Vừa ngủ dậy đã thấy đắng miệng là cơ thể báo động những bệnh lý khó lường, chớ chủ quan kẻo phải gặp bác sĩ mỗi ngày
Lý giải tình trạng khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy
Khô miệng (Xerostomia) và đắng miệng (Dysgeusia) sau khi ngủ dậy là 2 tình trạng sức khỏe phổ biến. Thực chất đây chỉ là một dạng triệu chứng thường gặp do khoang miệng ít nước bọt, khô khốc tạo ra vị đắng khó chịu. Nguyên nhân chính thường là do người bệnh ngủ há miệng hoặc ngủ ngáy. Cảm giác khô miệng và vị đắng đọng lại trên lưỡi thường kéo dài không tan, khiến bạn thực sự khó chịu.
Ngoài thói quen ngủ há miệng thì tình trạng này cũng có thể xuất phát từ việc mất ngủ nghiện hút thuốc lá hoặc stress, áp lực quá lớn công việc… Đi kèm với khô miệng đắng miệng, bạn thường sẽ gặp thêm nhiều tình trạng đi kèm khác như khô môi, rát lưỡi, cảm giác châm chích, ngứa lưỡi, đau họng, luôn có cảm giác khát nước, hôi miệng…
Khô miệng đắng miệng thực chất không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống, giao tiếp với mọi người xung quanh cũng như khả năng ăn uống, thưởng thức các loại mỹ vị.
Nguyên nhân gây khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy
Sau một giấc ngủ dài, tuy là ngủ sâu và ngon giấc nhưng ngay sau đó bạn phải đối mặt với tình trạng khô miệng đắng miệng kéo dài khiến bạn khó chịu. Các chuyên gia cho biết, có 2 nhóm nguyên nhân chính gây ra tình trạng này, một là do các yếu tố sinh lý thông thường và hai là do bệnh lý.
Vấn đề về đường tiêu hóa
Những người gặp vấn đềtrào ngược dạ dày thực quảnthường có cảm giác đắng miệng. Việc axit trào ngược không chỉ kích thích thực quản, tạo cảm giác khó chịu mà còn sinh ra mùi hôi và vị đắng trong miệng. Khi gặp hiện tượng này, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị sớm.
Đối với những người bị trào ngược dạ dày thực quản, hãy tránh ăn những món dễ gây đầy bụng, khó tiêu như đồ lạnh, đồ cay nóng, nhiều gia vị mạnh; nên đi ngủ trước 23h vì thức khuya sẽ làm ảnh hưởng đến gan và dạ dày.
Bệnh gan mật
Chức năng chính của gan và túi mật là tiết là dịch mất và phân hủy chất béo. Gan và túi mật không hoạt động đúng cách, lượng dịch mật tiết ra bất thường có thể dẫn đến các triệu chứng như đắng miệng. Nếu gặp hiện tượng đắng miệng kéo dài kèm theo các biểu hiện khác như chóng mặt... hãy nghĩ đến bệnh lý về gan, túi mật và nhanh chóng đi khám để được điều trị kịp thời.
Thần kinh đang bị tổn thương
Trong một số trường hợp, đắng miệng là dấu hiệu cảnh báo hệ thần kinh đang gặp vấn đề. Các dây thần kinh vị giác không hoạt động bình thường có thể dẫn tới tình trạng đắng miệng kéo dài. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này như động kinh, u não hay sa sút trí tuệ.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không ngờ. Tuy nhiên, đội như thế nào, chất liệu mũ ra sao cũng cần đặc biệt chú ý.
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn so với các nước Âu Mỹ nhưng tỷ lệ gãy xương lại tương đối thấp.
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11 năm tuổi thọ
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được. Tuy nhiên, bạn luôn có thể ngăn chặn điều đó. Với mẹo tránh 7 sai lầm trong chế độ ăn uống dưới đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhé!