Phụ Nữ Sức Khỏe

Bà bầu bị tiểu đường nên làm 2 việc quan trọng này để đảm bảo an toàn cho mẹ và con

Làm được 2 điều này, bà bầu bị tiểu đường sẽ không còn lo lắng về căn bệnh thường gặp này khi cân nặng tăng quá nhanh.

Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một loại bệnh tiểu đường có thể phát triển trong thai kỳ. Số liệu thống kê tại Mỹ cho thấy, có khoảng 2- 10% các trường hợp mang thai mắc chứng tiểu đường thai kỳ.

Căn bệnh này xảy ra khi cơ thể bà bầu không thể tạo ra đủ lượng hormone insulin. Insulin do tuyến tụy tạo ra giúp các tế bào của cơ thể sử dụng đường từ máu làm năng lượng hoạt động.

Tỷ lệ bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ngày một gia tăng - Ảnh minh họa: Internet

Trong thai kỳ, cơ thể bà bầu sản xuất nhiều hormone hơn, cân nặng tăng nhanh chóng hơn. Những sự thay đổi này khiến các tế bào của cơ thể bà bầu có thể không sử dụng insulin hiệu quả. Hiện tượng này được gọi là kháng insulin.

Việc kháng insulin làm tích tụ đường trong máu, dẫn đến lượng đường trong máu cao gây nên bệnh tiểu đường.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gặp ở bà bầu bao gồm: Khát nước bất thường, đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi, buồn nôn, nhiễm trùng bàng quang thường xuyên, mờ mắt, tăng đường trong nước tiểu.

Bà bầu bị tiểu đường nên làm gì để bảo vệ sức khỏe?

Ăn uống lành mạnh

Lượng đường trong máu cao có thể gây hại cho bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Để duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định, điều quan trọng là bà bầu phải theo dõi số lượng, loại và mức độ tiêu thụ carbohydrate. Đồng thời tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh.

Để làm được điều này, bà bầu có thể lập nhật ký dinh dưỡng và lên danh sách những thực phẩm nên ăn khi bị tiểu đường thai kỳ.

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, không nên bỏ bữa để kiểm soát tốt lượng đường huyết - Ảnh minh họa: Internet

 Thực phẩm có lượng đường huyết thấp để ăn bao gồm: bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau củ quả, trái cây có hàm lượng đường ít.

Bên cạnh đó, bà bầu cần chú ý những thực phẩm không nên ăn khi bị tiếu đường thai kỳ như các thực phẩm tinh chế, nước ép trái cây, các loại bánh ngọt, trà sữa.

Đối với việc uống sữa bầu, bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng những loại sữa chuyên dụng, phù hợp với thể trạng từng người. 

Theo dõi mức độ tiêu thụ carbohydrate

Điều chỉnh khoảng cách các bữa ăn chính và bữa ăn phụ chứa carbohydrate trong ngày sẽ giúp bà bầu tránh nguy cơ tăng đột biến lượng đường trong máu. Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn 3 bữa nhỏ và vừa cùng 2 - 4 bữa ăn nhẹ mỗi ngày; tuyệt đối không được bỏ bữa đặc biệt là bữa sáng. 

Chứng tiểu đường thai kỳ đòi hỏi bà bầu phải kiểm soát lượng carbohydrate nạp vào cơ thể - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần tránh ăn quá nhiều thực phẩm chứa carbohydrate cùng một thời điểm. Thực phẩm khuyên dùng dành cho bà bầu tiểu đường thường có chỉ số đường huyết thấp; kết hợp cùng thực phẩm giàu protein hoặc chất béo lành mạnh và chất xơ.

Nếu quá lo lắng về tình trạng cơ thể và sự an toàn của thai nhi khi mắc tiểu đường thai kỳ, bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách chăm sóc sức khỏe khoa học.

Minh Cát (Theo Medical News Today)

Tin liên quan

Sự thật về câu nói 'phụ nữ mông to dễ sinh đẻ' của người già

Nhiều người già khi chọn con dâu thường chú ý chuyện mông to hay không. Vì theo họ, phụ nữ...

Mẹ bầu có biết: Vì sao thai nhi thường hoạt động nhiều vào ban đêm?

Khi em bé lớn dần trong bụng mẹ, hiện tượng “thai động” cũng trở nên linh hoạt và mạnh mẽ...

Thai nhi sẽ phản ứng như thế nào khi mẹ bầu thích ăn cay?

Những phụ nữ có sở thích ăn cay đều thắc mắc liệu bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến...

Sự cần thiết tầm soát, chẩn đoán trước sinh

Mỗi năm, ước tính, nước ta có hơn 1 triệu em bé được sinh ra. Tuy nhiên, trong số đó...

 Làm được những điều này, bố sẽ giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh

Công việc chăm sóc bà đẻ sau sinh không quá khó khăn, chỉ cần bố dành thời gian và làm...

Những việc bà bầu cần tuyệt đối kiêng trong 3 tháng đầu, tránh gây hại cho thai nhi

Giai đoạn 3 tháng đầu mang thai là thời điểm đặc biệt nhạy cảm đối với cơ thể bà bầu...

Những bước chuẩn bị để bạn có một thai kỳ khỏe mạnh

Chuẩn bị đầy đủ mọi mặt trước khi mang thai sẽ giúp bạn có tâm lý vững vàng, tự tin...

Tin mới nhất

Vụ trường học ở Bình Định tháo 5 tivi trả phụ huynh, hiệu trưởng nói gì?

18 giờ trước

Bố mẹ tự uống cả chục loại thuốc trị ho, bé trai 7 tuổi sốc phản vệ nguy kịch

18 giờ trước

TP.HCM: Bé trai, bé gái mất tích bí ẩn 4 ngày chưa tìm thấy

18 giờ trước

Người phụ nữ ở Quảng Ninh lừa đảo 40 tỉ đồng với chiêu thức tinh vi này

18 giờ trước

Vụ bé trai 6 tuổi bị cha bạo hành, "dì ghẻ" chế nước sôi lên chân ở TP.HCM: Hành vi...

18 giờ trước

Bé trai 12 tuổi đột quỵ khi chạy bộ thể dục ở trường

1 ngày 17 giờ trước

Bé trai ở TP.HCM bỏng nặng nghi bị bố tạt nước sôi

1 ngày 17 giờ trước

Gia đình 5 người nhập viện vì vi khuẩn lan theo nước lũ

1 ngày 17 giờ trước

13 ca mắc cúm A tại một trường học ở Lào Cai

1 ngày 17 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình