Trẻ bị cận thị, suy giảm thị lực nguyên nhân do đâu và dấu hiệu nhận biết
Hiện nay, tật thị là một trong những tật khúc xạ phổ biến, đặc biệt là đối với trẻ em đang độ tuổi đi học. Nếu như bé bị cận thị thì cha mẹ cũng phải trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ đôi mắt của con.
Nguyên nhân trẻ bị cận thị
1. Trẻ thiếu ngủ hoặc ít ngủ: Đặc biệt là từ 7 – 9 tuổi và 12 – 14 tuổi. Trong khoảng thời gian này, nếu trẻ ngủ quá ít hoặc không đủ thời gian để ngủ vì học quá nhiều sẽ dễ gây ra cận thị.
2. Học tập và sinh hoạt thiếu khoa học
- Khi đến trường học, môi trường ánh sáng phòng học không đảm bảo.
- Tư thế ngồi học, bàn ghế không phù hợp.
- Có thói quen đọc sách, xem tivi hoặc máy tính liên tục ở cự ly gần.
3. Trẻ sinh thiếu tháng và trẻ sinh ra có trọng lượng nhẹ
Đa phần những trẻ sinh ra có trọng lượng cơ thể dưới 2,5 kg thì đến tuổi thiếu niên đều bị cận thị. Vì thế mà việc sinh thiếu tháng và có trọng lượng nhẹ có thể là yếu tố làm cho trẻ bị cận thị.
4. Yếu tố di truyền
Nếu cha mẹ bị cận thị sẽ có thể di truyền cho con cái. Mức độ di truyền phụ thuộc vào độ cận của bố mẹ. Đa phần nếu bố hoặc mẹ bị cận từ 6 diop trở nên thì có thể di truyền cho con đến 100 %.
Ngồi học sai tư thế cũng là một trong những nguyên nhân làm cho trẻ bị cận thị.
Dấu hiệu trẻ bị cận thị, giảm thị lực
- Trẻ thường xuyên xem tivi, thiết bị điện tử hoặc đọc sách ở khoảng cách gần.
- Hay dụi mắt.
- Nhạy cảm với ánh sáng hoặc chảy nước mắt nhiều hơn bình thường.
- Nhắm một mắt khi đọc sách hoặc xem tivi.
- Bé nheo mắt hoặc nghiêng đầu để quan sát bảng rõ hơn.
- Đau mỏi mắt khi dùng máy vi tính.
- Kết quả học tập giảm sút do không nhìn rõ chữ trên bảng.
Nếu trẻ thường xuyên xem điện thoại ở khoảng cách gần thì có thể bé đã bị cận thị.
Cha mẹ làm gì khi trẻ bị cận thị?
Khi bị cận thị, bé có thể sẽ bị ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vì thế, cha mẹ cần lưu ý những điều sau đây:
1. Cho con đeo kính đúng số
Nhiều phụ huynh thường thắc mắc trẻ bị cận thị có nên đeo kính hay không? Câu trả lời là việc đeo kính sẽ là điều nên làm vì sẽ giúp cho trẻ đạt được thị lực tốt nhất. Thị giác hai bên sẽ được phát triển một cách toàn diện hơn. Đặc biệt, cha mẹ cần chú ý cho bé đeo kính khi học hành hoặc xem tivi.
Cha mẹ nên cho con đeo kính đúng số.
2. Tập cho trẻ thói quen cho mắt nghỉ ngơi
- Dạy trẻ cách bố trí giữa thời gian học hành, xem sách báo với thời gian hoạt động ngoài trời.
- Mỗi ngày trẻ phải có thói quen nhìn xa từ 15-30 phút.
- Khi học từ 40-45 phút thì bé nên cho mắt nghỉ ngơi từ 5-10 phút.
- Bé biết cách mát xa mắt để thư giãn, điều tiết cho mắt.
3. Sử dụng các thiết bị điện tử đúng cách
- Đối với tivi: cha mẹ cho con xem tivi ở khoảng cách ít nhất 2m và điều chỉnh ánh sáng hợp lý.
- Đối với máy tính: khoảng cách giữa màn hình với mắt trẻ phải đảm bảo ít nhất là 50cm và điều chỉnh độ sáng thấp.
- Ánh sáng trong phòng cần đủ điều kiện để đọc sách, dùng máy tính hoặc xem tivi nhưng không được quá chói.
- Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi mắt 30-40 phút sau khi đọc sách hoặc xem tivi. Có thể nhìn ra ngoài cửa sổ và mát xa mắt.
Khoảng cách giữa màn hình với mắt trẻ phải đảm bảo ít nhất là 50cm
4. Lưu ý chế độ dinh dưỡng cho bé
Trẻ bị cận thị cũng cần phải được bổ sung nhiều loại thực phẩm có lợi cho mắt như:
- Vitamin A: lòng đỏ trứng gà, sữa, gan động vật, rau mồng tơi, rau dền, rau ngót, cà chua, gấc, đu đủ, cà rốt…
- Kẽm: thịt bò, thịt gà, sò, lòng đỏ trứng…
- Beta carotene: có nhiều trong rau, củ, quả có màu vàng, cam hay xanh đậm như cà rốt, bí đỏ, đu đủ, khoai lang... Khi chế biến đồ ăn cho con thì mẹ nên kết hợp với các loại dầu, mỡ để bé hấp thụ được tốt hơn.
- Crom: gan bò, lòng đỏ trứng, nấm, nước ép nho…
- Selen: tôm, cua, ốc, các loại hạt…
- Các loại vitamin B: thịt nạc, gà, thịt bò, các loại đậu, rau màu đậm, sữa, trứng….
Phụ huynh nên tăng cường cho trẻ bị cận thị ăn các thực phẩm giàu vitamin A.
5. Cho trẻ đi khám định kỳ
Vì mức độ cận thị có thể thay đổi theo thời gian nên cha mẹ cho bé đi khám định kỳ để thay kính có độ cận cho phù hợp.
Nếu trẻ bị cận thị kèm theo thoái hóa võng mạc thì cần được khám thường xuyên để theo dõi các tổn thương thoái hóa ở đáy mắt. Như thế mới có thể can thiệp kịp thời để điều trị.
Cha mẹ cần cho bé đi khám mắt định kỳ để theo dõi sự thay đổi của độ cận.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh viễn vì loại đồ ăn được giới trẻ cực ưa chuộng.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình để có cách chữa giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia đình và mặc dù không có cách tiếp cận chung nào cho tất cả nhưng các bậc cha mẹ thành công thường có những đặc điểm chung nhất định trong việc nuôi dạy con cái.
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở trong nhà, dán mắt vào màn hình hơn là chơi bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù công nghệ có những ưu điểm nhưng vui chơi ngoài trời rất cần thiết cho sự phát triển về thể chất, tinh thần và cảm xúc của trẻ.