Tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan
Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, nếu mắc bệnh tiểu đường và chứng rối loạn chuyển hóa ảnh hưởng đến 37,3 triệu người Mỹ. Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh khác như bệnh tim. Tuy nhiên, một biến chứng của bệnh tiểu đường thường bị bỏ qua là bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa (MASLD). Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, hai bệnh này có mối liên hệ với nhau. ADA cho biết khoảng 70% những người mắc bệnh béo phì và tiểu đường loại 2 được ước tính mắc bệnh gan.
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và bệnh gan nhiễm mỡ
Gan là một cơ quan quan trọng đóng vai trò tiêu hóa, điều hòa lượng đường trong máu và loại bỏ độc tố, cùng nhiều chức năng khác. Nó có thể bị hư hỏng do lượng đường trong máu tăng cao, thúc đẩy sự tích tụ chất béo. Yếu tố chính đóng góp cho cả hai là tình trạng kháng insulin.Insulin là một loại hormone hoạt động mở ra tế bào để đẩy glucose từ máu đến nơi nó có thể được sử dụng làm năng lượng. Ngoài ra, nsulin cũng giúp gan dự trữ glucose. Khi một người bị kháng insulin, các tế bào sẽ chống lại insulin mà cơ thể đang tạo ra. Kết quả là tuyến tụy buộc phải tạo ra nhiều insulin hơn để giúp vận chuyển glucose ra khỏi máu và bình thường hóa lượng đường trong máu. Theo thời gian, tuyến tụy không thể đáp ứng kịp nhu cầu insulin, điều này có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao và phát triển bệnh tiểu đường hoặc tiểu đường loại 2.ADA cho biết gen, tuổi già và các yếu tố lối sống, chẳng hạn như ít vận động và thừa cân hoặc béo phì, là những tác nhân chính gây ra tình trạng kháng insulin. Kháng insulin đóng một vai trò trong chức năng chuyển hóa bằng cách tăng giải phóng axit béo tự do và lưu trữ chúng trong gan, thúc đẩy tích tụ chất béo trong cơ quan.
Caroline Thomason - Chuyên gia dinh dưỡng và bệnh tiểu đường có trụ sở tại Washington, cho biết cả bệnh tiểu đường và bệnh gan đều có các yếu tố nguy cơ tương tự nhau, chẳng hạn như lượng đường trong máu tăng cao, béo phì, cholesterol cao và chế độ ăn nhiều chất béo và đường. Đó là lý do tại sao nhiều điều tương tự bạn có thể làm để tăng cường sức khỏe gan cũng có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.
6 điều cần biết để bảo vệ gan
Được sàng lọc
CDC cho biết, bạn sẽ không biết liệu mình có mắc rối loạn chuyển hóa chức năng hay không vì thường không có triệu chứng nào trong giai đoạn đầu của bệnh. Vì vậy bạn nên hỏi bác sĩ xem có nên sàng lọc hay không. Điều này được thực hiện bằng cách đo men gan thông qua xét nghiệm máu, càng được chẩn đoán sớm thì khả năng can thiệp vào lối sống có thể giúp kiểm soát gan nhiễm mỡ càng cao.
Quản lý lượng đường trong máu
Lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian dài có thể làm hỏng gan. Vì vậy, kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường là điều vô cùng quan trọng. Nên tham khảo ý kiến các bác sĩ hoặc với một chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký, người có thể giúp xác định những thay đổi về dinh dưỡng và lối sống tốt nhất nhằm giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.
Duy trì cân nặng
Giảm cân không đơn giản nhưng là yếu tố quan trọng cần cân nhắc đối với những người mắc bệnh tiểu đường thừa cân hoặc béo phì và có lượng mỡ nội tạng lớn là yếu tố nguy cơ phát triển rối loạn chuyển hóa chức năng.
Di chuyển nhiều hơn
CDC cho biết những người mắc bệnh tiểu đường được khuyến khích tập thể dục với cường độ vừa phải tối thiểu 150 phút mỗi tuần. Tập thể dục nhịp điệu và rèn luyện sức đề kháng giúp thon gọn vòng eo và cải thiện độ nhạy insulin. Khi các tế bào trở nên nhạy cảm hơn với insulin, tình trạng kháng insulin sẽ được cải thiện và rối loạn chức năng cũng vậy.Có rất nhiều điều tốt đẹp xảy ra với cơ thể bạn khi bạn tập thể dục 30 phút mỗi ngày. Nếu không phải là người tập thể dục thường xuyên, hãy bắt đầu từ từ và tăng dần. Tìm một hoạt động bạn yêu thích, nghỉ giải lao trong ngày để đứng dậy và vươn vai, hoạt động nhẹ nhàng tại chỗ hoặc đi bộ nhanh.
Ăn chế độ ăn ít chất béo, nhiều chất xơ
Thomason cho biết, chất xơ là một chất dinh dưỡng có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm giảm cholesterol, lượng đường trong máu và mỡ trong cơ thể, tất cả đều giúp giảm nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa chứng năng. Hãy đặt mục tiêu ăn 28 đến 34 gram mỗi ngày. Một số chiến lược đơn giản bao gồm tiêu thụ trái cây hoặc rau quả trong mỗi bữa ăn, biến một nửa lượng ngũ cốc ăn thành ngũ cốc nguyên hạt và chọn khẩu phần các loại hạt hoặc hạt hàng ngày.
Giảm lượng đường ăn vào
Thực phẩm giàu calo và dễ tiêu thụ quá mức, chẳng hạn như thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo, có thể dẫn đến dư thừa lượng calo dẫn đến tăng cân. Thomason nói: “Một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra rối loạn chuyển hóa chức năng là tiêu thụ quá nhiều calo. Cách ăn Địa Trung Hải sẽ giúp giảm lượng đường và ăn nhiều thực phẩm nguyên chất hơn.Mắc bệnh tiểu đường không có nghĩa là chắc chắn sẽ mắc bệnh gan. Theo CDC, thay đổi lối sống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa, làm chậm hoặc đảo ngược quá trình tích tụ mỡ thừa trong gan. Ngoài ra, kiểm soát bệnh tiểu đường thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất và dùng thuốc theo chỉ định cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa chức năng.
Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?
Nam giới bụng to không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của phái mạnh mà còn là “thủ phạm” của...
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.