Phụ Nữ Sức Khỏe

Điểm danh các thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ

Để đảm bảo sức khỏe cho bé yêu, mẹ nên cẩn thận khi cho bé ăn những thực phẩm này.

Chế độ và thành phần dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ là một điều vô cùng quan trọng mà các mẹ cần chú tâm. Hiện nay trên thị trường có đa dạng các thực phẩm bổ và tốt cho trẻ được các mẹ ưa chuộng. Tuy nhiên, các mẹ nên biết rằng có một thực phẩm bổ dưỡng nhưng lại dễ khiến trẻ bị dị ứng trong một khoảng thời gian nhất định. Chính vì vậy các mẹ cần lưu ý và quan sát mỗi khi bắt đầu cho trẻ ăn thử một loại thực phẩm nào đó nhé. Nếu trẻ có biểu hiện dị ứng như nổi mề đay, mẩn ngứa, tiêu chảy, nôn chớ,… thì các mẹ nên cho bé ngừng ăn loại thực phẩm ấy ngay.

Dưới đây là danh sách các thực phẩm gây dị ứng cho trẻ mà các mẹ nên biết

1. Sữa

Dị ứng sữa là một trong những dạng dị ứng phổ biến ở trẻ đặc biệt là trẻ đang trưởng thành, chiếm khoảng 2,5%. Theo các chuyên gia, trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ ít có khả năng bị dị ứng hơn so với các bé uống sữa bột công thức. Các bác sĩ chuyên gia còn khuyến cáo các mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng sữa bò vì trong sữa bò có hàm lượng protein cao có thể khiến trẻ bị dị ứng. Hầu hết những đứa trẻ bị dị ứng với sữa bò cũng sẽ phản ứng tương tự với sữa dê và sữa cừu

Khi bị dị ứng với sữa, trẻ thường có các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, thở khò khè, phản ứng trên da (ngứa, nổi mề đay). Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường kia của trẻ, mẹ nên cho con ngừng uống sữa, nếu thấy nặng hơn thì cần đưa con đến gặp bác sỹ ngay. Tuy nhiên, một điều đáng mừng là hầu hết trẻ em bị dị ứng sữa thường tự hết sau 3 năm. Vì vậy, các mẹ cũng không nên quá lo lắng nhé.

2. Trứng

Trứng rất bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe, nhưng khi cho trẻ sơ sinh ăn trứng mẹ cần lưu ý vì đây là một trong các thực phẩm dễ gây dị ứng (chủ yếu là dị ứng với các protein trong lòng trắng trứng) cho trẻ. Các triệu chứng dị ứng trứng thường xảy ra một vài phút đến vài giờ sau khi ăn trứng hoặc các loại thực phẩm có chứa trứng. Các dấu hiệu và triệu chứng từ nhẹ đến nặng và có thể bao gồm phát ban da, nổi mề đay, viêm mũi, và nôn mửa hoặc các vấn đề tiêu hóa khác hoặc thậm chí nguy hiểm hơn là gây ra sốc phản vệ - một phản ứng đe dọa tính mạng.

Trứng rất bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe, nhưng khi cho trẻ sơ sinh ăn trứng mẹ cần lưu ý vì đây là một trong các thực phẩm dễ gây dị ứng (Ảnh minh họa)
Trứng rất bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe, nhưng khi cho trẻ sơ sinh ăn trứng mẹ cần lưu ý vì đây là một trong các thực phẩm dễ gây dị ứng (Ảnh minh họa)

Các mẹ không nên dùng trứng sống hay trứng chưa chín kỹ cho bé. Khi chế biến thức ăn cho trẻ dưới 1 tuổi, mẹ nên tách lòng trắng ra để riêng và chỉ cho bé yêu sử dụng lòng đỏ vì trong lòng trắng trứng có lượng protein khá cao có thể khiến bé bị dị ứng trong khi hệ miễn dịch và sức đề kháng của bé còn rất yếu.

3. Một số loại cá

Dị ứng cá có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng, bao gồm cả sốc phản vệ. Dị ứng cá thường gây biểu hiện ngoài da và tiêu hóa, xuất hiện ngay sau khi ăn. Những người phản ứng với một loại cá thường cũng dị ứng với các loài cá khác.

Cá hồi, cá ngừ và cá bơn là một trong những loại cá dễ gây dị ứng cho trẻ nhỏ. Trong gia đình có ai bị dị ứng với tôm, cua, cá không, nếu có hãy đợi đến khi bé được 2 tuổi mới cho bé ăn cá. Điều này sẽ giúp bé giảm nguy cơ bị dị ứng với đồ biển.

4. Hải sản có vỏ

Ảnh minh họa: Internet

Các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ốc… là thực phẩm gây dị ứng cho trẻ, vì vậy các bác sỹ khuyên các mẹ không nên cho bé dưới 1 tuổi ăn hải sản. Trước khi cho bé ăn, các mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ cũng như tìm hiểu xem trong gia đình có ai bị dị ứng với hải sản không.

Trẻ dị ứng với tôm cua cũng thường dị ứng với các loài nhuyễn thể như trai, sò, ốc, hến, ngao, mực, bạch tuộc... Một số trẻ chỉ bị dị ứng trong một khoảng thời gian nào đó, nhưng số khác lại bị suốt cả đời. Dạng dị ứng này có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng nên nếu mẹ nhận thấy bé có biểu hiện bất thường sau khi ăn những đồ ăn hải sản thì cần ngừng ngay lại và cho con đến gặp bác sĩ để điều trị.

5. Lúa mì

Lúa mì có protein có thể gây ra phản ứng với hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi cơ thể bé không tiêu hóa được chất gluten (một loại protein) có trong lúa mì và các loại ngũ cốc thì sẽ gây ra dị ứng. Các biểu hiện thường gặp như như nôn, ợ hơi, đầy bụng, tiêu chảy. Trẻ bị dị ứng với lúa mì sẽ làm ngăn cản sự hấp thu vitamin và khoáng chất từ thực phẩm, khiến bé bị thiếu hụt dưỡng chất. Chính vì vậy, tốt nhất, trong 6 tháng đầu, các mẹ không nên cho bé ăn các thực phẩm chứa gluten.

6. Đậu nành

Theo nghiên cứu, trung bình có khoảng 0,4% trẻ em mắc phải chứng dị ứng với đậu nành. Nhưng rất may mắn là hiện tượng dị ứng với đậu nành là nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến trẻ. Các triệu chứng dị ứng đậu nành bao gồm: ngứa ran trong miệng, phát ban, ngứa, sưng tấy, thở khò khè, chảy nước mũi hoặc khó thở.... Ngoài ra, Đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn cũng rất phổ biến. Trong khi hầu hết các loại dị ứng ở trẻ em sẽ biến mất sau tuổi lên 3, nhưng dị ứng đậu nành lại thường xuất hiện ở tuổi lên 7 và có thể tồn tại đến tuổi trưởng thành.

Theo nghiên cứu, trung bình có khoảng 0,4% trẻ em mắc phải chứng dị ứng với đậu nành (Ảnh minh họa)

7. Lạc

Một số trẻ có thể bị dị ứng ngay cả khi không ăn mà chỉ hít phải mùi lạc. Phản ứng dị ứng lạc thường dữ dội (gây mẩn đỏ, buồn nôn, dễ tiêu chảy) và có thể nguy hiểm đến tính mạng; đặc biệt với trẻ mắc hen suyễn. Vì vậy, với những trẻ bị dị ứng các mẹ nên mang thuốc epinefrin theo để tiêm bất cứ khi nào cần.

8. Các loại hạt cây (quả óc chó, hạnh nhân)

Các loại hạt như hạt dẻ, hạt điều, hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ cười, hạt thông… được coi là thực phẩm gây dị ứng cho trẻ. Theo nghiên cứu, có khoảng 9% trẻ em bị dị ứng với loại thực phẩm này.

Trẻ bị dị ứng các loại hạt cây thường có các triệu chứng như nổi mẩn quanh miệng hoặc toàn thân, đau bụng, nôn. Trường hợp nặng có thể gây ho, thở khò khè, khó thở, khàn giọng do dị ứng đường hô hấp. Trường hợp xấu nhất có thể gây ngất, thậm chí là sốc phản vệ dẫn tới tử vong.

Theo Thanh Loan/Eva/Khám Phá

Tin liên quan

8 lợi ích tuyệt vời khi nuôi con bằng sữa mẹ

Việc cho con bú sữa mẹ không chỉ có lợi đối với trẻ mà còn có nhiều tác động tích...

5 sai lầm thường gặp khi nuôi con

Hiện nay, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 14,1%, suy dinh...

9 đặc điểm nổi bật ở trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết để nuôi con nhàn nhã

Làn da khô, vùng thóp mềm, kết nối với thế giới xung quanh bằng tiếng khóc… là những đặc điểm...

4 sai lầm tai hại khi nuôi con khiến bé ăn mãi chẳng lớn

Bổ sung bao nhiêu sữa và dưỡng chất cho con cũng không thể cao lớn có thể vì những sai...

Người mẹ trẻ bán đất lặn lội hai năm đòi quyền nuôi con

Được toà xử nuôi con, nhưng tìm mọi cách vẫn không đón được bé về, chị Hà (Đồng Nai) suy...

Những loại trái cây tốt nhất cho mẹ trong giai đoạn nuôi con bú

Chế độ dinh dưỡng của mẹ trong suốt thời gian cho con bú cũng rất quan trọng, trong đó việc...

Nuôi con trên 1 tuổi mà chưa từng cho ăn 5 thực phẩm này, hỏi sao con còi!

Mẹ cần bổ sung những thực phẩm sau trong thực đơn ăn dặm để giúp bé phát triển tốt và...

Tin mới nhất

4 loại cá tốt ngang insulin tự nhiên, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả, tiếc gì mà không mua...

6 giờ trước

Thực hư việc ăn thịt kho tàu thường xuyên có khả năng gây ung thư?

6 giờ trước

Chuyên gia cảnh báo những bộ phận của gà tuy ngon nhưng tuyệt đối không nên ‘đụng đũa’, nếu không...

6 giờ trước

4 sai lầm khi sử dụng lò vi sóng mà bạn có thể mắc phải và cách khắc phục

6 giờ trước

Hồng táo và những lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe, có thật sự là ‘thần dược’ như lời...

1 ngày 4 giờ trước

Thêm củ cải đường vào bữa ăn làm tăng những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe mà không phải...

1 ngày 4 giờ trước

6 điều cần cân nhắc trước khi mua nồi áp suất lần đầu tiên

1 ngày 4 giờ trước

Muốn bảo quản thịt sống trực tiếp trong tủ đông cứ làm theo cách này, để mấy tháng trời vẫn...

1 ngày 4 giờ trước

Tiết lợn chín là 'thần dược' với sức khỏe, nhưng lại đại kỵ với những người này, không nên ăn...

1 ngày 4 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình