Vợ trẻ ngoài đôi mươi chỉ còn 1% cơ hội làm mẹ, bác sĩ cảnh báo nhiều phụ nữ cạn kiệt trứng sớm mà không biết
Cú lội ngược dòng của người phụ nữ chỉ còn 1% cơ hội làm mẹ
Chị Trần Tuyết Anh và chồng là anh Nguyễn Anh Tú (Hà Nội) đều sinh năm 1990, đã kết hôn được 11 năm. Hành trình có con của anh chị không hề thuận lợi, do chị Anh bị suy buồng trứng khi mới ngoài 20 tuổi.
Bác sĩ Nguyễn Thành Trung (Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội) cho biết, chỉ số dự trữ buồng trứng (AMH) bình thường sẽ nằm trong khoảng 2,0-6,8ng/ml. Những người có chỉ số dưới 2ng/ml đã được gọi là giảm dự trữ buồng trứng. Trường hợp chị Tuyết Anh, chỉ số AMH chỉ còn 0,01ng/ml, khi đó buồng trứng đã bị suy nghiêm trọng. Theo bác sĩ Trung, đây là mức rất thấp, tức chỉ còn 1% cơ hội làm mẹ. Trường hợp này, muốn sinh con, thì phải gom trứng, gom phôi để thực hiện hỗ trợ sinh sản.
Để có được niềm hạnh phúc như ngày hôm nay, vợ chồng chị Tuyết Anh đã phải trải qua 10 năm "khổ tận cam lai". Ảnh: NVCC.
10 năm sau khi kết hôn, vợ chồng chị Anh quyết định đi kích trứng, sau đó trữ đông noãn qua nhiều chu kỳ và làm thụ tinh trong ống nghiệm. May mắn đã mỉm cười khi bác sĩ thông báo chị Anh đậu song thai. “Khi biết có tim thai, chúng tôi vui sướng đến rơi nước mắt. Các bác sĩ còn nói, đây là cú lội ngược dòng ngoạn mục, vì trước đó tôi chỉ có 1% cơ hội làm mẹ mà thôi”, chị Anh chia sẻ.
Mặc dù gặp không ít khó khăn như hai lần thai dọa sẩy ở tuần 19 và tuần 24, phải đi cấp cứu và xử lý khâu eo tử cung, cuối cùng, vợ chồng chị Anh đã sinh con khỏe mạnh vào đầu năm 2024.
Suy buồng trứng ngày càng trẻ hóa, nhiều người vẫn chủ quan
Thực tế khám chữa bệnh, bác sĩ Nguyễn Thành Trung gặp nhiều trường hợp bị suy buồng trứng khi còn khá trẻ, thậm chí chưa lập gia đình. Đáng nói, đa số mọi người còn chủ quan, ít ai chủ động đi kiểm tra chất lượng buồng trứng, mà chỉ vô tình phát hiện suy khi đi khám các bệnh khác. Hoặc khi lập gia đình nhưng không có thai mới đi khám và phát hiện, khi đó đa số đã ở trong tình trạng muộn.
Bác sĩ Nguyễn Thành Trung cho biết, ngày càng nhiều người trẻ bị suy buồng trứng nhưng đa số vẫn chủ quan.
Mỗi phụ nữ sinh ra có khoảng 1 đến 2 triệu trứng. Số lượng này sẽ giảm dần và khi bước vào tuổi dậy thì chỉ còn khoảng 300.000-400.000 trứng. Theo chu kỳ kinh hàng tháng, các nang trứng sẽ phát triển, rụng hoặc thoái hóa dần làm cho số lượng nang trứng dự trữ giảm dần. Sau 45 tuổi, khi số lượng nang trứng giảm đến mức "cạn đáy", đó cũng là lúc chị em bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều chị em dù tuổi còn trẻ nhưng đã gặp phải tình trạng suy buồng trứng, ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản. Các bác sĩ cho biết, suy buồng trứng ở người trẻ có thể do một số bệnh lý như di truyền; tự miễn; chức năng gan, thận kém. Ngoài ra, việc chị em thường xuyên gặp áp lực, căng thẳng, stress cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng buồng trứng.
Stress là một trong những yếu tố gây suy buồng trứng, vì thế chị em cần có lối sống lành mạnh, kiểm soát tốt căng thẳng. Ảnh minh họa.
Khi người trẻ bị suy buồng trứng, dấu hiệu ban đầu thường không rõ ràng nên nhiều người chủ quan. Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ buồng trứng bị suy bao gồm:
- Rối loạn kinh nguyệt: Kinh ít dần, kinh thưa không đều thậm chí mất kinh.
- Giảm ham muốn tình dục, khô rát âm đạo.
- Rối loạn vận mạch: Xuất hiện các cơn bốc hoả, nóng bừng mặt, hay đổ mồ hôi trộm.
- Ngoài ra còn có biểu hiện rối loạn tiết niệu, loãng xương, khó tập trung, dễ kích động,…
Tuy nhiên, có những trường hợp suy buồng trứng đến từ từ không có triệu chứng gì, bệnh nhân chỉ phát hiện ra khi thăm khám vì hiếm muộn. Do vậy, bác sĩ Thành Trung khuyến cáo, bất kể khi nào chị em xuất hiện những dấu hiệu trên, nhất là khi kinh nguyệt không đều cần đi khám ngay để được chẩn đoán và tư vấn phù hợp.
Nếu dự trữ buồng trứng chưa đến mức suy kiệt, chị em có thể chỉ cần thay đổi thói quen để bảo vệ nang trứng còn lại. Các trường hợp tuổi còn trẻ nhưng buồng trứng suy kiệt thì có thể nghĩ tới việc trữ noãn, trữ trứng để sau này sinh con bằng trứng của chính mình.
Khi buồng trứng đã suy sẽ không có cách nào để lấy lại được, vì thế, chị em nên chủ động bảo vệ, chăm sóc từ sớm. Ảnh minh họa.
Làm gì để hạn chế suy buồng trứng sớm?
- Luôn giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ để ngăn chặn bệnh phụ khoa có thể gây hại đến buồng trứng.
- Không lạm dụng các loại thực phẩm có tính kích thích.
- Cân bằng tâm lý trong công việc, cuộc sống.
- Nên thăm khám phụ khoa thường xuyên hoặc theo định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, giúp tăng cường estrogen và cân bằng nội tiết tố trong cơ thể…
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....