Viêm niêm mạc dạ dày: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách chữa trị và chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe
Nội dung bài viết
1. Bệnh viêm niêm mạc dạ dày là gì?
Niêm mạc dạ dày có vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn và bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây bệnh.
Khi thức ăn được đưa xuống dạ dày, lớp niêm mạc sẽ chịu trách nhiệm tiết các dịch vị chứa enzym và axit HCl, tạo môi trường thích hợp để các enzym phát huy tác dụng tiêu hóa thức ăn. Vì vậy khi niêm mạc bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày.
Viêm niêm mạc dạ dày là hiện tượng của sự kích thích niêm mạc do các yếu tố ngoại sinh hay nội sinh như việc nhiễm độc hóa chất, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori hoặc các rối loạn miễn dịch...
Bệnh viêm niêm mạc dạ dày chia làm 2 loại là viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mạn tính.
Viêm niêm mạc dạ dày cấp tính có thể được đặc trưng là xói mòn (khu vực bị tổn thương nơi các tế bào bị niêm mạc phá vỡ).
Viêm niêm mạc dạ dày mãn tính được xác định bởi mô bệnh học (Sự xuất hiện của niêm mạc dạ dày) với các triệu chứng kéo dài.
2. Nguyên nhân bị viêm niêm mạc dạ dày
2.1. Do ăn uống thiếu khoa học
Đây là nguyên nhân lớn nhất gây ra bệnh viêm niêm mạc dạ dày. Chế độ ăn bừa bãi không hợp lý sẽ khiến niêm mạc bị tổn thương dẫn đến các bệnh về dạ dày như: viêm niêm mạc dạ dày, đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng...
Các thói quen ăn uống xấu hàng ngày gây ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày có thể kể ra sau: ăn nhiều đồ cay nóng, đồ chua lên men lâu ngày.
- Ăn nhiều thức ăn có chứa chất béo.
- Uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá.
- Ăn uống không đúng giờ, thường xuyên ăn khuya, thói quen vừa nằm vừa ăn, ăn quá no hay để bụng quá đói.
- Ăn quá nhanh, không nhai kỹ gây quá tải và làm tổn thương dạ dày.
2.2. Do tác dụng phụ của thuốc
Việc dùng thuốc Tây luôn có tác dụng hai mặt. Một số loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc chứa corticoid... sẽ làm tổn thương và viêm niêm niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra một số người làm trong các ngành nghề đặc trưng phải tiếp xúc với khí và hóa chất độc hại, bụi kim loại, nhiễm độc từ hóa chất thực phẩm... Người bị bệnh ung thư phải hóa trị, xạ trị cũng có thể dẫn đến viêm niêm mạc dạ dày hoặc thậm chí là viêm loét và xuất huyết dạ dày rất nguy hiểm.
2.3. Do nhiễm trùng
Một số người bị nhiễm khuẩn HP gây nên các bệnh về dạ dày. Nguyên nhân dẫn đến nhiễm loại vi khuẩn này thường là do sống trong môi trường bị ô nhiễm, thức ăn không vệ sinh tạo điều kiện cho vi khuẩn HP tấn công gây bệnh.
2.4. Do stress
Yếu tố tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến sự hoạt động của dạ dày. Với những người hay lo lắng, trầm cảm, áp lực công việc quá nhiều... sẽ gây nên các bệnh về dạ dày một cách nghiêm trọng.
2.5. Nguyên nhân bệnh lý
Ngoài những nguyên nhân trên thì bệnh viêm niêm mạc dạ dày cũng có thể là hệ quả của các bệnh lý khác như tiểu đường, bệnh gan, bệnh trào ngược dịch mật, bệnh suy thận, suy gan...
3. Biểu hiện của viêm niêm mạc dạ dày
Nhiều người bị bệnh này nhưng ban đầu không có triệu chứng cụ thể. Bệnh được chẩn đoán chính xác nhất sau khi được xét nghiệm. Tuy nhiên, nếu bạn nghi ngờ mình bị bệnh thì có thể tham khảo cách nhận biết viêm niêm mạc dạ dày như: đau rát bụng liên tục, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, chán ăn, đầy hơi và ợ hơi...
Đối với những người mắc viêm niêm mạc dạ dày mãn tính thì các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn bao gồm các biểu hiện: nôn ra máu, máu trong phân, thiếu máu...
4. Điều trị viêm niêm mạc dạ dày
Cách điều trị bệnh viêm niêm mạc dạ dày theo nguyên tắc là làm giảm lượng axit trong dạ dày để làm giảm các triệu chứng, tạo điều kiện cho niêm mạc dạ dày lành lại.
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm niêm mạc dạ dày như: sử dụng thuốc Tây y, sử dụng thuốc y học cổ truyền và một số bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian.
4.1. Phương pháp sử dụng thuốc Tây y
Tùy theo nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này mà các bác sĩ sẽ chỉ định các chữa trị phù hợp:
- Phương pháp phổ biến nhất là dùng thuốc OTC, một loại thuốc được bác sĩ kê đơn để giảm các triệu chứng của bệnh.
- Bạn sẽ phải uống một đợt kháng sinh cùng với thuốc ức chế bơm proton.
- Thực hiện chế độ ăn lành mạnh, tránh thực phẩm cay nóng, chiên rán, uống rượu, các món ăn có thể gây dị ứng... để vừa điều trị vừa giảm nguy cơ viêm niêm mạc dạ dày.
4.2. Phương pháp dân gian
Ngoài cách sử dụng thuốc Tây y để điều trị thì bạn cũng có thể áp dụng một số bài thuốc chữa bệnh viêm niêm mạc dạ dày bằng phương pháp dân gian có thể kể ra như sau:
- Nghệ vàng: Sử dụng tinh bột nghệ kết hợp với mật ong để uống hằng ngày sẽ giảm được tiết dịch vị, chống viêm loét dạ dày rất hiệu quả. Bài thuốc này đã được phổ biến rộng rãi và đã có rất nhiều người chữa khỏi mà không để lại di chứng hay tác dụng phụ gì.
- Nha đam: Sử dụng nước ép nha đam để uống nhằm giảm nhẹ các triệu chứng đầy hơi và giúp nhuận tràng.
- Nghệ đen: Sử dụng nghệ đen cùng với nước ấm để uống hàng ngày có thể kích thích tiêu hóa, giảm tiết dịch vị rất tốt. Bài thuốc này dùng có hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, vị đắng và hăng của nghệ đen rất khó uống nên một số người không thể thích ứng.
5. Viêm niêm mạc dạ dày kiêng ăn gì?
Khi không may mắc phải căn bệnh này bạn nên tránh ăn những loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm có tính axit: Tính axit sẽ làm tăng thêm vết loét. Do đó nên hạn chế những loại thực phẩm như cam, chanh..
Ngoài ra cũng nên tránh các loại thức ăn cay, nóng, thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ... bởi những loại thức ăn này sau khi vào dạ dày sẽ gây kích ứng.
- Đồ uống có cồn và caffeine có thể gây kích thích dạ dày do tăng tiết axit dạ dày. Đặc biệt là rượu bia có thể gây ra những kích ứng mạnh đối với dạ dày, gây xuất huyết, loét dạ dày rất nguy hiểm.
- Thức ăn tươi sống. Đây là những nguồn có thể lây nhiễm khuẩn Hp cao nhất cũng như nhiều bệnh nhiễm khuẩn khác.
6. Viêm niêm mạc dạ dày nên ăn gì?
Bên cạnh việc kiêng cữ những loại thực phẩm có hại cho dạ dày thì bạn cũng nên bổ sung những loại thực phẩm sau để hỗ trợ quá trình điều trị cũng như phục hồi bệnh nhanh hơn:
- Thực phẩm có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày như: sữa, trứng, mật ong, chè nóng...
- Những thực phẩm có khả năng chữa lành vết loét như: tôm, cá, bắp cải... Bởi trong tôm, cá, hải sản chứa nhiều canxi, protein và đặc biệt là kẽm hỗ trợ rất tốt trong quá trình điều trị vết loét dạ dày.
- Những loại thực phẩm giúp làm giảm tiết axit dịch vị như: cơm, xôi, bánh mì, cá hấp...
Ngoài ra bạn cần bổ sung thêm các loại ngũ cốc, hoa quả có chứa nhiều các chất như: axit folic, canxi, sắt, kẽm, vitamin...
Trên đây là những nguyên nhân cũng như cách điều trị căn bệnh viêm niêm mạc dạ dày. Các bạn cần lưu ý để có biện pháp phòng tránh cũng như điều trị kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....