Tổng hợp những bài thuốc ngâm chân bằng thảo dược hiệu quả
Nội dung bài viết
- 1. Các bài thuốc ngâm chân trị đau khớp
- Dùng muối ngâm chân trị đau khớp
- Bài thuốc ngâm chân trị đau nhức với gừng
- Tự làm thảo dược ngâm chân từ sả, lá lốt, ngải cứu, muối
- Bài thuốc ngâm chân trị đau khớp từ ngải cứu
- Dùng lá lốt ngâm chân trị đau khớp
- Bài thuốc ngâm chân trị đau khớp từ sả
- Bài thuốc ngâm chân trị đau khớp từ lá chè xanh
- Bài thuốc ngâm chân trị đau khớp từ lá trầu không
- 2. Các bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ
- 3. Những lưu ý khi thực hiện các bài thuốc ngâm chân
Theo Đông y, trong các bộ phận cơ thể của con người thì bàn chân được ví như trái tim thứ hai. Điều này là do dưới bàn chân có chứa nhiều huyệt đạo quan trọng và các dây thần kinh tác động đến não bộ. Vì vậy, chúng ta chăm sóc, bảo vệ đôi chân hàng ngày cũng là cách chăm sóc não bộ hiệu quả.
Hơn nữa, nhiều nghiên cứu y học cũng cho rằng việc sử dụng các bài thuốc ngâm chân bằng các loại thảo dược tự nhiên không chỉ góp phần làm thư giãn đầu óc mà còn giảm tình trạng đau nhức xương khớp.
Dưới đây là những bài thuốc ngâm chân có nhiều tác dụng chữa bệnh nhanh chóng và hữu hiệu như trị đau khớp, lưu thông khí huyết, điều chỉnh huyết áp, cải thiện trao đổi chất, giải độc, giữ ấm cho đôi chân, giúp cơ thể thoải mái, ngủ ngon giấc,...
1. Các bài thuốc ngâm chân trị đau khớp
Dùng muối ngâm chân trị đau khớp
Trong thành phần của muối chứa ion dương cation và ion âm nation có tác dụng cân bằng cơ thể và tác động lên xương khớp theo cơ chế lạnh co cục bộ và nóng giãn. Những người bị đau thấp khớp có thể dùng bài thuốc ngâm chân với muối từ 20-30 phút để giảm đau, giúp đôi chân thoải mái.
Ngoài ra, muối còn tác động lên các huyệt đạo dưới chân, giúp lưu thông máu, các dưỡng chất và máu được bổ sung đến hệ thống xương khớp làm tái tạo sụn và xương.
Cách thực hiện: Cho muối hạt vào nước ấm nhiệt độ từ 40-50 độ C, khuấy đều. Cho chân vào ngâm vào mỗi buổi tối trước khi ngủ. Ngoài ra, bạn có thể dùng muối rang với các nguyên liệu như cúc tần, cây tướng quân, ngải cứu,... dùng vải bọc lại và đắp lên các vùng bị đau nhức.
Bài thuốc ngâm chân trị đau nhức với gừng
Gừng không chỉ được sử dụng nhiều trong chế biến món ăn mà còn là dược liệu chữa bệnh đau nhức xương khớp. Tác dụng của gừng không chỉ giải cảm, tiêu hàn mà còn kích thích mao mạch, lưu thông máu và tăng cường trao đổi chất.
Bằng cách sử dụng gừng làm muối thảo dược ngâm chân, người bệnh sẽ giảm đau nhức, ngăn ngừa bệnh tái phát. Hơn nữa còn giúp tinh thần thoải mái, xua tan mệt mỏi.
Cách thực hiện: Cho gừng tươi đã rửa sạch, đập dập vào nước ấm có nhiệt độ 60 độ C. Sau đó, cho thêm 25g muối hạt vào khuấy đều rồi ngâm chân từ 15-20 phút. Duy trì thực hiện bài thuốc ngâm chân này vào mỗi buổi tối để trị đau nhức xương khớp.
Tự làm thảo dược ngâm chân từ sả, lá lốt, ngải cứu, muối
Bài thuốc ngâm chân trị đau khớp này bao gồm các nguyên liệu tự nhiên như sả, lá lốt, ngải cứu, muối hạt,... Sự kết hợp giữa các nguyên liệu này sẽ giúp gia tăng tác dụng điều trị bệnh, nhất là bệnh đau khớp, đánh tan đau nhức, sưng tấy và cải thiện bệnh hiệu quả.
Cách thực hiện: 5 nhánh sả, 1 nắm ngải cứu, 1 củ gừng, 20g muối hạt, 1 nắm lá lốt. Tất cả đem rửa sạch và cho vào 1,5l nước. Đun sôi khoảng 15 phút để các hoạt chất hòa tan vào nước. Sau đó đem lọc lấy nước, để ấm ấm và bắt đầu ngâm chân.
Bài thuốc ngâm chân trị đau khớp từ ngải cứu
Theo đông y, ngải cứu có tính ấm, tác dụng lưu thông khí huyết, giảm sưng và giảm đau khớp. Chỉ cần sử dụng một nắm lá ngải cứu đem rửa sạch, vò nát và cho vào nước ấm ở nhiệt độ 50-60 độ C có thêm một ít muối. Dùng hỗn hợp nước này ngâm chân từ 15-20 phút vào mỗi buổi tối để trị đau khớp.
Dùng lá lốt ngâm chân trị đau khớp
Dùng nước lá lốt ngâm chân là bài thuốc trị đau khớp tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua. Lá lốt không chỉ có hương thơm dễ chịu mà còn có tác dụng chữa đau xương khớp, kháng viêm, giảm đau. Đồng thời lá lốt còn giúp điều trị chứng lo âu, chống trầm cảm.
Cách thực hiện: Dùng 100g cây lá lốt hơi già có cả thân và rễ, rửa sạch, chặt từng khúc dài từ 5-10cm. Cho vào 1l nước đun sôi trong khoảng 10 phút. Để nước hơi ấm và ngâm chân từ 20-30 phút. Thực hiện đều đặn trong vòng 1 tuần để xua tan cơn đau nhức, mỏi mệt ở bàn chân.
Bài thuốc ngâm chân trị đau khớp từ sả
Tinh dầu và những hoạt chất có trong thành phần của sả sẽ giúp đôi chân thoải mái, tinh thần thư giãn, giấc ngủ ngon hơn, nhất là giảm đau nhức xương khớp.
Cách thực hiện: Dùng 5 nhánh sả đem rửa sạch, đập dập. Cho sả cùng 20g muối vào 1,5l nước và đun sôi khoảng 15 phút. Để nước ấm ấm ở nhiệt độ 40 độ C, rồi cho chân vào ngâm.
Bài thuốc ngâm chân trị đau khớp từ lá chè xanh
Trà xanh có chứa các chất chống oxy hóa có khả năng giải độc, kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm và đau nhức khớp xương. Đây cũng là bí quyết được nhiều người áp dụng để giảm đau và có giấc ngủ ngon và mỗi đêm.
Cách thực hiện: 10g lá chè xanh, 1 ít muối nấu chung với nước và dùng nước này để ngâm chân. Ngoài ra, người ta còn dùng lá chè xanh để uống cũng có tác dụng giảm đau rất tốt.
Bài thuốc ngâm chân trị đau khớp từ lá trầu không
Lá trầu không có tính sát khuẩn, tiêu viêm, ngăn ngừa khớp viêm nhiễm. Hơn nữa, loại thảo dược tự nhiên này còn có tác dụng làm lưu thông khí huyết, cung cấp các dưỡng chất cho khớp, giảm đau và cải thiện bệnh hiệu quả.
Cách thực hiện: Lấy 5 lá trầu không vò nát, cho vào ấm nước cùng một ít muối, đun sôi khoảng 10 phút. Lọc lấy nước, để nguội và ngâm chân từ 15-20 phút.
2. Các bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ
Bài thuốc ngâm chân đơn giản với nước nóng
Lấy nước nóng ngâm chân khoảng 15-20 phút. Mỗi ngày thực hiện từ 1-2 lần. Lưu ý một lần ngâm chân trước khi ngủ vào buổi tối để giấc ngủ được sâu, tinh thần thư giãn và giảm tình trạng chán ăn. Hoặc bạn có thể dùng thêm củ gừng đập dập cùng một ít muối để tăng hiệu quả.
Bài thuốc ngâm chân với dấm gạo
Dùng 20g ngô thù du sắc kĩ để lấy nước và bỏ bã. Hòa cùng dấm gạo rồi ngâm cả hai bàn chân vào. Kết hợp với masage vùng thái dương. Thực hiện từ 25-30 phút, mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ. Bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ này giúp tâm và thận giao hòa, dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Bài thuốc bắc ngâm chân chữa mất ngủ
Các nguyên liệu cần chuẩn bị 20g từ thạch, 20g chính ngữ gia, 15g phục thần, 10g ngũ vị tử. Dùng từ thạch sắc với nước trong 30 phút, sau đó cho các vị thuốc khác vào sắc tiếp khoảng 30 phút. Lọc bỏ bã, dùng nước để ngâm chân từ 15-20 phút. Thực hiện vào buổi tối kết hợp xoa nước thuốc lên vùng trán và thái dương.
Bài thuốc ngâm chân thải độc, chữa mất ngủ
20g đan sâm, 15g bạch truật, 12g hoàng liên, 10g viễn chí. 15g toan táo nhân, 10g trân châu mẫu. Tất cả nguyên liệu đem sắc với nước rồi ngâm chân trong 30 phút. Thực hiện đều đặn mỗi ngày một lần trước khi ngủ để bổ dương và loại bỏ khí lạnh, khử độc, giúp cơ thể ấm áp, giấc ngủ ngon.
3. Những lưu ý khi thực hiện các bài thuốc ngâm chân
- Các bài thuốc ngâm chân gồm nhiều dược liệu nên ngâm các nguyên liệu trước trong nước từ 15-30 phút để các hoạt chất dễ hòa tan.
- Không nên ngâm chân trước và sau khi ăn khoảng 1 tiếng. Thời gian ngâm chân tốt nhất là từ 4-5 giờ hoặc sau 21 giờ.
- Không ngâm hết cả cẳng chân mà chỉ ngâm từ phần mắt cá chân trở xuống.
- Kết hợp với việc massage, xoa bóp nhẹ bàn chân.
- Không áp dụng bài thuốc ngâm chân khi có các vết thương hở, bị lở loét. Nếu muốn ngâm chân phải có sự chỉ định của thầy thuốc.
- Nước để ngâm chân không quá nguội hay quá nóng sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc. Nhiệt độ thích hợp nhất là khoảng 60 độ C, hoặc từ 40-60 độ C tùy vào cảm giác của mỗi bệnh nhân.
- Phụ nữ mang thai, người bị suy giãn tĩnh mạch, tiểu đường,... tuyệt đối không nên áp dụng các bài thuốc ngâm chân chữa đau khớp.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ...
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích...