm tổ ổn định dần dần thì cơn đau cũng suy giảm theo và biến mất.
Do căng dây chằng và cơ: Khi em bé trong bụng mẹ càng lớn lên, tử cung của người mẹ cũng theo đó mà to ra. Do đó bụng bị căng tức và có cảm giác đau âm ỉ. Thường thì khi ho hay cử động mạnh, đứng dậy hoặc ngồi xổm khiến áp lực lên bụng lớn khiến mẹ mang thai 3 tháng đầu bị đau nhói bụng dưới.
Do những cơn ốm nghén vật lộn: Người mẹ khi mang thai, cơ thể sẽ có nhiều thay đổi, nhất là nội tiết tố và hệ tiêu hóa. Thời gian đầu, hàm lượng hormone sinh dục nữ progesterone trong tử cung tăng lên nhiều thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thai nhi. Do đó, progesterone cũng tăng lên trong các bộ phận của hệ tiêu hóa, đặc biệt là ruột, dạ dày và thực quản.
Đây là nguyên nhân khiến cho mẹ bầu khó chịu, buồn nôn, hay còn gọi là triệu chứng ốm nghén. Đồng thời vùng bụng bị co thắt dẫn đến hiện tượng mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng dưới hoặc mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng trên.
Do khó tiêu, táo bón: Đây là nguyên nhân tương đối phổ biến ở phụ nữ mang thai vì lúc này tử cung lớn dần lên chèn ép các cơ quan khác, nhất là dạ dày và ruột đồng thời các hormone thay đổi khiến cho hoạt động tiêu hóa bị cản trở và yếu đi, khiến cho mẹ bầu bị táo bón, khó tiêu, đầy hơi. Việc đầy hơi khiến bụng hay bị quặn từng cơn râm ran và đau bụng.
Nguyên nhân nguy hiểm
Phần lớn hiện tượng đau bụng khi có bầu bất cứ ở giai đoạn nào đều không đáng lo ngại lắm nhưng chúng ta cũng cần phải đề phòng một số trường hợp nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu phát hiện thấy mẹ bầu đau nhói vùng bụng dưới từng cơn dữ dội và kèm theo một số dấu hiệu đáng báo động như chảy máu âm đạo, chóng mặt, mệt mỏi, mặt mũi nhợt nhạt thiếu sức sống, … mẹ bầu có thể đã gặp phải một số biến chứng sau:
Thai ngoài tử cung: Bắt đầu từ tuần thứ 4 đến hết tháng thứ 2 của thai kỳ, nguy cơ mang thai ngoài tử cung thường xảy ra. Đây là trường hợp mà em bé có thể nằm ở một số vị trí khác ngoài tử cung.
Rất khó phát hiện việc mẹ mang thai ngoài tử cung vì triệu chứng của nó không rõ ràng và khó nhận biết, khiến mẹ bầu chủ quan nghĩ rằng việc đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu là bình thường. Cơn đau kéo đến dồn dập, nhói từng đợt và gây xuất huyết âm dạo. Nếu bạn thấy những dấu hiệu này, hãy tới bác sĩ kiểm tra ngay xem có phải là do thai ngoài tử cung không nhé.
Nguy cơ sảy thai: Nếu mẹ bầu cảm thấy bụng đau, lưng đau, ra huyết dày có màu sẫm thì hãy cẩn thận nhé, vì đây có thể là những dấu hiệu của việc sảy thai sớm. Hãy đến gặp bác sĩ và có biện pháp điều trị kịp thời để đảm bảo em bé được an toàn nhé.
Mang thai khi có khối u: Những chị em nào đã từng mắc u xơ cổ tử cung, u nang buồng trứng, hiện tượng cuống u nang buồng trứng hoặc u cơ dưới tử cung có thể xảy ra khiến cho phần bụng dưới bị đau quặn thắt từng cơn, ban đầu dữ dội rồi giảm dần.
Viêm ruột thừa khi mang thai: Bất kỳ lúc nào trong giai đoạn mang thai, viêm ruột thừa cũng có thể xảy ra. Hiện tượng này khá hiếm nhưng vẫn có khả năng hành hạ cơ thể người mẹ và gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con. Mẹ bầu cần chú ý để kịp thời chữa trị. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh đau ruột thừa ⅓ vùng bụng đau âm ỉ, quặn thắt từng cơn và kéo dài.
Hy vọng những kiến thức trên có thể giúp những ai lần đầu làm mẹ cảm thấy yên tâm và trả lời được câu hỏi đau nhói bụng khi mang thai 3 tháng đầu có sao không.