Phụ Nữ Sức Khỏe

Ăn nhiều đồ ngọt mỗi ngày, chuyện gì xảy ra với sức khỏe?

Việc ăn quá nhiều đồ ngọt có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch.

Lượng đường tiêu thụ có mối liên hệ mật thiết với mức cholesterol trong máu


Việc ăn quá nhiều đồ ngọt có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch. Ảnh: iStock.

Ăn quá nhiều đồ ngọt dưới dạng như sô cô la, kem và bánh ngọt, có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng ngay lập tức. Nhưng những món ăn này trên thực tế là nó cực kỳ có hại cho sức khỏe của bạn.

Ăn quá nhiều đồ ngọt thường xuyên có thể dẫn đến tăng cân, tiểu đường và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Một trong những vấn đề đó là mối liên hệ giữa lượng đường tiêu thụ cao và cholesterol. Điều này có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe tim mạch. Do đó, cần hạn chế ăn nhiều đồ ngọt để bảo vệ sức khoẻ tim mạch.

Mối liên hệ là giữa đường và cholesterol

Đường tự nhiên, khi tiêu thụ ở mức độ vừa phải, thường không gây hại cho sức khoẻ tim. Tuy nhiên, đường bổ sung ngay cả với lượng nhỏ có thể gây ra vấn đề.

Đường bổ sung bao gồm chất tạo ngọt như đường trắng, đường nâu, mật ong và xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao. Những loại đường này có nhiều calo nhưng lại ít chất dinh dưỡng. Ngoài việc góp phần làm tăng cân và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, chúng còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mức cholesterol và gây hại cho gan, nơi sản xuất cholesterol.

Một nghiên cứu trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy ăn quá nhiều đồ ngọt có đường (12 ounce hoặc 354 ml) hàng ngày có liên quan đến mức HDL thấp hơn và mức triglyceride cao hơn ở người trung niên và người cao tuổi, cả hai đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Triglyceride và đường: Mối liên hệ là gì?

Chế độ ăn quá nhiều đồ ngọt cũng dẫn đến mức Triglyceride cao hơn, một loại chất béo trong máu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cholesterol.

Triglyceride hình thành khi bạn tiêu thụ nhiều calo hơn nhu cầu của cơ thể. Chúng được lưu trữ trong các tế bào mỡ và được giải phóng để tạo năng lượng giữa các bữa ăn. Ngoài ra, đường có thể ức chế một loại enzyme cần thiết để phân hủy triglyceride, khiến mức độ của chúng tăng lên.

Sự kết hợp giữa mức triglyceride cao, LDL cao và HDL thấp có thể dẫn đến tích tụ chất béo trong động mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đau tim và đột quỵ.

Giải pháp để giảm lượng đường tiêu thụ

Hạn chế thực phẩm có thêm đường như kẹo, bánh ngọt, bánh quy, mứt, kem… Thay vào đó, hãy chọn các lựa chọn đồ ăn nhẹ lành mạnh như các loại hạt, trái cây hoặc sữa chua. Thậm chí, chọn ngũ cốc không đường cho bữa sáng và sử dụng trái cây để tăng thêm vị ngọt.

Cắt giảm đồ uống có đường như nước ngọt và soda. Ngay cả nước ép trái cây và sinh tố không đường cũng có đường. Vì vậy, hãy dùng nước lọc, nước có ga hoặc trà thảo mộc.

Tránh tinh bột tinh chế như các loại thực phẩm như bánh mì trắng, mì ống và bánh ngọt thường có đường tinh luyện và có thể gây ra tình trạng tăng đột biến lượng đường trong máu. Hãy chọn ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, hạt diêm mạch và bánh mì nguyên cám để duy trì mức năng lượng ổn định.

Hạn chế đồ uống có cồn và lựa chọn các loại đồ uống ít đường như kombucha, rượu vang, hoặc pha loãng rượu mạnh với nước soda.

Thay đổi các lựa chọn bữa sáng có đường và thay thế bữa ăn sáng này bằng các loại thực phẩm nguyên chất như yến mạch với trái cây, sữa chua Hy Lạp với trái cây và các loại hạt… Các lựa chọn này cung cấp các chất dinh dưỡng và chất xơ thiết yếu trong khi vẫn kiểm soát được lượng đường.

Thêm thực phẩm giàu chẳng hạn như thịt nạc, cá, các loại đậu, các loại hạt và sữa, thúc đẩy cảm giác no và giúp duy trì khối lượng cơ. Điều này có thể dẫn đến thói quen ăn uống lành mạnh hơn và giảm sự phụ thuộc vào đồ ăn nhẹ có đường để lấy năng lượng, từ đó đảm bảo sức khoẻ tim mạch tốt nhất.

Ngoài ra, khi mua thực phẩm cần kiểm tra nhãn thực phẩm, theo dõi lượng thức ăn bạn nạp vào cơ thể.

Theo Phương Lê/Báo Pháp luật TPHCM

Tin liên quan

Uống nước lạnh có tốt cho cơ thể không?

Dù bạn có tin hay không thì việc uống nước lạnh có rất nhiều lợi ích. Hãy đọc tiếp để...

Những bài tập tốt nhất cho bệnh tiểu đường!

Nếu bạn bị tiểu đường, duy trì hoạt động là một trong những cách hiệu quả nhất để quản lý...

Protein có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn?

Protein không chỉ giúp giúp kiểm soát lượng đường trong máu, xây dựng cơ bắp mà còn giúp giảm cân...

5 yếu tố có thể cản trở việc kiểm soát bệnh tiểu đường

Quản lý đường huyết là yếu tố quan trọng nhất trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường và ngăn ngừa...

Tránh lầm tưởng về chế độ ăn nhịn ăn gián đoạn này

Tránh lầm tưởng về chế độ nhịn ăn gián đoạn như nhịn ăn bất cứ lúc nào, thời gian nhịn...

Sỏi túi mật có tự tan không?

Sỏi túi mật hình thành trong túi mật, ống mật chủ hoặc đường mật trong gan, chúng có thể gây...

15 học sinh nhập viện sau ăn sữa chua là do... hiệu ứng đám đông?

Trung tâm Y tế huyện Đại Lộc báo cáo 15 học sinh nhập viện sau ăn sữa chua là...

ĐƯỢC QUAN TÂM

Tin mới nhất

Tái chế túi trà: Cách đơn giản chăm sóc đôi mắt

46 phút trước

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

1 ngày 3 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

1 ngày 3 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

1 ngày 3 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 17 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 18 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 18 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 22 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 22 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình