Rau dền

Thành phần sắt trong rau dền chiếm hàm lượng khá cao, và nó là vua sắt trong các loại rau. Sử dụng rau dền có thể giúp giảm viêm, tốt cho xương, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đái tháo đường. Nếu ăn rau dền thường xuyên còn giúp ổn định đường huyết, cải thiện bệnh tiểu đường tuýp 2.

Ảnh minh họa: Internet

Rau dền còn có khả năng làm giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể. Ngoài ra, tocotrienol – một loại vitamin E có trong loại rau này cũng giúp loại bỏ cholesterol xấu và ngăn ngừa bệnh mạch vành.

Rau dền chứa hàm lượng chất xơ cao (gấp 3 lần so với lúa mì). Do đó, nó có thể giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Đây còn là loại rau rất tốt cho trẻ em và người lớn tuổi. Nước nấu từ lá cây dền tươi còn hỗ trợ điều trị tiêu chảy, xuất huyết và mất nước.

Ngoài ra, các tính năng tẩy sạch của nước ép củ dền rất hiệu quả trong việc chữa các bệnh liên quan đến túi mật và thận.

Súp lơ xanh

Súp lơ là một trong những loại rau bạn nên ăn thường xuyên vì nó rất có lợi cho sức khỏe. Súp lơ chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như vitamin B1, B2, B3, B5, B6 và B9. Nó cũng chứa vitamin K và axit béo omega-3. Ăn súp lơ bạn cũng có thể bổ sung được kali, protein, vitamin C, mangan và photpho.

Ảnh minh họa: Internet

Súp lơ chứa các chất chống oxy hóa phòng ngừa tổn thương do gốc tự do. Nó cũng chứa các hợp chất có thể giảm thiểu stress oxy hóa. Súp lơ chứa những hợp chất như thiocyanat, giúp gan loại bỏ độc tố. Đây là một loại rau giúp thanh lọc cơ thể.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng súp lơ phòng ngừa một số loại ung thư như ung thư đại tràng, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư bàng quang. Vì súp lơ chứa chất xơ nên nó giúp hệ tiêu hóa làm sạch chất thải. Ngoài ra súp lơ tốt cho hệ tiêu hóa của bạn.

Rau lang

Chắc hẳn nhiều người cũng biết củ khoai lang được coi là “nhân sâm giá rẻ” với vô số lợi ích sức khỏe thì rau khoai lang cũng rất bổ dưỡng nhưng ít người biết. Phần ngọn, lá rau lang nhiều vitamin B6 gấp 3 lần, vitamin C gấp 5 lần và vitamin B gấp 10 lần củ khoai lang.

Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó, rau lang chứa chất chống oxy hóa dồi dào, giàu vitamin C, A, K, vitamin B1, B2, B3, axit folic, chất xơ, chất dinh dưỡng hơn hẳn nhiều loại rau khác.

Nhờ đó mà rau lang mang đến các công dụng như giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gan và ung thư dạ dày, giúp giảm lo âu, stress, trầm cảm, hỗ trợ giảm cân, chống ung thư, kháng viêm, giảm và chữa táo bón, tăng cường khả năng miễn dịch và phòng ngừa các bệnh lây truyền.

Những lưu ý trong chế biến rau để không làm mất chất dinh dưỡng

Không nên luộc rau lửa nhỏ: Lửa nhỏ làm cho quá trình chín của rau lâu hơn và làm mất đi lượng vitamin C và B1 đáng kể vì thế không nên luộc rau lửa nhỏ.

Rau để qua đêm không nên ăn: Thói quen hằng ngày của nhiều mẹ là thường giữ rau còn thừa của bữa ăn tối để trong tủ lạnh và sáng hôm sau hâm lại ăn. Tuy nhiên, thói quen này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe thậm chí có thể gây ung thư.

Ảnh minh họa: Internet

Không nên ăn rau để nguội: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, rau xào hoặc luộc bị hao hụt khoảng 15% lượng Vitamin có trong rau, nếu để sau 1 giờ thì sẽ mất đi khoảng 25%, cứ tịnh tiến lên 2 giờ sẽ giảm từ 34 - 57%. Khi rau đã chế biến và để quá lâu thì sẽ mất đến 90% Vitamin bên trong.

Không được xào rau quá kỹ: Xào rau cũng giống như luộc rau không nên xào quá kĩ vì sẽ làm mất nhiều Vitamin có lợi trong rau. Khi xào rau bạn để lửa lớn, xào nhanh cho rau vừa chín đều toàn bộ và tắt bếp ăn ngay.