Mang thai tháng thứ 9, chị em đã đi gần hết hành trình bầu bí. Cân nặng bà bầu tăng nhanh khiến chị em có cảm giác nặng nề hơn. Một số triệu chứng trong thai kỳ như đau đầu, đau lưng vẫn có thể tiếp tục tiếp diễn.
Thai nhi trong bụng mẹ lúc này đã sẵn sàng chào đời. Não bộ, phổi, và các cơ quan trong cơ thể bé đã hoàn thiện, phát triển đầy đủ về mặt chức năng.
Để tiếp tục duy trì thể trạng khỏe mạnh trong tháng thứ 9, bà bầu nên lưu ý những hoạt động nên làm nhằm tốt cho mẹ và bé.
Bà bầu tháng thứ 9 nên làm gì?
1. Vận động nhẹ nhàng
Tích cực vận động sẽ giúp cơ thể bà bầu dẻo dai, tiết hormone hạnh phúc để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp tới. Hoạt động ngâm mình tại các hồ bơi sẽ giúp bà bầu thư giãn ở mức tối đa, quá trình chuyển dạ sẽ diễn ra dễ dàng, nhanh chóng.
2. Tắm nước ấm
Cơ thể bà bầu tháng thứ 9 sẽ sảng khoái hơn khi tắm nước ấm, giảm các triệu chứng khó chịu trong giai đoạn này như đau đầu, nhức mỏi, chuột rút. Tuy nhiên chị em cần lưu ý không để nước tắm ở nhiệt độ quá cao.
3. Bài tập Kegel
Các bài tập Kegal tốt cho vùng xương chậu của bà bầu tháng thứ 9. Quá trình sinh nở sẽ thuận lợi hơn khi chị em thực hiện các động tác này trong những tháng cuối của thai kỳ.
4. Dành thời gian chất lượng cho gia đình
Dành thời gian chất lượng cho gia đình trước ngày vượt cạn sẽ giúp bà bầu nâng cao sức mạnh tinh thần, tốt cho cả mẹ và bé.
5. Luôn lạc quan
Điều cần thiết trước thời điểm vượt cạn của bà bầu 9 tháng là tin thần lạc quan, suy nghĩ tức cực để công cuộc sinh em bé diến ra thuận lợi hơn. Hãy nghĩ về khoảnh khắc "mẹ tròn con vuông", bạn bế trên tay một thiên thần nhỏ nhắn để tiếp thêm động lực cho chính mình.
6. Đọc sách, đi chơi cùng bạn bè, xem phim
Trước khi bước vào giao đoạn sinh con, ở cữ, mẹ bầu hãy dành thời gian tận hưởng những sở thích cá nhân của bạn thân như đọc sách, xem phim, đi chơi cùng bạn bè và chăm sóc bản thân. Bạn sẽ cảm thấy cuộc sống thật sự hạnh phúc, chất lượng và luôn thăng hoa.
7. Chuẩn bị tâm thần cho trẻ lớn
Nếu đây là lần mang thai thứ hai của bạn và bạn có con nhỏ, hãy chuẩn bị tinh thần để bé cũng sẵn sàng chào đón em ra đời như các thành viên trong gia đình. Hãy dạy bé biết yêu thương em, "rủ rê" con cùng chuẩn bị đồ cho trẻ sơ sinh để bé biết "chia sẻ" bố và mẹ cho đứa em sắp chào đời.
8. Chọn tên ở nhà
Hãy chọn cho con một cái tên ở nhà, tên đi học hay và ý nghĩa khi bé sắp sửa ra đời. Đây là khoảng thời gian thảnh thơi để bố mẹ có thể thoải mái nghĩ cho con những tên gọi hay.
9. Chuẩn bị đầy đủ đồ sơ sinh
Đồ dùng vệ sinh, bỉm, quần áo, khăn tắm, đồ dùng cần thiết cho em bé... nên được giữ trong túi và chuẩn bị từ sớm khi chị em bước sang tháng thứ 9.
10. Quan hệ tình dục
Nên hay không nên "yêu" trong 3 tháng cuối của thai kỳ là thắc mắc của nhiều chị em. Theo các chuyên gia, nếu bà bầu có sức khỏe bình thường, cơ thể khỏe mạnh thì vẫn có thể quan hệ tình dục trong giai đoạn này.
"Yêu" khi mang thai không chỉ giúp chị em cảm thấy thăng hoa hơn mà còn kích hoạt các cơn co thắt cần thiết, chuẩn bị hành trang vượt cạn cho mẹ bầu.
12. Tìm tư thế ngủ thích hợp
Trong giai đoạn này, bà bầu nên tiếp tục duy trì tư thế ngủ nằm nghiêng bên trái cho đến tuần cuối cùng trước khi vượt cạn. Ở vị trí này, thai nhi sẽ nhận được nhiều oxy và chất dinh dưỡng hơn.