Khi trẻ sơ sinh bị rụng tóc hình vành khăn thì phần tóc sau gáy của bé sẽ rụng tạo thành hình vành mũ xung quanh đầu giống như chiếc khăn nên gọi là rụng tóc hình vành khăn. Thực chất đại đa số hiện tượng rụng tóc đều là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh.

Khi trẻ sơ sinh bị rụng tóc hình vành khăn, phần tóc sau gáy của bé sẽ rụng tạo thành hình vành mũ xung quanh đầu giống như chiếc khăn nên gọi là rụng tóc hình vành khăn - Ảnh minh họa: Internet

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị rụng tóc hình vành khăn

- Do ngủ không đúng tư thế: Bé sơ sinh bị rụng tóc hình vành khăn có một số nguyên nhân nhưng chủ yếu là do trẻ ngủ không đúng tư thế. Đây chỉ là hiện tượng rụng tóc sau khi sinh mẹ không cần lo lắng. Hoàn toàn không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng hay sức khỏe gì của trẻ.

Trẻ khi mới sinh đa phần thời gian đều nằm ngửa. Chính vì thế nên phía sau đầu sẽ tiếp xúc nhiều với mặt nền trong thời gian dài khiến cho tóc rụng và khó mọc hơn những vùng khác.

- Do thiếu chất: Cơ thể trẻ nếu thiếu một số chất dinh dưỡng như: kẽm, canxi, sắt, và đặc biệt là vitamin D. Đây cũng là một nguyên nhân gây nên bệnh rụng tóc hình vành khăn ở trẻ sơ sinh từ 4 tháng tuổi trở nên.

Ngoài ra một nguyên nhân nữa khiến trẻ cũng hay bị rụng tóc hình vành khăn là do đội mũ quá lâu. Kết quả là da đầu trẻ dễ bị bí sinh ra nhiều mồ hôi khiến cho vi khuẩn và nấm phát triển. Từ đó dẫn đến việc tóc trẻ bị rụng nhiều. Hoặc cũng có thể do trẻ uống thuốc có tác dụng phụ gây rụng tóc.

Bé sơ sinh bị rụng tóc hình vành khăn có một số nguyên nhân nhưng chủ yếu là do trẻ ngủ không đúng tư thế - Ảnh minh họa: Internet

2. Cách phân biệt trẻ bị rụng tóc hình vành khăn sinh lý và rụng tóc hình vành khăn bệnh lý

Trẻ bị rụng tóc sinh lý, không do bệnh

Trẻ bị rụng tóc theo từng mảng làm hói cả một khoảng đầu, đặc biệt là hình vành khăn.

Trẻ thường ngủ ở 1 vị trí hay có xu hướng ngồi tựa đầu một vị nhất định vào vai ghế. Trẻ có thể bị rụng tóc ở những phần hay cọ xát là bình thường. Những trẻ trong giai đoạn sơ sinh dưới 3 tháng thường gặp phải hiện tượng này. Sau 6 tháng, trẻ biết ngồi và bò thì hiện tượng này sẽ biến mất.

Trẻ bị rụng tóc do bệnh lý

Như trên đã nói, trẻ bị rụng tóc cũng có thể do thiếu chất. Chính vì thế mà nhiều bậc cha mẹ khi thấy con bị rụng tóc thường kết luận rằng con bị còi xương.

Tuy nhiên, mẹ không nên kết luận vội vàng hiện tượng trẻ sơ sinh bị rụng tóc hình vành khăn là còi xương. Khi trẻ bị còi xương sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau, ngoài việc rụng tóc còn có kết hợp với một số biểu hiện sau:

- Trẻ hay quấy khóc không rõ nguyên nhân

Trẻ hay quấy khóc không rõ nguyên nhân, rụng tóc, ra mồ hôi trộm, thóp lâu đóng... thường là những triệu chứng của thiếu vitamin D - Ảnh minh họa: Internet

- Ngủ đêm hay giật mình, đổ nhiều mồ hôi trộm

- Phần thóp của bé rộng, sờ vào thấy mềm, trẻ lâu đóng thóp

- Có bướu nhô rõ ở ở đỉnh đầu và trán

- Xương hộp sọ mềm, chậm biết lẫy, xoay người ngửa thành úp, chậm biết bò hoặc chậm biết đi theo chuẩn

- Bé thường xuyên bị táo bón

Vì vậy nếu mẹ chỉ dựa vào dấu hiệu trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn mà đoán con bị còi xương là không chính xác. Nếu thấy có thêm những dấu hiệu bất thường nữa, nên đến bác sĩ thăm khám để được chẩn đoán chính xác nhất.

Thông thường, những trẻ rụng tóc vành khăn 3 tháng tuổi trở xuống đều là hiện tượng sinh lý bình thường nên mẹ không cần quá lo lắng.

3. Cách chữa rụng tóc hình vành khăn ở trẻ

Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể gây nên tình trạng này mà mẹ có những biện pháp khác nhau để khắc phục chúng.

3.1. Cho trẻ nằm đúng tư thế khi ngủ

Nếu nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị rụng tóc hình vành khăn là do trẻ ngủ quá lâu một tư thế thì mẹ không cần lo lắng. Hãy chỉnh các tư thế ngủ hợp lý cho con, vệ sinh sạch sẽ gối chăn, chiếu và hạn chế đội mũ chật cho con. Đặc biệt là phải vệ sinh nó để tránh nhiễm nấm bệnh.

Mẹ nên xoay chiều nhiều tư thế khi bé ngủ. Khi bé thức mẹ cũng nên chủ động cho bé thay đổi nhiều tư thế khác nhau - Ảnh minh họa: Internet

Cụ thể, mẹ nên xoay chiều nhiều tư thế khi bé ngủ. Khi bé thức mẹ cũng nên chủ động cho bé thay đổi nhiều tư thế khác nhau. Ví dụ như: Cho bé nằm úp khi thức và khi chơi đùa rồi lại đổi sang nằm nghiêng trái, nghiêng phải, nằm ngửa... Cũng không nên cho trẻ nằm mãi trong phòng mà hãy bế bé ra ngoài cho trẻ cứng cáp hơn. Sau một thời gian sẽ thấy tóc bé bớt rụng.

Lưu ý, mẹ tuyệt đối không cho con nằm úp khi ngủ sẽ dễ gây hiện tượng đột tử ở trẻ.

Trường hợp này mẹ không cần phải bổ sung thêm gì cả. Cứ để trẻ bú đủ sữa mẹ và phát triển một cách tự nhiên. Không cần phải bổ sung bất kỳ một loại thuốc bổ nào theo lời đồn đại.

Ngoài ra mẹ cũng có thể tắm nắng cho bé để tự tổng hợp vitamin D. Thời gian tắm nắng cho trẻ tốt nhất là từ 7 - 8 giờ sáng. Vào mùa hè có thể sớm hơn, từ 6 - 7 giờ 30. Tuyệt đối không cho trẻ tắm khi mặt trời đã lên cao, chói chang vì ánh nắng khi ấy chứa nhiều tia tử ngoại có hại cho mắt và làn da còn non nớt của trẻ.

Một số mẹ tắm nắng cho trẻ ở phía sau cửa kính. Điều này là sai lầm. Với ánh nắng khi đi qua kính sẽ phản xạ lại rất nguy hiểm.

3.2. Bổ sung vitamin D cho bé

Nếu bé bị rụng tóc hình vành khăn được bác sĩ kết luận là thiếu vitamin D thì cha mẹ cần bổ sung cho be theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Thường mỗi ngày bạn sử dụng 2 giọt vitamin D3 tương đương 5ml. (Lưu ý là không nên tự phán đoán rồi nghe theo lời khuyên của người khác tự cho con uống vitamin D3 sẽ gây rối loạn chuyển hóa nếu em bổ sung không đúng cách gây dư thừa).

Nếu bé bị rụng tóc hình vành khăn được bác sĩ kết luận là thiếu vitamin D thì cha mẹ cần bổ sung cho be theo đúng chỉ định của bác sĩ - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra mẹ có thể áp dụng cách tắm nắng cho trẻ tự tổng hợp vitamin D như trên cũng rất hiệu quả. Mỗi lần chỉ cho trẻ tắm khoảng 15 - 20 phút là đủ.

3.3. Gội đầu cho trẻ đúng cách

Một số mẹ vẫn còn quan niệm kiêng cữ quá mức. Đặc biệt trong thời kỳ sơ sinh dưới 3 tháng, nhiều mẹ ít tắm gội cho con gây nên tình trạng mồ hôi ra nhiều. Hậu quả là trẻ bị ngứa ngáy khó chịu, nấm phát triển gây bệnh.

Vì vậy, mẹ cần phải thường xuyên gội đầu cho trẻ bằng những loại dầu chuyên dụng được thiết kế riêng cho trẻ. Những loại dầu gội này thường có tính tẩy nhẹ, không gây kích ứng da đầu còn non nớt của trẻ nên mẹ không cần phải lo lắng. Cuối cùng, có thể dùng thêm một chút tinh dầu để massage kích thích tóc phát triển.

3.4. Bổ sung dinh dưỡng, cho trẻ bú mẹ đầy đủ

Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi và bú mẹ hoàn toàn thì nguy cơ bị rụng tóc hình vành khăn là vô cùng hiếm. Vì vậy, mẹ cần cho con bú đầy đủ sữa mẹ để được cung cấp đủ các vitamin cần thiết. Đồng thời người mẹ cũng chủ động ăn uống đầy đủ để đảm bảo sữa nuôi con.

Đối với những trẻ lớn hơn, cần được bổ sung vào thực đơn những thực phẩm giàu sắt, kẽm, canxi như: tôm, cá, cua, các thực phẩm được chế biến từ sữa... Đồng thời cũng cho trẻ ăn thêm nhiều loại ra củ trái cây khác để tăng cường vitamin.

Đối với những trẻ lớn hơn, cần được bổ sung vào thực đơn những thực phẩm giàu sắt, kẽm, canxi như: tôm, cá, cua, các thực phẩm được chế biến từ sữa... Đồng thời cũng cho trẻ ăn thêm nhiều loại ra củ trái cây khác để tăng cường vitamin - Ảnh minh họa: Internet

Có thể thấy, đa số trẻ sơ sinh bị rụng tóc hình vành khăn hoàn toàn không có gì đáng lo như những lời đồn đoán. Vì vậy mẹ cần bình tĩnh khắc phục cho bé bằng cách thay đổi tư thế nằm. Sau một thời gian bé sẽ mọc tóc trở lại.

Nếu khoảng 2 tháng không có tiến triển, cha mẹ có thể đưa bé đi khám. Không nên nghe theo kinh nghiệm truyền miệng của người khác để bổ sung một số loại thuốc không đúng chức năng khiến sức khỏe của bé bị ảnh hưởng.