Không chỉ là loại thực phẩm dễ chế biến, dễ ăn mà bột sắn dây còn được dùng như một vị thuốc chữa bệnh trong y học sinh dưỡng ở Trung Quốc, Nhật Bản. Theo đó, trong bột sắn dây có chứa hàm lượng plavonodit cao giúp tăng cường trung hòa axit trong ruột, chống lại vi khuẩn, tăng cường hệ tiêu hóa và tuần hoàn. Đồng thời, nó còn giúp ngăn chặn sự co rút ở tế bào ruột, giảm xoán ruột và táo bón.
Bên cạnh đó, sắn dây còn sử dụng cho những người nghiện rượu nhằm giảm ham muốn uống rượu và sự tàn phá của rượu lên cơ thể con người. Vì vậy, người sau khi say rượu thường nên uống 1 ly bột sắn sẽ tốt cho sức khỏe.
Vậy bà bầu có nên ăn bột sắn dây không?
Đối với bà bầu, bột sắn dây cũng đem lại rất nhiều lợi ích và phụ nữ mang thai có thể uống bình thường. Theo đó, bột sắn dây có tác dụng rất tốt cho tiêu hóa, hỗ trợ chữa bệnh táo bón bởi nồng độ hormon thay đổi dẫn tới giảm nhu động ruột. Đồng thời, bột sắn dây còn giúp tăng cường lưu thông máu ở ruột góp phần giảm thiểu các triệu chứng do bệnh táo bón gây ra.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai nếu thường xuyên bị nóng trong người gây phát ban, nổi mụn thì nên uống bột sắn bởi nó có tác dụng thanh nhiệt và giải độc cơ thể. Không chỉ vậy, nước bột sắn dây còn là thức uống là thanh mát cơ thể trong những ngày hè nóng bức. Bên cạnh đó, bột sắn dây còn có tác dụng tăng cường tiêu hóa và lưu thông máu hiệu quả bởi nó có chứa nhiều plavonodit.
Trong thai kỳ, mẹ bầu có thể hấp thụ sắn dây đặc sệt, dạng bột đi qua thành ruột giúp trung hòa axit, chống vi khuẩn không tốt trong thành ruột làm tăng cường khả năng tiêu hóa thức ăn, tránh các bệnh đầy bụng, chán ăn, ợ hơi, tiêu chảy ở bà bầu. Đồng thời, bột sắn dây còn có tác dụng dịu đi những cơ đau họng bởi khả năng chống vi khuẩn kháng viêm rất tốt.
Những trường hợp bà bầu không nên dùng bột sắn dây
Trường hợp mẹ bầu có biểu hiện mệt mỏi, tay chân và cơ thể lạnh thì không nên uống bột sắn dây vì nó có tính hàn, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ khiến bệnh lý nặng hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, mẹ bầu có dấu hiệu động thai kèm theo triệu chứng co bóp dạ con thì tuyệt đối không hấp thụ các món ăn, thức uống liên quan đến bột sắn.
Không nên quá lạm dụng cũng như uống sống bột sắn dây bởi nó gây khó tiêu và làm chậm quá trình hấp thụ chất. Theo đó, mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên uống 1 cốc bột sắn chín và có thể thêm một chút đường để tăng vị giác. Đồng thời, tuyệt đối không ăn kèm bột sắn với mật ong sẽ tạo ra một hợp chất cực độc gây ảnh hưởng đến cơ thể.
Mẹ bầu cũng không nên ăn sắn dây luộc. Bởi chất axit cyanhydric có trong sắn dây luộc nhiều sẽ dễ dẫn tới rồi loạn tiêu hóa, nặng hơn là ngộ độc thức ăn. Chất này thường tập trung nhiều ở lớp vỏ và 2 đầu cử sắn nên khi ăn bột sắn dây sẽ không ảnh hưởng nhiều.