Phụ Nữ Sức Khỏe

Không chủ quan khi trẻ bị cận thị

Cận thị là một loại tật khúc xạ phổ biến rất hay gặp ở lứa tuổi học sinh. Hiện tỉ lệ cận thị học đường ngày càng gia tăng, gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng sống và kết quả học tập của con trẻ.

Ảnh minh họa. 

 Nhiều trẻ cận thị tăng số nhanh

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền- Trưởng khoa Khúc xạ, Bệnh viện Mắt Trung ương cho hay: Qua theo dõi, thăm khám cho những bệnh nhân có tật khúc xạ đến khám và điều trị, không chỉ số lượng trẻ em bị cận thị học đường ngày càng tăng mà còn có rất nhiều trẻ bị cận thị tăng số nhanh (tiến triển cận thị trên 1.00 đi-ôp/năm).

Đó là do trong điều kiện xã hội ngày nay, trẻ thường xuyên dành nhiều thời gian sử dụng mắt nhìn gần, đặc biệt là trên các thiết bị điện tử như tivi, máy vi tính, điện thoại di động, máy tính bảng, đèn LED,…; ít tham gia các hoạt động ngoài trời; học bài hoặc đọc sách trong điều kiện ánh sáng yếu làm tăng nguy cơ trẻ mắc các tật khúc xạ, đặc biệt là cận thị.

TS.BS Hoàng Cương- Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, các thiết bị điện tử như tivi, màn hình của máy vi tính, điện thoại di động, máy tính bảng, đèn LED… thường phát ra một loại ánh sáng màu xanh.

Điều đáng nói là việc tiếp xúc quá lâu với loại ánh sáng màu xanh có thể gây hại cho mắt đặc biệt là võng mạc. Trong khi đó, nhiều cha mẹ lại lạm dụng tivi, điện thoại di động, máy tính bảng… để con chịu ăn, chịu chơi hơn. Trẻ nhỏ quan sát các loại màn hình LED như tivi, điện thoại, máy vi tính, máy tính bảng… hơn 5 giờ/ngày được coi là nhiều. Bởi, tất cả các hoạt động nhìn gần trên 7 giờ/ngày trong vài năm sẽ gây ra 15-30% cận thị ở trẻ em. 

Ngoài ra, việc nhìn gần các thiết bị điện tử còn gây ra những khó chịu chung cho trẻ do làm việc bằng mắt quá sức và dẫn đến khô mắt, mỏi mắt, đau cổ… Chính vì vậy, tỷ lệ tật cận thị nặng (trên 6.00 đi-ôp) cũng ngày càng tăng.

Không chỉ ảnh hưởng lớn tới thị lực không kính mà cận thị nặng còn có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, đe dọa thị lực nghiêm trọng như bong võng mạc, thoái hóa hắc võng mạc, lỗ hoàng điểm, đục thể thủy tinh, glôcôm… Do đó, việc sử dụng đôi mắt hợp lý, khoa học là rất quan trọng.

Phát hiện và điều trị cận thị hiệu quả

Nhiều phụ huynh tỏ ra vô cùng lo lắng trước nguy cơ con mình có thể mắc cận thị, tuy nhiên rất khó để có thể nhận biết cận thị ở trẻ nhỏ, vì các bé chưa biết rằng nhìn mờ là chuyện không bình thường. Đa số các trường hợp cận thị chỉ được phát hiện khi trẻ bắt đầu đi học và không nhìn rõ chữ trên bảng. Bởi vậy, khám sàng lọc định kỳ rất quan trọng với trẻ nhỏ trước khi tới trường. Cần đưa bé đi khám khi 3 tuổi, nhất là những gia đình có tiền sử cận thị hoặc mắc phải bệnh lý mắt khác.

Hiện nay, tỷ lệ tật khúc xạ ở Việt Nam khoảng 15 – 40%, tương ứng với khoảng 14 – 36 triệu người mắc. Trẻ em từ 6 – 15 tuổi có tỷ lệ mắc tật khúc xạ từ 25 – 40% ở thành thị và 10 – 15 % ở nông thôn, tương đương với 3 triệu trẻ em. Có thể thấy, tỷ lệ cận thị ở các thành phố lớn cao hơn tỷ lệ cận thị ở nông thôn.

GS.TS Nguyễn Đức An - giảng viên Bộ môn mắt thuộc Trường ĐH Y Hà Nội cho biết: Người trẻ thường mắc 3 tật khúc xạ gồm: Cận thị, viễn thị và loạn thị. Trong đó, cận thị là phổ biến nhất và thường gặp ở độ tuổi học đường.

Thông thường cận thị thường bắt đầu phát triển khi trẻ tới tuổi dậy thì, nhưng cũng có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào, kể cả ở trẻ nhỏ.

Những trẻ bị cận thị bẩm sinh (thường là cận thị nặng), hay mắc phải do quá trình phát triển (thường xuất hiện lúc trẻ 7 – 10 tuổi). Khi cơ thể phát triển, mắt trẻ hoàn thiện và do đó cận thị cũng nặng lên. Tình trạng này thường ổn định khi cơ thể trẻ đã phát triển hoàn chỉnh, nhưng đôi khi cận thị cũng có thể tiến triển tới 25 – 30 tuổi. Cận thị hiếm khi xuất hiện sau tuổi 30, nếu điều này xảy ra thì đây có thể là dấu hiệu sớm của đục thủy tinh thể.

Theo các chuyên gia y tế phân tích, khi trẻ bị cận thị thường phải nheo mắt để nhìn, nên gây mỏi mắt, co quắp mi hay lác mắt, dần dần gây mất sự phối hợp thị giác giữa hai mắt. Đáng lo ngại, biến chứng cận thị có thể gây đục dịch kính, thoái hóa võng mạc, bong võng mạc dẫn đến mù lòa. Bởi vì mắt cận thị là mắt có trục nhãn cầu dài hơn bình thường hoặc công suất khúc xạ quá lớn. Khi đó, hình ảnh của vật sẽ hội tụ ở phía trước của võng mạc. Người bị cận thị nhìn xa mờ, nhưng nhìn gần vẫn rõ nhờ vào chức năng điều tiết của mắt trừ khi cận thị quá nặng.

Vì vậy, các bậc phụ huynh khi thấy trẻ có hiện tượng: Hay ngồi quá gần tivi; đọc truyện, đọc sách quá gần; trẻ hay nheo mắt; trẻ hay mỏi mắt nhức đầu; trẻ có tiền sử sinh non, hoặc gia đình có người trong nhà bị cận thị,… cần đưa trẻ tới cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được khám, phát hiện và điều trị kịp thời cc tật khúc xạ nói chung và cận thị nói riêng. Đồng thời, tránh các tai biến do các tật khúc xạ về mắt gây ra cho trẻ nhỏ.

Hiện nay cả 2 dạng cận thị (bẩm sinh hay mắc phải) đều có xu hướng tăng nhanh, nên các bậc phụ huynh cần phải đưa trẻ đi kiểm tra khúc xạ thường xuyên, định kỳ 6 – 12 tháng/lần tùy theo sự tiến triển của cận thị để thay đổi số kính đeo thích hợp. Hiện nay, điều trị cận thị cho trẻ em, phương pháp phổ biến, thuận tiện, dễ dàng và rẻ tiền nhất là đeo kính cận. Ngoài ra có thể dùng kính tiếp xúc. Ở Việt Nam, chỉ dùng Laser Excimer chữa cận thị cho người từ 18 tuổi trẻ lên.

Các bác sĩ khuyến cáo, để phòng ngừa cận thị ở trẻ em, các bậc phụ huynh không nên cho trẻ đọc sách, học bài,… ở khoảng cách quá gần mắt. Khoảng cách thích hợp từ mắt đến sách đọc khoảng 30 - 40cm. Sau 1h đọc sách hoặc làm việc với máy tính cần nghỉ 5 – 10 phút, đồng thời xoa nhẹ mi mắt. Trẻ em nên được kiểm tra thị lực ít nhất mỗi năm 1 lần để đảm bảo sự phát triển thích hợp của thị giác.  

Theo Xuân Thủy/Đại Đoàn Kết

Tin liên quan

Cận thị - Phát hiện sớm, trẻ đỡ khổ

Cận thị là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác. Các nghiên cứu cho thấy tỉ...

Các mẹ học ngay cách nấu món CHÁO CHỮA BỆNH CẬN THỊ, con cận nặng đến mấy cũng GIẢM ĐỘ...

Đôi mắt cũng như các bộ phận trên cơ thể khác cần phải bồi bổ mới có thể khỏe mạnh....

Bé gái 3 tháng tuổi tử vong khi ngủ ở tư thế quen thuộc với nhiều trẻ nhỏ

Theo lời kể của bà mẹ trẻ, chị đã đặt con gái nằm nghiêng khi ngủ nhưng lúc chị gọi...

Nguy hại khi lạm dụng men tiêu hóa cho trẻ nhỏ

Theo các bác sĩ, việc phụ huynh cho con sử dụng “vô tội vạ” men tiêu hóa mà không có...

Tùy tiện sử dụng kháng sinh khiến bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ thêm nguy hiểm

Nếu các bậc cha mẹ thiếu quan tâm, không xử lý kịp thời các bệnh lý về hô hấp có...

Trẻ nhỏ cũng bị sỏi thận vì thói quen ăn uống cha mẹ không ngờ tới

Không chỉ người lớn mới bị sỏi thận mà giờ đây trẻ nhỏ cũng có nguy cơ mắc căn bệnh...

Dị ứng thức ăn: Trẻ nhỏ dễ nguy

Khi tiếp xúc với món lạ, cho dù rất ngon miệng hoặc ít ai bị dị ứng, phụ huynh vẫn...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

4 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

4 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

4 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

4 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

4 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

4 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

18 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

18 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

18 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình