Đồ để qua đêm là gì?

Đúng như tên gọi, cơm rau để qua đêm là lượng đồ ăn còn sót lại từ tối hôm trước, được cất đến hôm sau ăn tiếp. Trong đời thường, nó thường được coi là biểu tượng của sự tiết kiệm, thể hiện sự trân trọng và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thực phẩm của con người.

Tuy nhiên, theo thời gian, các chất dinh dưỡng trong thực phẩm, ví dụ như gạo sẽ mất dần, đặc biệt là trong điều kiện bảo quản không phù hợp như nhiệt độ phòng quá cao hoặc độ ẩm quá cao có thể khiến gạo bị hư hỏng, sinh sôi vi khuẩn, thậm chí sinh ra các chất có hại. Điều này đồng nghĩa với việc giá trị dinh dưỡng của cơm qua đêm bị giảm đi so với cơm mới nấu.

Ảnh minh họa: Internet

Nếu bữa ăn qua đêm không được xử lý đúng cách, chúng có thể dễ dàng trở thành nơi sinh sản của vi khuẩn. Đặc biệt vào mùa nhiệt độ cao như mùa hè, sau khi để cơm ở nhiệt độ phòng qua đêm, gạo có khả năng phát triển mùi hôi, màu sẫm hoặc thậm chí là nấm mốc - đó là dấu hiệu của sự phát triển ồ ạt của vi khuẩn. Ăn đồ để qua đêm như vậy không những không nhận đủ chất dinh dưỡng mà còn có thể gây ngộ độc thực phẩm và gây hại cho sức khỏe.

4 thực phẩm tuyệt đối không ăn khi để qua đêm

Nộm, gỏi

Các món ăn như nộm gỏi đa số đều không cần dùng đến nhiệt độ để làm chín, vì thế sẽ chứa lượng vi khuẩn cao hơn bình thường. Nếu bạn không ăn hết thì nên đổ đi đừng vì tiếc của mà để vào tủ lạnh rồi hôm sau dùng lại.

Ảnh minh họa: Internet

Việc bạn để những loại thức ăn này qua đêm tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn. Nếu như bạn sử dụng sẽ dễ bị ngộ độc, đau bụng, tiêu chảy… không tốt cho sức khỏe.

Các món nấm

Nấm khác với các loại thực phẩm khác, do cấu trúc đặc biệt nên vi khuẩn dễ dàng sinh sôi từ bề mặt rồi xâm nhập vào bên trong nấm.

Do đó, nấm dễ bị hư hỏng hơn so với các thực phẩm khác, để qua đêm có thể có nhiều chất chuyển hóa của vi khuẩn hơn, khả năng gây đau bụng và tiêu chảy sau khi ăn sẽ cao hơn, dễ tiềm ẩn nguy cơ viêm dạ dày ruột, vì vậy bạn cũng không nên ăn lại nó sau khi được để qua đêm.

Thực phẩm từ đậu nành

Một số món ăn từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ, tàu hũ... rất dễ sản sinh vi khuẩn trong môi trường thông gió kém. Nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng chỉ nên để từ 2 đến 4 tiếng, nếu không lượng vi khuẩn tăng lên khiến thức ăn bị biến chất.

Điển hình nhất là vi khuẩn clostridium botulium - một loại vi khuẩn có chất độc mạnh gấp nhiều lần chất độc xyanua kali, có thể khiến con người bị liệt thần kinh dẫn tới tử vong.

Những món ăn chế biến từ rau lá xanh

Bạn có thói quen chế biến rau lá xanh nhiều và “ăn một thể”, khi các món ăn thừa bạn lại tận dụng vào sáng hôm sau. Thói quen này vô cùng tai hại và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bạn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng nitorat trong rau lá xanh đã qua chế biến khi để qua đêm rất có thể chuyển hóa thành nitrit – một tác nhân gây bệnh ung thư cực kì nguy hiểm. Vì vậy, đây chính xác là một loại thực phẩm không nên để qua đêm.

Ảnh minh họa: Internet

Nếu rau mua với số lượng lớn cùng một lúc, kiến nghị nên ăn càng sớm càng tốt, ví dụ như rau bắp cải, rau bina… Nếu muốn nấu nhiều hơn và để ăn ngày hôm sau, nên lựa chọn các loại củ, để tránh sản sinh quá nhiều nitrite. Bình thường, lượng nitrite từ 0,2 đến 0,5 gram có thể gây ngộ độc. Thời gian ủ bệnh là 1-2 ngày và thời gian ngắn là 10 phút. Hàm lượng nitrit trong rau thường là 1mg/kg, sau khi để qua đêm nó càng cao. Hàm lượng nitrit của dưa chua và thịt ướp trong tất cả các loại nguyên liệu tương đối cao.

Những điều cần lưu ý khi bảo quản thực phẩm qua đêm

Không bọc thực phẩm bằng báo

Trong mực in có các loại hóa chất, trong đó có chì. Chì sẽ bị thôi nhiễm từ báo chí sang thực phẩm. Khi theo thực phẩm vào cơ thể con người, chì khó bị đào thải mà lắng đọng lại và có thể gây hại khi đạt đến một mức độ nhất định.

Ngoài ra một tờ báo thường trải qua nhiều khâu, từ nhà in, qua đường phố, đến tay bao người đọc và người thu gom. Trong quá trình đó, đã có rất nhiều bụi bám vào. Giấy báo lại là chất liệu dễ thấm hút, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, ký sinh trùng bám dính và phát triển.

Ảnh minh họa: Internet

Hạn chế dùng các dụng cụ đun nấu, chứa đựng thực phẩm làm bằng nhôm

Đồ nhôm vừa nhẹ, vừa sạch sẽ, tiện dụng. Nhưng nếu dùng các đồ nhôm được chế tạo từ nhôm phế liệu, gia công không đảm bảo công nghệ, xử lý không hết tạp chất, không tạo được bề mặt trơ với tác động của môi trường... thì khi dùng đun nấu, chứa đựng thực phẩm có thể các ion nhôm sẽ thôi nhiễm vào thực phẩm và người ăn phải sẽ bị ảnh hưởng.