Vợ bầu 7 tháng bụng to như sắp đẻ nhưng khi đến bệnh viện khám thì vợ chồng sợ tái mặt
Trong suốt quá trình mang thai, mỗi sự thay đổi của cơ thể sẽ có tác động trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và con. Chính vì vậy, việc khám thai định kỳ là vô cùng quan trọng và phải thực hiện đúng lịch trình bác sĩ đề ra (phụ thuộc vào từng thai phụ).
Song, có nhiều bà mẹ nghĩ rằng sinh đứa đầu không sao thì đứa sau chắc cũng sẽ không sao, do đó nhiều người đã lơ là chuyện thăm khám thai kỳ đúng kỳ hạn. Rồi đến khi phát hiện ra bất thường thì phải hối hận. Và câu chuyện của mẹ bầu dưới đây là một lời cảnh tỉnh cho các thai phụ.
Mẹ bầu tên Linh Linh (29 tuổi, sống ở Trung Quốc), đây là lần mang bầu thứ 2, hiện cô đã có 1 con gái 3 tuổi. Điều đáng nói là trong lần mang thai thứ 2 này Linh Linh không đến bệnh viện khám thai, bỏ qua nhiều lần hẹn khám. Nguyên nhân là vì chị Linh khá bận rộn đồng thời lại chủ quan thai nhi phát triển tốt như lần mang thai đầu tiên.
Nhưng đến tháng thứ 7, bụng của Linh Linh ngày càng to, to đến mức nhiều người nhìn cô lầm tưởng rằng sắp sinh đến nơi rồi. Mẹ chồng nhìn thấy cũng phải lo lắng và hối thúc đi khám thai.
Tuy nhiên đến khi nhận được kết quả từ bác sĩ khiến vợ chồng chị Linh vô cùng lo lắng. Bác sĩ thông báo bụng của thai phụ to bất thường là do bị tràn dịch trong khoang bụng, cần phải mổ gấp bắt thai nhi ngay lập tức nếu không sẽ nguy hiểm tính mạng của cả mẹ lẫn con.
Các bác sĩ cho biết, khám thai định kỳ mang lại rất nhiều lợi ích hơn các mẹ bầu. Nó không chỉ giúp theo dõi tình hình phát triển của em bé, mà còn đưa ra một số lời cảnh báo về sức khỏe của mẹ bầu, dị tật ở thai nhi, và một số biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ và sau khi sinh con.
Dù có bận rộn đến mấy, các mẹ bầu cũng không bao giờ được bỏ qua 3 cột mốc khám thai quan trọng sau đây:
Từ tuần 11 – 13: Đây là thời gian vô cùng quan trọng đầu tiên mẹ nên đi khám để bác sĩ sẽ tiến hành đo độ mờ da gáy của thai nhi nhằm phát hiện em bé có bị mắc phải hội chứng down hay không
Từ tuần 16 – 20: Giai đoạn này bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lượng đường, nồng độ protein có trong nước tiểu của mẹ bầu nhằm tầm soát khả năng mắc phải tiểu đường thai kỳ hay tiền sản giật. Đây cũng là thời điểm thích hợp để bạn thực hiện xét nghiệm Triple test giúp chẩn đoán về rối loạn gen, dị tật ống thần kinh…
Từ tuần 36 – 37: Trong những lần khám thai này, bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi tốc độ của thai nhi xem em bé có bị suy dinh dưỡng hay thừa cân hay không? Có bị dây rốn quấn cổ hay không? Rồi vị trí nằm của em bé có thuận lợi cho sinh thường hay không?.... Từ đó, họ sẽ lên một số phương án để ca sinh nở của bạn được thuận lợi.
Ngoài những lần khám nêu trên thì trong suốt quá trình mang thai bất cứ lúc nào mẹ bầu cảm thấy mình không khỏe, con có dấu hiệu bất thường thì bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được bác sĩ thăm khám.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...