Trứng rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, nhưng bác sĩ cảnh báo nếu ăn sai cách coi chừng mang họa
Trứng là nguồn thực phẩm vô cùng giàu năng lượng, protein và các loại chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra hình thức chế biến các món ăn từ trứng cũng rất phong phú, bao gồm trứng xào, trứng nướng... Một trong những cách thưởng thức phổ biến đối với nhiều người là trứng luộc. Trứng luộc có thể được sử dụng ăn kèm với các món ăn khác hoặc ăn một mình với một chút muối và hạt tiêu xay.
Trứng là một loại thực phẩm rẻ tiền, nhiều chất dinh dưỡng nên được các bà nội trợ rất yêu thích sử dụng. Trong quả trứng giàu protein, vitamin A, D, B12, các khoáng chất như phốt pho, selen, canxi, kẽm, sắt… cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Trứng còn chứa nhiều choline - một chất giúp cải thiện trí nhớ. Bởi vậy phụ nữ có thai và người già rất nên ăn trứng. Việc ăn trứng thường xuyên có tác dụng lớn đối với sự phát triển của cơ thể và hệ thống thần kinh, giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.
Trứng còn là thực phẩm bổ dưỡng đối với mắt, có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng vì giàu dưỡng chất carotenoid. Những người không có cảm giác ngon miệng khi ăn, bị chán ăn có thể ăn trứng để bổ sung đủ vitamin, protein và khoáng chất cho cơ thể.
Mặc dù hàm lượng dinh dưỡng ở trứng rất phong phú nhưng ăn nhiều trứng gà không phải là tốt. Một mặt các chất dinh dưỡng không được hấp thu hết dễ gây hiện tượng rối loạn tiêu hóa, mặt khác protein không được phân giải hết dễ sinh ra những độc chất như amine, phenyl hydrad gây nguy hại cho sức khỏe.
Ăn bao nhiêu trứng là đủ?
Lượng trứng nạp vào cơ thể tùy thuộc vào từng nhóm người.
- Với người lớn, chỉ cần ăn 3-4 quả/tuần, nhiều nhất chỉ nên ăn 1 quả/ngày.
- Trẻ 6-7 tháng tuổi chỉ nên ăn 1/2 lòng trứng/bữa, ăn 2-3 lần/tuần.
- Trẻ 8-12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3-4 bữa trong 1 tuần.
- Trẻ 1-2 tuổi: nên ăn 3-4 quả trứng/tuần, ăn cả lòng trắng.
- Trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể cho ăn 1 quả/ngày.
Những thực phẩm không nên kết hợp với trứng
Không ăn trứng với uống sữa: Nếu ăn hai loại thực phẩm này cùng với nhau thì cơ thể chúng ta rất khó hấp thụ chất lactose, chính vì thế tốt nhất bạn không nên kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau.
Không uống nước chè khi ăn trứng: Nhiều người thường mắc phải sai lầm này, thường uống nước chè sau ăn trứng để át đi mùi tanh. Nhưng cách ăn này sẽ làm chậm hoạt động của nhu động ruột, kéo dài thời gian tích trữ phân trong ruột - nguyên nhân gây táo bón, tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.
Không uống sữa đậu nành khi ăn trứng: Protein trong trứng sẽ kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành cản trở quá trình phân hủy và hấp thụ protein trong cơ thể. Nó còn gây cản trở quá trình phân hủy và hấp thụ protein trong cơ thể.
Không nên cho bột ngọt vào trứng: Nhiều bà nội trợ có thói quen cho bột ngọt vào khi đánh trứng để chuẩn bị làm món trứng chiên. Đây là một sai lầm vì nhiệt độ cao, các chất natri, acid glutamic, chất clo hóa… trong trứng kết hợp và tạo thành muối natri của acid glutamic.
Ăn trứng gà cùng thịt thỏ: Hai loại thực phẩm này không nên kết hợp với nhau vì sẽ khiến dạ dày bị kích thích dẫn đến tiêu chảy.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...