Thế nào là chứng dị ứng thức ăn?

Dị ứng thức ăn là một loại phản ứng miễn dịch từ cơ thể con người, nó được sản sinh ra một cách mạnh mẽ, bất thường đối với một hay một số loại thức ăn nào đó.

Trong số đó, phổ biến nhất có thể kể đến là khi một thành phần protein trong thức ăn đi vào bên trong cơ thể bị hệ thống miễn dịch xem là “nguồn gốc gây bệnh” nên sinh ra phản ứng kháng cự lại.

Trẻ rất dễ dị ứng với một vài nhóm thực phẩm - Ảnh minh họa: Internet

Tỷ lệ trẻ bị dị ứng thức ăn cao gấp 3 lần so với người trưởng thành. Nguyên nhân chủ yếu là hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ chưa được phát triển hoàn thiện.

Theo nghiên cứu và thống kê của đăng trên Epochtimes, có khoảng 7 nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng ở trẻ nhỏ thường gặp nhất, bao gồm: trứng, sữa, lúa mì, đậu phộng, các loại hạt vỏ cứng, khoai tây, rong biển.

Bố mẹ nên làm gì nếu trẻ có biểu hiện dị ứng thức ăn?

Không quá khó để cha mẹ nhận ra trẻ có hiện tượng dị ứng thức ăn. Thông thường, trường hợp nhẹ sẽ xuất hiện các hiện tượng như da phát ban đỏ, cổ họng ngứa, miệng có cảm giác tê rát.

Trường hợp nặng hơn, toàn thân trẻ đều nổi ban đỏ, da có triệu chứng sưng phù. Nếu nghiêm trọng mà không được bác sĩ can thiệp kịp thời, trẻ có thể bị hen suyễn cấp, họng sưng phù, thậm chí tử vong.

Ngứa là một trong số biểu hiện dị ứng thức ăn - Ảnh minh họa: Internet

Bố mẹ có thể dùng cách tự kiểm tra da và đo chỉ số IgE (Immunoglobulin E) trong huyết thanh cho trẻ tại nhà để bước đầu phán đoán xem có phải trẻ bị dị ứng thức ăn hay không. Tuy nhiên cần phải nhớ, cho dù kết quả kiểm tra huyết thanh không hiển thị chỉ số dị ứng cũng không hẳn là hoàn toàn chính xác.

Nếu trẻ có biểu hiện của dị ứng dai dẳng, tốt nhất bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên môn để tránh tình hình biến chuyển nặng hơn. Ngoài ra, một khi đã xác định trẻ dị ứng với thức ăn nào thì bạn cần nhớ để sau này tránh cho trẻ ăn lại món đó.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần nhớ những trẻ bị dị ứng thức ăn có đến hơn 50% có khả năng sẽ bị hen suyễn. Đồng thời, với những trẻ dị ứng nghiêm trọng với trứng thì còn có thể mắc chứng dị ứng hô hấp (chẳng hạn như viêm mũi dị ứng).

Vậy dị ứng thức ăn ở trẻ có thể hồi phục không?

Dị ứng với trứng ở trẻ thường dễ phục hồi hơn - Ảnh minh họa: Internet

Đại đa số các trường hợp dị ứng thức ăn ở trẻ được chẩn đoán trong giai đoạn dưới 2 tuổi. Khi trẻ trưởng thành đến một độ tuổi nhất định đều có khả năng hồi phục, tuy nhiên chỉ với một số thức ăn mà thôi, không phải trẻ sẽ hoàn toàn không bị dị ứng với tất cả đồ ăn, thức uống.

Thông thường, dị ứng sữa và trứng đều có khả năng phục hồi cao hơn, nhưng dị ứng đậu phộng và các loại hạt vỏ cứng thì tỷ lệ chuyển biến tốt khá thấp.

Nghiên cứu y khoa cho thấy, với những trẻ dị ứng trứng và sữa (nguồn nguyên chất), bạn có thể thay thế bằng các sản phẩm chế biến từ hai nguồn này nhưng đã qua xử lý ở nhiệt độ cao để có thể hỗ trợ làm thuyên giảm chứng dị ứng.

5 nguyên tắc giúp phòng ngừa dị ứng thức ăn ở trẻ

Nếu bạn muốn phòng ngừa hay cải thiện tình trạng trẻ bị dị ứng thức ăn, tốt nhất là hãy tiến hành từ khi trẻ mới sinh ra cho đến trước 2 tuổi.

Nuôi con bằng sữa mẹ giúp tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ dị ứng thức ăn ở trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Kéo dài thời gian nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất đến khi trẻ được 6 tháng tuổi

Bí quyết này chính là tận dụng sữa mẹ, một nguồn sữa tuyệt vời với nhiều loại kháng thể và IgE có tác dụng ức chế dị ứng, hỗ trợ làm giảm nguy cơ trẻ sinh ra phản ứng quá mẫn cảm với thức ăn sau này.

Lựa chọn thực phẩm ít gây dị ứng cho trẻ

Thông thường, thức ăn của trẻ trong 1 năm đầu cần phải lựa chọn kỹ càng, nhất là nên chọn nguồn nguyên liệu ít có nguy cơ dị ứng cho trẻ.

Hệ miễn dịch của trẻ còn rất non yếu, bạn không thể tùy ý cho trẻ ăn mọi thức ăn như người lớn, càng không nên có quan niệm rằng cho trẻ ăn thoải mái để có nhiều dinh dưỡng và trẻ không mắc chứng kén ăn.

Mẹ nên thận trọng lựa chọn thức ăn dặm ít nguy cơ dị ứng cho trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Lưu ý với thực đơn ăn dặm cho trẻ

Khi mới bắt đầu cho trẻ ăn dặm, bạn chỉ nên cho trẻ ăn một loại thức ăn đơn nhất và với một lượng nhỏ. Quan sát tình trạng tiếp nhận món ăn này của trẻ, nếu sau 3 - 4 ngày mà trẻ không có biểu hiện dị ứng khác thường thì bạn có thể tăng liều lượng và thêm những nguồn thực phẩm mới.

Không nhất thiết phải cho trẻ ăn dặm quá sớm

Sữa mẹ vẫn luôn là nguồn dưỡng chất tối ưu cho trẻ sơ sinh. Vì vậy nếu không thật sự cần thì bạn không cần cho trẻ ăn dặm.

Đặc biệt với trẻ vốn có thể chất dễ mẫn cảm thì tốt nhất nên đợi sau 6 tháng tuổi mới quyết định có cho trẻ ăn dặm hay không. Bên cạnh đó, trứng và rong biển có thể đợi trẻ sau 18 tháng tuổi hãy cho trẻ ăn.